Nhan Chân Khanh (năm 709 – 785), tự Thanh Thần, người Vạn Niên, Kinh Triệu, nguyên quán Lâm Nghi, Lang Nha (nay Lâm Nghi, Sơn Đông), xuất thân tiến sĩ, ông bắt đầu nổi danh khi nhậm chức Thái thú Bình Nguyên. Khi An Lộc Sơn khởi binh ở Phạm Dương, các quận ở Hà Bắc đều ra hàng, duy chỉ có Nhan Chân Khanh cố thủ Bình Nguyên, làm minh chủ nghĩa quân, tận lực vì nhà Đường.

Theo ghi chép trong lịch sử, sau đó ông đã nhận lệnh của vua Đức Tông đến chỗ phản tướng Lý Hy Liệt khuyên hàng nhưng không may bị hại. Có lẽ ghi chép không sai, nhưng Nhan Chân Khanh rất có khả năng là không chết, mà đã thành tiên rồi. Nói như vậy có chút ly kỳ, rất nhiều người sẽ không tin, nhưng dù bạn tin hay cũng không quan trọng, có thể xem đây là một câu chuyện thần thoại cũng được.

Nhan Chân Khanh bị gian thần hãm hại

Lý Hy Liệt sau khi công phá Nhữ Châu, tể tướng Lư Kỷ vì đố kỵ, ganh ghét với sự cương trực của Nhan Chân Khanh, muốn thừa cơ hãm hại ông, nên đã tâu với vua Đức Tông rằng: Nhan Chân Khanh đức cao vọng trọng, khắp nơi kính ngưỡng, xin vua hãy để ông ta đi thuyết phục Lý Hy Liệt, có thể không cần động tới gươm đao, không phải đổ máu, mà vẫn bình định được cường địch.


Nhan Chân Khanh đức cao vọng trọng, khắp nơi kính ngưỡng. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Hoàng thượng tin nghe theo lời của Lư Kỷ liền phái Chân Khanh làm thuyết khách. Có vị công thần tên là Lý Miễn nghe được chuyện này, vô cùng kinh hãi, cho rằng đất nước sẽ mất đi một vị quốc lão, mang đến sỉ nhục cho triều đình liền bí mật dâng tấu chương thỉnh cầu giữ Nhan Chân Khanh lại, đồng thời phái người lên đường đi ngăn Nhan Chân Khanh, nhưng không kịp.

Sau khi Nhan Chân Khanh gặp được Lý Hy Liệt, đang lúc tuyên đọc chiếu thư thì con nuôi của Lý Hy Liệt cùng hơn một ngàn binh sĩ từ đâu xông tới, vây chặt lấy ông, lớn tiếng chửi mắng, rút gươm đao ra nhao nhao đòi giết. Tuy thế Chân Khanh không vì vậy mà biến sắc, vẫn ung dung như thường. Lý Hy Liệt thấy vậy liền bước tới lấy thân mình che chở cho Chân Khanh, rồi thu xếp ông ở trong nhà khách.

Đến hôm sau Lý Hy Liệt mở tiệc chiêu đãi, mời các băng nhóm khác tới dự, rồi bảo các con hát xướng lên những bài công kích triều đình, lấy đó làm vui. Nhan Chân Khanh không khỏi tức giận, đứng bật dậy nói: “Ông cũng là phận bề tôi, sao có thể lệnh kẻ dưới làm điều phản nghịch như vậy!”.

Lý Hy Liệt nghe vậy liền kêu người người chất một đống củi to ngoài sân, châm lửa đốt rồi hỏi Nhan Chân Khanh về chế độ lễ nghi của triều đình. Nhân Chân Khanh đáp: “Ta già rồi, tuy từng chưởng quản quốc lễ, nhưng những gì ghi chép lại đều là lễ nghi của các chư hầu khi gặp quân vương mà thôi.”


Nếu ông không đầu hàng, thì sẽ thiêu chết ông!” (Ảnh minh hoạ)

Lý Hy Liệt cười gằn: “Nếu ông không đầu hàng, thì sẽ thiêu chết ông!”. Nhan Chân Khanh không chút sợ hãi, chẳng nói chẳng rằng, tự mình nhảy ngay vào đống lửa. Đám phản tặc trông thấy hốt hoảng, vội chạy lại kéo ông ra. Nhan Chân Khanh biết số mình đã tận, không thể thoát khỏi đây nên đã tự mình làm tấu chương cáo biệt với Hoàng đế, sau lại căn dặn những người ở lại hãy khắc tế văn trên bia mộ để thể hiện lòng tận trung của ông với đất nước. Sau đó lũ phản tặc đã siết cổ ông tới chết. Hoàng đế nghe tin này, buồn rầu không thôi, tự trách mình đã quá dại dột, liền báo quốc tang 5 ngày, mọi sự vụ đều dừng lại và phong cho ông là Văn Trung Công.

Nhan Chân Khanh là nguyên lão đã phục vụ bốn triều vua Đường, đức cao vọng trọng, chính trực, cao thượng, tuổi càng cao chí càng cao, thế nhưng lại bị gian thần hãm hại, quả là một kỳ oan trong thiên hạ.

Nhan Chân Khanh tiết lộ mình là người tu Đạo

Thế nhưng câu chuyện chưa chấm dứt ở đây. Trong <Biệt Truyện> kể rằng, trước khi đi Thái Châu để thuyết phục Lý Hy Liệt, Nhan Chân Khanh đã gọi con trai lại và dặn dò: “Cha và Nguyên Tải đều uống tiên dược, nhưng dược lực của ông ta đã bị tửu sắc phá hỏng mất, cho nên không bằng được cha. Lần này cha đi Thái Châu, nhất định sẽ bị nghịch tặc giết hại. Sau này con có thể đưa cha về mai táng ở Hoa Âm. Mở quan tài ra xem, chắc chắn sẽ thấy không giống với người thường.”

Trong cuốn <Biệt Truyện> cũng kể rằng, khi Nhan Chân Khanh sắp sửa bị siết cổ chết, ông đã cởi đai vàng đưa cho sứ giả và nói: “Ta từng tu luyện đạo thuật, vậy nên xem việc bảo toàn thân thể là điều quan trọng.”

“Ta từng tu luyện đạo thuật, vậy nên xem việc bảo toàn thân thể là điều quan trọng.” (Ảnh minh hoạ: Internet)

Người đến siết cổ ông vâng lời, sau khi siết chết lại cho chôn cất ông tử tế. Sau này khi phản tặc bị dẹp yên, người nhà Nhan Chân Khanh đã rời mộ của Nhan Chân Khanh về kinh thành. Đến lúc mở quan tài ra xem thử thì quả nhiên là thấy khác với người thường: da thịt của ông vẫn y nguyên như khi còn sống, tay chân rất mềm mại, râu tóc màu đen, tay nắm chặt. Ai nấy đều cảm thấy kinh ngạc không thốt lên lời. Điều kỳ lạ hơn nữa là trên đường về kinh thành, mọi người cảm thấy sao mà quan tài càng lúc càng nhẹ, đến lúc đưa tới nơi chôn cất, mở quan tài ra xem lần nữa thì thấy bên trong đã trống không từ lúc nào.

Đạo sĩ Hình Hòa Phác biết chuyện liền nói: “Đây chính là chuyện đắc Đạo thành tiên mà ngày thường bọn ta hay nói đến! Mặc dù ẩn thân trong sắt đá, nhưng thời gian tu luyện đã tròn đầy, đến ngày tự nhiên sẽ nứt ra mà bay đi.” Trong cũng có ghi chép lại chi tiết sự việc này.

Người nhà vô tình gặp lại Nhan Chân Khanh

Mười mấy năm sau, gia đình Nhan Chân Khanh có sai người hầu đến Trịnh Châu thu tô. Lúc quay về có đi ngang qua Lạc Kinh, người hầu này đã tình cờ đi đến chùa Đồng Đức, nhìn thấy Nhan Chân Khanh mặc áo bào màu trắng, mở ô che, ngồi trên Phật điện.

Người hầu này vội vã đi lên phía trước, định sụp lạy. Thế nhưng Nhan Chân Khanh đã nhanh chóng quay người xoay mặt đi, ngẩng đầu lên nhìn bức tường trong chùa. Người hầu liền chạy vòng quanh, hoặc trái hoặc phải đi theo phía sau ông, nhưng Nhan Chân Khanh trước sau vẫn không để cho người hầu nhìn thấy mặt.

Một lúc sau Chân Khanh bước xuống khỏi Phật điện, ra khỏi cửa rồi bỏ đi. Người hầu cũng từng bước từng bước đi theo ông. Chân Khanh thấy vậy liền đi thẳng về đến vườn rau bỏ hoang ở phía đông thành. Đây là căn vườn có hai căn nhà cũ nát, ngoài cửa có treo rèm, Nhan Chân Khanh liền vén rèm lên, rồi đi vào trong.

Người hầu bước tới khu vườn, chỉ dám hành lễ bên ngoài tấm rèm và lên tiếng cung kính. Nhan Chân Khanh liền hỏi: “Ngươi là ai?”. Người hầu liền xưng tên tuổi, nghe vậy, Nhan Chân Khan liền gọi: “Vào đây”.

Người hầu bước vòng trong, nhìn thấy đúng là Nhan Chân Khan liền quỳ xuống khóc lóc. Nhan Chân Khanh vội đỡ người hầu dậy rồi hỏi sơ lược về tình hình con cháu trong nhà. Sau khi hỏi han được một lúc, ông móc trong túi ra 10 lượng vàng, kêu người hầu mang về để phụ giúp chi phí trong nhà rồi căn dặn hắn sau khi quay về tuyệt đối không được nói lại với người khác. Sau này trong nhà có khó khăn, có thể quay lại đây.

Người hầu về đến Ung Châu, cả nhà họ Nhan rất lấy làm kinh ngạc. Đem ra tiệm bán số vàng đó thì quả nhiên thấy đúng là vàng thật. Con cháu họ Nhan liền vội vội vàng vàng mua xe ngựa, cùng với người hầu đó phi nước đại đến đó vườn rau cũ, nhưng đến nơi chỉ thấy cỏ dại um tùm, ngoài ra không thấy gì cả.

Câu chuyện này sau đó đã lan rộng khắp cả kinh thành, những người thời đó hay chuyện đều cho rằng Nhan Chân Khanh đã thoát xác thành tiên rồi.

Thật vậy, người tu đạo phần lớn đều là mang theo thân thể thành tiên, tuy nhiên sau khi tu thành vốn không lên trời ngay lập tức, mà vẫn ở lại một thời gian, đi hoàn thành một số nguyện vọng. Nhan Chân Khanh chắc chắn cũng là như vậy!

Châu Yến

Xem thêm: