Vào năm Càn Long thứ mười lăm thời nhà Thanh (năm 1750), đồ ngọc trong quốc khố của quan phủ bị đánh cắp, nha môn vội vàng gọi những người hầu canh giữ lâm viên đến, tiến hành điều tra từng người một.

Một hôm, quan thẩm vấn tra hỏi Thường Minh, một người hầu canh giữ. Thường Minh trả lời thẩm vấn, đang nói đang nói, đột nhiên biến thành giọng trẻ con nói: “Đồ ngọc không phải hắn trộm, mà người là do hắn giết, ta chính là người bị hắn giết”.

Hiện tượng này ly kỳ đến mức khiến quan thẩm vấn sợ hãi đến mức chuyển vụ án sang Bộ Hình. Kỷ Dung Thư, khi đó là tư lang trung ở Giang Tô, và Dư Văn Nghi, chủ sự Bộ Hình, đã tiếp quản vụ án này.

Thường Minh được đưa đến trước đại sảnh, Kỷ Dung Thư và Dư Văn Nghi tra hỏi: “Ngươi có oan khuất gì?”

Quỷ hồn phụ thể trên thân Thường Minh trả lời: “Tôi tên là Lý Nhị Ca, tôi 14 tuổi, nhà ở Hải Định, cha tôi tên Lý Tinh Vọng”. Sau đó con quỷ thao thao kể câu chuyện của mình:

Trong Tết Nguyên tiêu năm trước, Lý Nhị Ca đi theo Thường Minh xem hoa đăng, trên đường trở về, Thường Minh lợi dụng đêm khuyên thanh vắng, trêu chọc Lý Nhị Ca. Lý Nhị Ca kinh hãi, cực lực phản kháng, nói với Thường Minh: “Khi về tôi sẽ mách với cha tôi!” Thường Minh nghe vậy, lo lắng việc làm của mình sẽ bị bại lộ.

“Trường Minh dùng áo của hắn bóp cổ tôi đến chết, sau đó chôn xác tôi dưới sông”. Hồn phách Lý Nhị Ca tiếp tục:“Cha tôi nghi ngờ Trường Minh giấu tôi nên đã báo cáo với quan viên phụ trách trị an ở kinh thành”.

Sau khi vụ án được chuyển đến Bộ Hình, không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Thường Minh đã phạm tội.

Từ đó trở đi, hồn phách của Nhị Ca luôn đeo theo Thường Minh. Lúc đầu, hồn phách Nhị Ca đến gần Thường Minh liền cảm thấy nóng như lửa, do đó chỉ có thể đi cách Thường Minh bốn năm thước. Dần dần, Nhị Ca có thể đến gần hai ba thước, sau một thời gian chỉ còn cách Thường Minh khoảng một thước.

Hồn phách Nhị Ca nói: “Hôm qua, vì không cảm giác hơi nóng nên mới có thể leo lên người hắn.” Khi hồn phách Nhị Ca nhập vào Thường Minh và nói chuyện, Thường Minh liền biểu hiện giống như đang mê mê man man, say rượu túy lúy.

Khi Kỷ Dung Thư và Dư Văn Nghi nghe được điều này, cảm thấy rất kỳ dị, họ phái người đi kiểm tra hồ sơ vụ án theo ngày tháng mà Nhị Ca đề cập, tìm ra hồ sơ vụ án do cha của Nhị Ca báo cáo khi đó, tiếp theo lại cử người đến nơi chôn cất mà Nhị Ca đã nhắc tới, cũng đào ra được thi thể.

Cha của Nhị Ca nhận được thông báo, đến nhận dạng thi thể, thấy thi thể vẫn chưa phân hủy hoàn toàn, nhận ra đó là con trai mình, cha của Nhị Ca bật khóc: “Nó là con trai tôi!” Hồn phách của Nhị Ca bắt đầu nói chuyện với cha mình về mọi chuyện trong gia đình, tất cả đều chi tiết.

Kỷ Dung Thư và Dư Văn Nghi lật qua hồ sơ vụ án, sắp xếp từng chứng cứ rồi lớn tiếng nói: “Thường Minh, ngươi có thể nhận tội chứ?” Lúc này Thường Minh đột nhiên như tỉnh dậy từ một giấc mơ. Lúc đầu, Thường Minh biết hành vi của mình bị bại lộ, nhưng vẫn không muốn nhận tội.

Hồn phách Nhị Ca lại nhập vào thân thể Trường Minh, một quỷ một người bắt đầu tranh cãi. Thường Minh mắt thấy chứng cứ đã rõ ràng, không thể che đậy được nữa nên đành phải nhận tội.

Tư lang trung Kỷ Dung Thư phụ trách vụ án là cha của Kỷ Hiểu Lam, một đại học sĩ thời nhà Thanh. Kỷ Hiểu Lam đã viết lại chuyện này trong cuốn sách “Duyệt vi thảo đường bút ký”.

Trong cuốn sách này còn có câu chuyện về một “oan hồn” đi kêu oan.

Tổng đốc Đường Chấp Ngọc gọi một tiểu nữ tỳ đến và nói: “Con ra ngoài xem ai đang khóc”. Bức tranh thể hiện một phần bức tranh “Khê kiều phong vũ đồ” do người nhà Nguyên vẽ (ảnh: epochtimes.com).

Quỷ giả kêu oan

Đây là một vụ án giết người đã được Tổng đốc Đường Chấp Ngọc xử lại, hung thủ là Giáp mỗ.

Một đêm nọ, Tổng đốc Đường Chấp Ngọc đang ngồi một mình trước ngọn đèn thì bất ngờ nghe thấy tiếng khóc yếu ớt, dần dần đến gần cửa sổ. Đường Chấp Ngọc gọi tiểu nữ tỳ của mình ra và nói: “Con ngoài xem ai đang khóc.”

Nữ tỳ bước ra ngoài, đột nhiên hét lên một tiếng,  rồi ngã xuống đất. Tổng đốc Đường nhanh chóng vén rèm cửa lên, chỉ thấy một bóng quỷ toàn thân đầy máu đang quỳ dưới chân bậc đá.

Tổng đốc Đường giật mình hét vào mặt con quỷ. Con quỷ liền quỳ lạy, nói: “Người giết tôi là Ất mỗ, nhưng quan huyện xác định nhầm hung thủ là Giáp mỗ. Ân oán của tôi không thể báo thù, tôi chết cũng không nhắm mắt!”

Tổng đốc Đường nghe vậy, cho là quả thực có án, liền nói với con quỷ: “Ta biết”. Con quỷ nghe xong lập tức rời đi.

Ngày hôm sau, Tổng đốc Đường mở lại vụ án.

Tổng đốc Đường nhìn mọi người đưa ra quần áo và giày của người đã khuất, thực sự rất giống với bộ quần áo mà con quỷ mặc đêm qua, nên càng tin hơn lời con quỷ nói, rằng vụ án do Ất mỗ thực hiện. Vì vậy Tổng đốc Đường đã đổi án, phán Ất mỗ là hung thủ.

Khi nghe điều này, quan thẩm vấn vẫn tin rằng bằng chứng xác thực cho thấy Giáp mỗ đã phạm tội, không thể là xử oan, nên đã kháng cáo lên Tổng đốc Đường. Tuy nhiên, Tổng đốc Đường nhiều lần kiên trì phán quyết của mình, ông tin rằng “Núi Nam có thể di động, nhưng vụ án này không thể thay đổi được”.

Trợ lý của Tổng đốc Đường cảm thấy có gì đó lạ lùng, bèn khéo léo hỏi thăm. Sau khi nghe Tổng đốc Đường kể lại sự tình đêm qua, viên trợ lý nhất thời không biết phải trả lời thế nào.

Buổi tối, người trợ lý đến phủ Tổng đốc Đường, hỏi Tổng đốc: “Quỷ từ đâu tới?” Tổng đốc đáp: “Quỷ tự mình đến bậc thềm đá.”

“Rồi quỷ đi đâu?” viên trợ lý lại hỏi.

“Đột nhiên trèo qua bức tường mà đi,” tổng đốc trả lời.

Trợ lý nghe vậy, suy nghĩ một lúc rồi nói: “Quỷ có ngoại hình mà không thực chất, khi rời đi nó phải nhanh chóng ẩn mất, không thể nào lại trèo tường mà đi!”

Sau đó, người trợ lý liền đi đến bức tường, rồi dọc theo bức tường ra bên ngoài để quan sát. Ông phát hiện gạch trong nhà không hề bị nứt, nhưng vừa mới mưa xong, trên gờ mấy tầng đều có mờ nhạt dấu chân người lấm lem bùn đất, họ tiếp tục đi ra phía bức tường bên ngoài.

Người trợ lý hét lên: “Việc này chắc chắn là do phạm nhân đã hối lộ một tên cướp lành nghề thực hiện.”

Tổng đốc Đường nghe vậy, suy nghĩ một lúc rồi chợt nhận ra mình đã bị lừa.

Ngày hôm sau, Tổng đốc Đường tuân theo phán quyết ban đầu: Hung thủ là Giáp mỗ, không có gì thay đổi. Tổng đốc Đường cũng từ chối điều tra thêm vì ông kỵ húy chuyện này.

Tổng đốc Đường chỉ tin lời của con quỷ để xử án mà không coi trọng chứng cứ, suýt chút nữa đã tạo thành một vụ án oan; Còn tư lang trung Kỷ Dung Thư và chủ sự Bộ Hình Dư Văn Nghĩa khi gặp chuyện linh dị, vẫn tận trung làm tròn chức trách của mình, cuối cùng đã làm sáng tỏ vụ án. (Nguồn: Duyệt vi thảo đường bút ký)

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch