Những truyền thuyết kỳ bí xung quanh thanh kiếm khiến nó trở thành vật bất khả xâm phạm suốt mấy trăm năm qua.

Kiếm là vũ khí được sử dụng trong các trận chiến thời cổ đại. Loại vũ khí này có đầu nhọn, hai lưỡi, cực kỳ sắc bén và có thể làm đối thủ bị thương theo cả chiều dọc (đâm) và chiều ngang (chém). Khi tấn công trực tiếp, kiếm có thể phá vỡ áo giáp hạng nặng, rất nguy hiểm. Kiếm là vũ khí được sử dụng phổ biến nhất trong lịch sử các nước Á Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên). Nó cũng là chứng nhân lịch sử của những nền văn hoá cổ xưa nhất.

Ngày nay người ta vẫn tìm được rất nhiều thanh cổ kiếm có giá trị, được lưu giữ như một di tích, văn vật tái hiện văn minh huy hoàng, ví dụ như kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, Tần Vương kiếm, Cửu long bảo kiếm (của vua Càn Long). Nhưng đặc biệt hơn cả là một thanh kiếm treo dưới cây cầu suốt hàng trăm năm mà không ai dám di chuyển nó. Ngay cả các chuyên gia khảo cổ hay nhà phong thuỷ học cũng lắc đầu ngán ngẩm: “Không muốn sống mới động vào nó”. 

Thanh kiếm này được gọi là “Trảm long kiếm”. Đúng với tên gọi của mình, đây là vũ khí dùng để chém giao long, bảo vệ mùa màng, giữ cho mưa thuận gió hoà. Thanh kiếm được treo trên một cây cầu ở Quý Châu, Trung Quốc. Người ta nói rằng, thanh kiếm này chính là bảo vật trấn yểm, bảo vệ dân làng nơi đây tránh khỏi những điềm xấu. 

Thanh kiếm treo dưới cầu làm vật trấn yểm (ảnh: KKnews). 

Thời cổ đại, ở Trung Quốc, người ta cho rằng: “Núi có dã thú, sông có giao long”. Quý Châu là nơi có nhiều sông ngòi, nguồn nước dồi dào, được cho là có nhiều giao long. Theo truyền thuyết cổ, giao long là loài vật có hình rồng nhưng chưa tu luyện thành rồng thực sự. Người ta cho rằng, giao long phải mất hàng vạn năm tu luyện thì mới có thể bay lên trời và trở thành rồng được. Vậy nên, hầu hết thời gian giao long đều sống dưới nước. Để trở thành rồng, chúng chỉ có thể âm thầm, lặng lẽ tu luyện dưới đáy nước. Luật Trời cũng cấm chúng gây hoạ cho nhân gian, phải ẩn mình tránh xa con người. Tuy nhiên cũng có vài con giao long thích làm việc ác, phá hoại ruộng đất, nhà cửa, lương thực… khiến con người vô cùng khốn khổ.

Để trấn yểm những con giao long xấu xa, người Trung Quốc xưa đặt những cây kiếm dưới mỗi chân cầu. Sát khí của kiếm khiến giao long sợ hãi không dám xuất hiện hại người. Những thanh kiếm như thế được gọi là “Trảm long kiếm”. Thanh kiếm treo dưới cây cầu ở Quý Châu hàng trăm năm chưa từng bị di chuyển đã trở thành một văn vật quý giá theo thời gian. Do vậy, thanh kiếm này cũng trở thành mục tiêu đánh cắp của những kẻ đạo chích.

Nhưng một sự việc xảy ra vào năm 1987 khiến từ đó không ai dám động đến thanh kiếm nữa. Khi đó, có hai tên trộm chèo thuyền đến bên dưới cây cầu và muốn đánh cắp thanh kiếm. Khi chúng chuẩn bị ra tay, đột nhiên bầu trời tứ phía trở nên tối tăm, dòng nước vốn tĩnh lặng bỗng đổ ào ào từng con sóng lớn khiến chiếc thuyền của hai tên cướp bị lật úp. Tiếng kêu la thất thanh của hai tên cướp khiến tất cả mọi người đều bị đánh động. Cảnh sát vào cuộc, cứu thoát hai tên cướp. Sau này, kết cục của hai tên cướp đều rất bi thảm: một bị điên, một bị liệt. 

Các nhà khoa học, khảo cổ học không tin vào những câu chuyện được cho là “hoang đường” về thanh kiếm bí ẩn này, từng nhiều lần muốn mang thanh kiếm về nghiên cứu. Song mọi nỗ lực của họ đều bị người dân địa phương ngăn cản. Cứ như thế, suốt hàng trăm năm qua, thanh cổ kiếm bí ẩn “Trảm long kiếm” vẫn yên vị dưới cây cầu, trở thành một vật báu được dân làng gìn giữ qua nhiều thế hệ. 

Video: Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc

videoinfo__video3.dkn.tv||50949d31a__