Dẫu biết rõ bản thân mình có thể sải cánh tung bay giữa vũ trụ mênh mông nhưng vẫn sống những tháng ngày rất giản dị. Người rộng rãi, khoáng đạt, thâm sâu và bao la như thung lũng thì tâm ắt rộng lớn, tự do tự tại…

Lão Tử còn gọi là Lý Nhĩ, tự là Đam. Ông từng đảm nhận chức Tàng Thất Sử thời nhà Chu, tương đương với thủ thư của thư viện quốc gia. Tương truyền ông đã cưỡi trâu xanh ra khỏi Hàm Cốc quan và để lại cho người đời sau cuốn “Đạo đức Kinh”. Cuốn sách này với 5.000 chữ, được chia thành 81 chương.

Chính vì sự đơn giản, mộc mạc này mà cuốn “Đạo Đức Kinh” lại có thể bao hàm những đạo lý vô cùng thâm sâu, bàn luận từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, trên đến trời đất, vũ trụ, dưới đến những chuyện vụn vặt trong cuộc sống.

1. Kẻ trí giả ngu, lấy nhu khắc cương

Dẫu biết rõ bản thân chiếm ưu thế cũng không giành giật với người. Dẫu biết rõ có thể chiếm lợi nhưng không chiếm giữ, làm tổn hại người khác. Bởi lẽ kẻ chỉ muốn chiếm lợi thì sẽ phải chịu thiệt lớn. Tư tâm, tạp niệm quá nhiều sẽ khiến lòng dạ người ấy trở nên hẹp hòi và bị dục vọng cá nhân mình xỏ mũi dắt đi.

Ngược lại, người rộng rãi, khoáng đạt, thâm sâu và bao la như thung lũng thì tâm ắt rộng lớn, tự do tự tại. Họ có thể chứa cả thiên hạ và vũ trụ vào trong tâm mình. Do đó, sự yếu nhược ngược lại lại có thể thắng sự cương cường. Lão Tử cho rằng “thượng thiện nhược thủy”, người thiện vào bậc cao (có đức cao) thì như nước. Nước có thể chảy xuyên qua những tảng đá kiên cố nhất trong thung lũng, không chỗ nào nước không thể đến, chảy xuyên qua và thẩm thấu như ý mình muốn.

Dẫu biết rõ bản thân mình có thể sải cánh tung bay giữa vũ trụ mênh mông nhưng ông vẫn sống những tháng ngày rất giản dị: “Tri kỳ bạch, thủ kỳ hắc” (Bản thân biết rõ đen trắng, đúng sai nhưng vẫn giả như ngây ngô), “Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư” (Biết mình chiếm ưu thế mà vẫn giữ mình ở thế yếu).

Lão Tử còn gọi là Lý Nhĩ, tự là Đam. Ông từng đảm nhận chức Tàng Thất Sử thời nhà Chu, tương đương với thủ thư của thư viện quốc gia. Tương truyền ông đã cưỡi trâu xanh ra khỏi Hàm Cốc quan và để lại cho người đời sau cuốn “Đạo đức Kinh”. Ảnh dẫn theo tinhhoa.net

Không tranh chính là một trong những trí huệ quan trọng nhất trong kiếp nhân sinh. Điều này cũng giống như trong cuộc chạy đua việt dã, nếu một người muốn giành được vị trí tốt thì ắt sẽ phải coi những người khác như đối thủ cạnh tranh của mình, sống vậy chẳng phải rất mệt mỏi hay sao? Nếu coi cuộc đời con người như một hành trình đằng đẵng không có mục tiêu định trước, mọi người xung quanh đều là góp phần tạo nên phong cảnh đa dạng tứ bề, há chẳng tốt hơn sao?

2. Chính phản tương sinh, tiếng hay thì trầm

“Trong họa có phúc, trong Phúc có họa” (Họa hề phúc sở ỷ, Phúc hề họa sở phục). Lão Tử cho rằng không có điều gì là tuyệt đối tốt hoặc xấu, chính và phản luôn tương trợ cho nhau, bao hàm và chuyển hóa lẫn nhau. Do đó vạn vật phát triển tới mức cực đoan sẽ thể hiện ra những trạng thái tương phản. Đại đạo cương nhất lại là yếu nhược nhất. Ví như không khí căng thẳng nhất ngược lại lại là sự cô đơn, tịch mịch. Cách tấn công cao minh nhất là “bất chiến nhi khuất nhân chi binh”, không đánh mà có thể khuất phục quân của người. Lời nói trí huệ nhất chỉ cần mỉm cười mà đã hiểu nhau… Do đó bậc hiền tài đều là những người trung hậu, nhẫn nại, không khoa trương, chẳng kiêu ngạo. Bậc trí huệ đều không huênh hoang khoác lác.

Khi đối diện với khó khăn thì giống như làm một việc đơn giản, khi đối mặt với đại sự thì tìm tòi từ việc nhỏ. Người chỉ nóng lòng muốn sớm lập công, chỉ mong một bước lên tiên thì cuối cùng ắt khó thành đại sự.

3. Không tùy tiện phân biệt, sống giản dị tự nhiên

Không cầu đẹp thì sẽ không có xấu. Chính dục vọng và sự khiếp sợ khiến con người bắt đầu theo đuổi tiền bạc, quyền thế và sự xa hoa. Nhưng dẫu theo đuổi sự tinh tế, xa hoa, tiền bạc, quyền thế thì cũng đều không có quyền ưu tiên khi đứng trước hạnh phúc. Khoa học kỹ thuật, sự phát triển và quyền lực có thể mang lại cho con người sự thỏa mãn nhất thời, nhưng đó không phải là hạnh phúc và tự do thực sự.

Khi đối diện với các sự vật, sự việc mà càng so đo thiệt hơn thì bạn lại càng bị giới hạn, tâm càng trở nên cố chấp. Con người sinh ra là để sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc, chứ không phải để trở thành kẻ nô lệ trong sự phiền não và thống khổ khôn cùng.

Lão Tử cho rằng, hạnh phúc chân chính vốn ẩn chứa trong một tâm thái bình hòa, đơn giản, tự nhiên, biết đủ là vui.

Lão Tử cho rằng không có điều gì là tuyệt đối tốt hoặc xấu, chính và phản luôn tương trợ cho nhau, bao hàm và chuyển hóa lẫn nhau. Do đó vạn vật phát triển tới mức cực đoan sẽ thể hiện ra những trạng thái tương phản. Ảnh DKN.TV

4. Thuận theo tự nhiên, làm mà không truy cầu

Lão Tử cho rằng không có chuyện gì tuyệt đối không thể làm được, thứ đã tồn tại trên đời này thì đều có lý của nó. Nhưng căn bản của việc làm là ‘làm mà không truy cầu’. Như vậy mới được coi là thuận theo sự tự nhiên của sự việc, thuận theo sự tự nhiên của nhân tính. Mong cầu, ngóng đợi cũng là điều không tự nhiên. Phương thức tự nhiên nhất chính là để tất cả mọi việc phát triển một cách tự nhiên. Dục vọng đến thì cứ đến, đi thì cứ đi, điều gì cần coi trọng thì cứ coi trọng thôi, cần coi nhẹ thì cứ coi nhẹ thôi. Điều gì cũng có thể làm, nhưng không được làm vì cố tình muốn truy cầu điều gì đó.

5. Trí huệ của sự phủ định

Trí huệ chân chính luôn luân chuyển và linh hoạt, và không thể biểu đạt bằng lời. So với tư tưởng các nhà Nho thì Đạo gia lại tôn sùng trí huệ của sự phủ định. Khổng Tử nói: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con), ý nói rằng mỗi người đều có một vị trí trong xã hội và nên phục tùng vị trí đã định trong xã hội. Nhưng Lão Tử lại cho rằng, hễ đặt định ra vị trí thì đã đi lệch rồi. Ví như điều Khổng Tử đề xướng nhiều nhất là đạo hiếu. Lão Tử lại cho rằng cha mẹ tình thân vốn là bản tính bẩm sinh của con người. Khi hiếu thuận trở thành một trách nhiệm được quy định một cách cứng nhắc, thì người làm con sẽ biến đạo hiếu thành một chiêu trò, thành vở kịch, sẽ có rất nhiều hành vi giả tạo ẩn giấu trong đó.

Lão Tử cho rằng, khi chúng ta phải thuyết minh một sự vật gì đó, nói với họ nó là thứ gì, thì chi bằng nói nó chẳng là gì cả, để tránh dùng phương thức cứng nhắc mà định vị nó lại. So với rất nhiều học thuyết thì học thuyết của Lão Tử lại đề xướng sự hỗn độn và tính linh hoạt trong sự hỗn độn đó, chứ không phải là vươn vai ưỡn ngực tự cho rằng mình đang nắm giữ chân lý.

Khi chúng ta không dùng trí huệ và những truy cầu của bản thân để suy xét, đánh giá hay giới hạn con người, mà thuận theo an bài của tự nhiên, đối đãi với tâm thái bình thản. Khi đó cuộc sống sẽ trở nên thật đơn giản và tự tại.

Theo Soundofhope.org
Nhã Văn biên dịch

Từ Khóa: