Chúng ta đều biết trong quan niệm truyền thống, cổ nhân coi tích đức hành thiện là cốt lõi của việc làm người. Từ xưa, những nhà chính trị, bậc minh quân cổ đại cũng lưu lại nhiều câu chuyện về dùng đức phục người, cảm hóa thiên hạ.

Nước Tống vào thời kỳ đầu Xuân thu là một cường quốc nhưng nước Tào, một quốc gia nhỏ bé lại không chịu thần phục. Kết quả là quân chủ Tống Tương Công đã chỉ huy quân đội bao vây nơi này.

Một đại thần nói với Tống Tương Công: “Chu Văn Vương thấy nước Sùng đạo đức hỗn loạn, đã đem quân tấn công nước Sùng. Sau 30 ngày, nước Sùng vẫn không đầu hàng. Chu Văn Vương lui binh trở về, ở trong nước tu sửa bản thân, sau đó lại đi tấn công, người nước Sùng cảm nhận được Chu Văn Vương đức hạnh cao quý, đến doanh lũy mà trước đây ông xây dựng để đầu hàng. Bây giờ, quân vương (ý chỉ Tống Tương Công) e đức hạnh của ngài còn thiếu sót? Như vậy tấn công nước Tào, có thể thành thế nào? Chi bằng trước tiên lui về nước, kiểm lại đức hạnh bản thân, nếu thực sự không thiếu sót, tái phát binh cũng không muộn”.

Tống Tương Công liền học tập cách làm của Chu Văn Vương, lui binh trở về, ở trong nước tu tâm dưỡng tính, giáo hóa dân chúng, kính già yêu trẻ.

Về sau, sử sách không lưu lại liệu nước Tống có chinh phục được nước Tào không, nhưng ở đây nói lên một chi tiết rất thú vị. Đạo đức có ảnh hưởng trọng đại, vừa có thể dẫn đến chiến tranh, cũng có thể quyết định thành bại của cuộc chiến ấy. Tại Trung Quốc cổ đại, ở “Tả truyện”, “Quan thoại” tìm thấy khá nhiều câu chuyện như vậy, và câu chuyện trên được tìm thấy trong cuốn “Quan thoại”.

Chu Văn Vương danh Cơ Xương, tuân theo tổ tiên di phong, lấy nhân đức trị quốc, đối xử tử tế trăm họ, yêu dân như con, thần dân kính thiên thủ pháp (ảnh: Wikipedia).

Một ví dụ nữa cũng từ “Tả truyện”.

Tuân Ngô – quan Đại phu của nước Tấn dẫn quân công đánh nước Tiễn Ngu, bao vây nước Cổ, nước Cổ có người lén đến liên lạc, chuẩn bị dẫn theo người trong thành ấp đầu hàng. Tuân Ngô không đồng ý. Tùy tùng bên cạnh hỏi: “Không cần dùng đến đội quân mà lại dễ dàng có được thành ấp, việc tốt như vậy, sao ta lại không làm?”.

Tuân Ngô nói: “Nếu có người dẫn người dân chúng ta trong thành làm phản, chúng ta khẳng định sẽ hận hắn. Bây giờ người khác mang thành ấp tới đầu hàng, tại sao chúng ta vui mừng? Giả sử chúng ta thưởng cho những kẻ phản bội, vậy sau này sẽ tạo uy danh thế nào? Nếu như (đối với phản đồ) mà không thưởng, bọn chúng lại vu ta thất tín, làm thế nào chiếm được tín nhiệm từ người khác? Khi đủ lực lượng thì tiến công, nếu không thì rút lui, lượng sức mà làm. Không nên vì muốn lấy được thành ấp mà đến gần gian tà. Làm vậy chính là đang làm chuyện thất đức, và tổn thất còn nhiều hơn!”

Kết quả là ông giết kẻ phản đồ, chỉnh đốn các biện pháp phòng ngự, tiếp tục bao vây nước Cổ ba tháng. Sau đó nước Cổ lại có người đầu hàng, Tuân Ngô để cho người này vào và nói: “Từ sắc mặt các người mà nhìn, có thể thấy các ngươi vẫn đủ ăn, hãy trở về sửa lại thành trì của các ngươi”. Người canh gác cửa lại thắc mắc: “Có được thành ấp mà không lấy, lại nhọc quân trăm họ, hao tổn vũ khí vật liệu, trở về làm thế nào bẩm báo cùng quốc vương?”.

Tuân Ngô đáp: “Đạt được thành ấp là chuyện nhỏ, để nhân dân biết đạo nghĩa chuyện lớn. Đạt được thành ấp mà khiến người dân biếng trễ thì có lợi ích gì? Thành ấp lấy được rồi đồng thời, để cho trăm họ biết đạo nghĩa, sẵn sàng xả thân mà không hai lòng, không phải là tốt nhất sao?”. Về sau biết người nước Cổ đã dùng hết lương thực, lực lượng tiêu hao, Tuân Ngô mới đánh hạ nước Cổ mà không giết một người nào.

Câu chuyện trên có thể nói rõ hai điểm: Thứ nhất, bất kể loại sự kiện nào (bao gồm cả chiến tranh) cũng là để trong thực tiễn mà thể hiện đạo nghĩa, nếu gặp việc vi phạm tiêu chuẩn đạo đức, những bậc quân tử dù có lợi cũng không làm. Thứ hai, kết cục chiến tranh không chỉ là thắng bại trên chiến trường. Nếu dùng đức cảm hóa người dân, thu phục lòng người, đó mới là thắng lợi thực sự.

Giống như vậy, cũng có thể xác định chắc chắn rằng chính trị mà không đi cùng đạo đức, không thuận theo Thiên Ý, thì không thể thực sự có lợi, sớm muộn cũng sẽ bị đào thải.

Khổng Tử coi vấn đề cơ bản của chính trị là đạo đức vì vậy ông đã kết luận “Vi chính dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở nhi chúng tinh củng chi”. (Có thể hiểu là: Làm chính trị mà dùng đức [để cảm hoá dân] thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả [tức cả thiên hạ theo về])

Các nhà chính trị có tư tưởng khác nhau có cách biểu đạt “Vi chính dĩ đức” khác nhau. Mạnh Tử đề xuất tư tưởng người quân tử phải có “Hạo nhiên chính khí”, cần “Lấy Đức thu phục người khác”, “Người nhân từ khắp thiên hạ không có kẻ thù nào”. Tiêu chuẩn sử dụng nhân tài của hoàng đế Khang Hy đời Thanh là: “Quốc gia sử dụng nhân tài, lấy đức hạnh làm gốc, tài nghệ là ngọn”. Tất cả đều có hàm ý về dùng đức để thực hiện quốc sự.

Hình vẽ minh họa Mạnh Tử (ảnh: Wikipedia).

Có những dấu hiệu cho thấy chữ “Đức” bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong thời Tây Chu và liên quan nhiều đến các hành vi chính trị. Trong các bản khắc, người ta có thể thấy rằng chữ “Đức” được khắc rất ấn tượng, nó ghi lại việc Trụ Vương vì mất đức mà mất nước, Chu Văn Vương có đại đức nên được Thần Phật che chở. Trong nghi thức ban phước trang nghiêm, Chu Văn Vương luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thủ đức để củng cố địa vị chính trị của mình đối với các bậc quý tộc lớn nhỏ.

Những người trọng Đức bất kỳ lúc nào cũng dám kiên trì chính nghĩa, không ham lợi, sợ cường quyền, một lòng vì dân, chính là hy vọng và tương lai của dân tộc đó. Ngược lại, dân tộc nào không có những người dám trực ngôn can gián, dám vì dân vì nước không quản an nguy cá nhân, kiên trì chính nghĩa thì dân tộc đó thật đáng buồn, và cũng đáng thương.

Ngọc Mai
Tham khảo Epoch Times

Video xem thêm: Trung Quốc: Chính quyền tàn bạo, vì sao dân phải chịu quả báo?

videoinfo__video3.dkn.tv||0e69d8366__

Xem thêm: