Nói Tây Du Ký một chữ đáng ngàn vàng, cũng không phải là nói quá. Trong Hồi thứ 31 “Trư Bát Giới lấy nghĩa khích Hầu Vương, Tôn Hành Giả dùng mưu hạ yêu quái” có sử dụng chữ “nghĩa” mà không phải là chữ “trí”. Chữ “nghĩa” này dùng ở đây thật chính xác.

Kể từ khi Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng đuổi đi, chặng đường đi lấy kinh của ba thầy trò trở nên vô cùng gian hiểm. Yêu quái Hoàng Bào đã bắt giam Sa Tăng, dùng yêu thuật biến Đường Tăng thành hình hổ dữ đến nỗi bị giam ở nước Bảo Tượng. Bạch Long Mã định giải cứu sư phụ, thì cũng bị yêu quái đánh trọng thương. Hy vọng giờ chỉ còn trong tay Bát Giới.

Tây Du Ký viết:

Tiểu Long lặng lẽ hồi lâu, lại ứa nước mắt nói:

– Sư huynh ơi, anh đừng nói đến ly tán. Muốn cứu được sư phụ, chỉ có cách là mời một người đến mà thôi.

Bát Giới hỏi:

– Chú bảo anh đi mời ai?

Tiểu Long đáp:

– Anh phải cưỡi mây đến ngay núi Hoa Quả, mời đại sư huynh Tôn Hành Giả đến. Chỉ anh ấy mới có pháp thuật cao cường hàng phục yêu quái, cứu thoát sư phụ, trả cái thù thua trận của anh em mình

(Trích hồi thứ 30: “Tà ma phạm chính đạo, Tiểu Long nhớ Ngộ Không”).

Trong ma nạn này, hành xử của cả Trư Bát Giới và Tôn Ngộ Không đều thể hiện nội hàm của “nghĩa”.

Thứ nhất, vì nghĩa mà lên núi Hoa Quả Sơn

Bát Giới đi mời Ngộ Không trên thực tế là một hành động chính nghĩa. Tây Du Ký hồi thứ 30 có ghi lại đoạn Bát Giới trả lời Bạch Long Mã: 

“Chú em ạ, mời người khác thôi. Con khỉ ấy xung khắc với tôi. Trước kia, ở núi Bạch Hổ, hắn đánh chết Bạch Cốt phu nhân, bị tôi xúc xiểm sư phụ niệm chú khẩn cô nhi, nên hắn giận tôi lắm. Tôi cũng chỉ định đùa thôi, ai ngờ sư phụ niệm thật, sau lại đuổi hắn đi. Hắn oán tôi lắm, không chịu đến đâu. Hoặc giả tôi ăn nói điều gì sơ suất, thì cây gậy đưa ma của hắn nặng lắm, chẳng kể ngô khoai, phang cho mấy gậy, tôi sống sao nổi?”.

Trong sự ra đi của Tôn Ngộ Không, người có trách nhiệm nặng nề nhất là Bát Giới, do đó Tôn Ngộ Không có một chút oán trách với Bát Giới. Điều này Bát Giới cũng biết, chuyến đi này cho dù Ngộ Không không giết Bát Giới cũng sẽ chẳng cho anh ta chút mặt mũi nào. Do đó, Bát Giới đồng ý đi cũng là buông bỏ chấp trước vào danh, vào thể diện của mình, ngay cả khi bị đánh cũng phải mời được Ngộ Không, mục đích là để cứu sư phụ. 

Thứ hai, Bát Giới nhẫn nhục mời Hầu Vương

Bát Giới khó khăn nhất là ở Hoa Quả Sơn, nói nhẹ thì không mời được Tôn Ngộ Không, nói nặng thì có thể bị đánh, bởi vì sợ rằng Ngộ Không đã có lòng oán hận rất lớn với mình. Nhưng trong tình thế ấy, Bát Giới cũng chỉ có thể dùng điểm này để kích động Ngộ Không, đây là cách đơn giản và nhanh nhất. 

Hành trình lấy kinh nguy hiểm trùng trùng, không có Ngộ Không phò tá không xong! (Ảnh chụp màn hình phim Tây Du Ký 1986)

Trong Tây Du Ký hồi thứ 31 có chép: 

Bát Giới nghĩ ngợi:

– Mời tướng không bằng khích tướng, để ta khích hắn một câu.

Bèn nói:

– Anh ơi, không nói tên anh ra còn hơn. Chỉ tại nói tên anh ra, nên nó mới nổi giận đùng đùng.

Hành Giả nói:

– Thế nào?

Bát Giới nói:

– Em nói: “Yêu tinh! Chớ có vô lễ, chớ có hại sư phụ ta! Ta còn một đại sư huynh nữa, tên gọi Tôn Hành Giả, thần thông quảng đại, giỏi bắt yêu ma. Ngài mà tới đây thì nhà ngươi chết không có đất chôn!”. Yêu quái nghe nói càng tức tối, quát mắng: “Thằng Tôn Hành Giả nào! Ta sợ nó chắc? Nó mà đến đây, ta sẽ lột da, rút gân, róc xương, nhai hết tim gan! Nếu cái con khỉ ấy quá gầy còm, thì cũng phải là băm chả rán ăn!”.

Ở đây Bát Giới phải cực kỳ có chừng mực, làm không tốt rất dễ khiến Tôn Ngộ Không nổi giận, thì hắn thực sự sẽ bị đánh. 

Thứ ba, Ngộ Không xuống núi cứu sư phụ

Tôn Ngộ Không thực sự là người có nghĩa khí, biết Đường Tăng gặp nạn, cho dù Bát Giới không mời cũng cứu giúp. Bởi vì Ngộ Không cũng hiểu rằng Đường Tăng đuổi mình đi cũng là do bị mê hoặc. 

Trong hồi 31 Tây Du Ký có viết: 

Hành Giả nói:

– Các con nói gì vậy? Công việc của ta là bảo vệ Đường Tăng. Trên trời dưới đất, ai chẳng biết Tôn Ngộ Không nay là đồ đệ của ngài. Không phải là ngài đuổi ta về đâu, ngài bảo ta về nhà thăm chơi ít lâu. Bây giờ ta có việc. Các con cứ ở nhà trông nom nhà cửa cẩn thận, trồng thông cắm liễu cho đúng thời vụ, chớ có lười biếng. Đợi ta đi bảo vệ Đường Tăng, lấy kinh mang về phương Đông, công thành danh toại, lúc ấy ta sẽ lại về cùng các con vui chơi thỏa thích

Tây Du Ký mặc dù không giống Tam Quốc Diễn Nghĩa, nghĩa truyền đến tận trời xanh, nhưng vẫn bao hàm chữ “nghĩa”. Tôn Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng đều nhân nghĩa, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tác phẩm này lưu truyền thiên cổ. 

Tất nhiên, nói về cái nghĩa của Ngộ Không càng không cần nhắc đến, Bát Giới hại anh ta, Đường Tăng hiểu lầm anh ta, nhưng anh ta không hề ghi thù, đây không phải là việc người bình thường có thể làm được. 

Ngọc Linh
Theo zhengjian

Video: Dự ngôn bí ẩn: Con chim lông trắng báo hiệu vận mệnh Trung Quốc và Tập Cận Bình

videoinfo__video3.dkn.tv||410003a16__