Nếu quan niệm về đồ vật bằng bạc của bạn chỉ đơn thuần là đĩa và các dụng cụ phẳng lỳ khác như dĩa, dao và thìa, bạn nên tham gia một buổi chiêu đãi: Bộ sưu tập của Argentiere Pagliai thể hiện nghệ thuật thuần túy của một thợ bạc truyền thống.

Nghề truyền thống của gia đình

Từ năm 1947, Argentiere Pagliai đã tạo ra những tác phẩm kim loại quý cao cấp lấy cảm hứng từ nghệ thuật hội họa, điêu khắc và kiến ​​trúc truyền thống. Công ty này tiếp tục sáng tạo với niềm đam mê đáng kinh ngạc và phát huy truyền thống thợ bạc đang đứng trước nguy cơ bị mai một trên khắp châu Âu. Đặc biệt, thời nay những người có chuyên môn về chế tác bạc thủ công chỉ còn rất ít.

Đây là ảnh về sưu tập
Argentiere Pagliai: Paolo Pagliai, cùng với con gái là Stefani và vợ là Raffaella tại phòng trưng bày của gia đình ở Florence vào ngày 7/7/2018. (Ảnh: Lorraine Ferrier / The Epoch Times)

Đối với chủ sở hữu hiện tại của công ty, Paolo Pagliai, niềm đam mê bạc của ông bắt đầu khi ông mới 15 tuổi. Khi đó ông thường xuyên được xem cha mình, Orlando, chế tác ra sản phẩm bạc. Giờ đây, Pagliai, cùng với vợ là Raffaella và con gái là Stefani, đang duy trì công việc của người thợ bạc của cha mình và tiếp nối doanh nghiệp gia đình vốn đã nổi tiếng thế giới với cái tên Argentiere Pagliai ở Florence.

Bên trong Argentiere Pagliai

Phòng trưng bày của Raffaella và Stefani khá xa hoa, nhưng khách hàng gần như có thể ngồi quanh bàn bếp, đến và đi trong không khí quen thuộc như các thành viên trong gia đình. Raffaella bận rộn với việc đóng gói đơn đặt hàng của khách hàng, Stefani và trợ lý lâu năm Silvia Staderini giải thích thêm cho khách về Argentiere Pagliai.

Đây là ảnh về bên trong
Phòng trưng bày Argentiere Pagliai ở Florence. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)

Trong các tủ trưng bày là một kho lưu trữ đầy đủ các sản phẩm lịch sử. Đối với mỗi đơn hàng, sẽ có một bản sao được giữ lại trong trường hợp có bất kỳ sự không hoàn hảo nào của sản phẩm; Vì vậy cửa hàng có tất cả bản sao của từng món đồ đã được làm. Mỗi bản được giữ gìn cẩn thận và bọc trong khăn giấy để bảo quản chất liệu bạc.

Cảm hứng từ quá khứ

Gia đình có một cuốn album gồm các tác phẩm lịch sử và có cả một số mẫu thực; hầu hết được lấy cảm hứng hoặc được sao chép từ các thiết kế tuyệt vời của các thời kỳ Phục hưngTân cổ điển.

Đây là ảnh về cảm hứng
Thiết kế gốc của Orlando Pagliai – một con cá heo, lấy cảm hứng từ một mẫu vật từ Bảo tàng đồ Bạc ở Florence. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)
Đây là ảnh về cảm hứng
Một con cá heo bạc, cao khoảng 30cm, mà Orlando Pagliai đã sao chép từ một con cá heo bằng tinh thể đá, lưu tại Bảo tàng Bạc tại Cung điện Pitti ở Florence. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)

Có một con cá heo cổ điển mà Orlando đã chế tạo, lấy cảm hứng từ một con cá heo bằng tinh thể đá; hiện đang lưu tại Bảo tàng đồ Bạc tại Cung điện Pitti ở Florence. Trong bản gốc, chú cá heo có một lớp vỏ bọc theo đường cong tự nhiên của cơ thể. Trong phiên bản của Orlando, toàn bộ tác phẩm được làm từ bốn phần bằng bạc và nằm trên một bệ trang trí công phu hình lá cọ. Đuôi cá dường như làm vững chắc thêm cho sản phẩm, trông gần như có thể bị lật đổ nếu không có hỗ trợ cấu trúc thêm.

Đây là ảnh về cảm hứng
Thiết kế gốc dành cho Tiffany & Co., chiếc vỏ sò bằng bạc này dựa trên một thiết kế Florence cổ. (Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)
Đây là ảnh về cảm hứng
Thiết kế gốc từ những năm 1960 bởi Orlando Pagliai về một loạt hình động vật dành cho các sản phẩm hộp trang trí ủy quyền của Tiffany & Co. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)

Sau đó, có những sản phẩm mang tên Tiffany & Co. mà Orlando thiết kế vào những năm 1960. Dòng sản phẩm này có đặc trưng động vật mạnh mẽ, chẳng hạn như chiếc hộp trang trí có hình dạng như một con ốc sên cổ điển, hay một chiếc hộp được sao chép từ một mẫu con cóc thời nhà Minh của Trung Hoa. Tuy nhiên Paolo đã quyết định ngừng hợp tác với Tiffany & Co. vào năm 1970 để tập trung vào thương hiệu Argentiere Pagliai. Giờ đây, Argentiere Pagliai chỉ thực hiện các thiết kế Tiffany & Co. khi có yêu cầu đặc biệt.

Đây là ảnh về cảm hứng
Một con cá heo Argentiere Pagliai lấy cảm hứng từ một người ném bóng Đức thế kỷ 17. Bản gốc nằm trong Bảo tàng đồ Bạc tại Cung điện Pitti ở Florence, Ý. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)

Có một mẫu cá heo tuyệt vời mà Paolo đã chuyển thành sản phẩm bạc từ một thiết kế của Đức thế kỷ 17 được tìm thấy trong Bảo tàng đồ Bạc tại Cung điện Pitti ở Florence. Độ cong của thân cá mang lại cho tác phẩm một khía cạnh năng động; chuyển động của con vật có thể được cảm nhận trong một vòng tròn khi con cá xoay đuôi và kiêu hãnh rướn đầu lên. Các chi tiết thật là tuyệt vời; mỗi chiếc vảy cá đều được chạm một cách tỉ mỉ và từng chiếc răng được làm một cách tinh xảo.

 

Đây là ảnh về cảm hứng
Thợ bạc Paolo Pagliai với một tác phẩm yêu thích của mình, tại xưởng của ông ở Florence vào tháng 7/2018. (Lorraine Ferrier / The Epoch Times)

Tác phẩm yêu thích của Paolo Lemon là bản tái tạo một chiếc cốc Đức thế từ kỷ 16, một tác phẩm của bảo tàng mà ông đã sao chép lại. Bản gốc hiện đang ở trong một bảo tàng ở Nuremberg. Tác phẩm này đã phải mất nhiều tháng để thực hiện.

Đây là ảnh về cảm hứng
Hộp đựng muối và hạt tiêu hình cá nhỏ bằng bạc và mạ vàng. (Ảnh: Lorenzo Michelini / Argentiere Pagliai)

Một trong những bộ hộp đựng muối và hạt tiêu Tiffany là món đồ yêu thích của Stefani. Những sản phẩm xinh xắn này đặt vừa khít trong lòng bàn tay và được thiết kế hình con cá. Mỗi chiếc có kèm một cái thìa nhỏ trông giống như một cái vỏ sò. Những chiếc thìa này được mạ vàng, cũng như mặt bên trong của hộp, nên muối không làm xỉn màu của đồ bạc.

Silvia cho biết khách hàng của các sản phẩm thương hiệu Argentiere Pagliai thường là người nước ngoài. Sản phẩm làm sẵn được mua phổ biến nhất là các loại cốc, thường dùng để kỷ niệm một sự kiện quan trọng mang tính chất cá nhân hoặc sự kiện khác.

(còn tiếp)

Theo LORRAINE FERRIER (The Epochtimes)

Hòa Bình biên dịch

Clip ý nghĩa:

videoinfo__video2.dkn.tv||2e4d56f7b__

Xem thêm:

Từ Khóa: