Người ta cho rằng quan hệ mẹ chồng và nàng dâu xưa nay sở dĩ luôn phức tạp là bởi giữa họ luôn có một rào cản vô hình khó bước qua. Nhưng nàng dâu trong câu chuyện dưới đây đã tìm ra “câu thần chú” khiến mọi chuyện trở nên tốt đẹp, ấm êm.

Chị, người phụ nữ ngoài bốn mươi với vẻ đẹp mặn mà. Đại thi hào Nguyễn Du từng nói: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, nhưng gia đình chị nhiều năm nay vẫn trong ấm ngoài êm. Chị thành đạt trong sự nghiệp và được cả hai bên gia đình thương mến, ủng hộ.

Tôi hỏi bí quyết hạnh phúc của chị, và nhận được câu trả lời rằng: “Chị luôn cố gắng đối xử với mẹ chồng như mẹ ruột và với mẹ ruột như mẹ chồng!“.

Tôi thắc mắc: “Cố gắng đối xử với mẹ chồng như mẹ ruột là làm dâu thảo, còn đối xử với mẹ ruột như với mẹ chồng để làm gì?”.

Chị mỉm cười nói: “Với mẹ chồng, thông thường từng cử chỉ hành vi của chúng ta đều cẩn trọng, chu đáo. Trong khi đó với mẹ ruột, chúng ta thường buông lỏng, nhiều lúc không giữ gìn phép tắc”. 

Theo em, vì nhân duyên gì mà trong đời này mẹ ruột lại mang nặng đẻ đau, vất vả khó nhọc nuôi dưỡng chúng ta nên người mà không một lời kể công, lại còn yêu thương, bênh vực chúng ta vô điều kiện, làm gì cũng nghĩ cho chúng ta?

Tôi dường như hiểu được ý của chị. Chị tiếp lời:

“Có lẽ vì đời trước, chị đã có ân đức với mẹ ruột của mình. Kiếp này, bà báo đáp chị cũng bằng ân tình thâm sâu nhường ấy. Dù chị coi đó như một lẽ đương nhiên, nhõng nhẽo, đòi hỏi, bất kính với bà, bà cũng không oán trách chị bởi vì mối ân tình ấy.

Nhưng làm vậy, chị đã lại có lỗi với bà, đã tổn mất bao nhiêu đức rồi. Đời sau, có thể chị không còn là con gái bà nữa, những gì thiếu nợ nhất định chị phải tự mình hoàn trả. Vậy nên chị cố gắng ước thúc bản thân, đối xử với mẹ ruột bằng thái độ cung kính như với mẹ chồng. Bà rất hạnh phúc”. 

À, ra vậy!” Tôi giơ ngón tay cái lên biểu lộ tán thưởng. Tôi thừa nhận với chị:

Đúng là nhiều lúc em vô ý nóng giận với mẹ ruột. Nhưng vì bà đều bỏ qua hết nên em lại càng thiếu cẩn trọng hơn! Vậy còn với mẹ chồng, làm thế nào để chị đối xử với bà như mẹ ruột được? Em cảm thấy thật khó. Vì em biết bà chỉ nghĩ cho con trai và cháu của bà, còn với em bà chỉ là khách sáo thôi”. 

(Ảnh minh hoạ)

Chị hơi nhíu mày, đáp lời tôi: 

Hồi mới về làm dâu, chị cũng có cảm giác ấy. Chị cảm thấy tủi thân vì không còn được ở bên cha mẹ ruột, không còn được cảm nhận tình thương vô điều kiện nữa. Nhưng kể từ khi chị học Phật Pháp, chị mới hiểu ra ngọn ngành.

Vì trong quá khứ xa xôi, chị cũng chưa từng yêu thương, chăm sóc bà vô điều kiện. Chị chưa từng cho đi, vậy mà chị lại ích kỷ mong nhận lại. Nếu chị thực sự muốn được bà yêu thương như con ruột, chị phải thay đổi bản thân mình trước đã. Vậy là chị cố gắng trong từng ý nghĩ, lời nói, hành vi của mình, đều hiếu kính với bà.

Thời gian trôi qua, giờ đây chị đã cảm nhận được tình yêu thương mẹ chồng dành cho chị”. 

Khi nói đến câu này, tôi thấy gương mặt chị rạng ngời hạnh phúc. Tôi không khỏi cảm phục người phụ nữ có tấm lòng rộng mở ấy. Tôi hồ hởi nói: “Vậy thì em cũng muốn học Phật Pháp như chị!”. 

Chị cười tươi như nắng xuân, lấy từ trong túi xách một cuốn sách có bìa màu xanh, cẩn thận đặt vào tay tôi, dặn: “Vậy thì em hãy đọc cuốn sách này, đây là cuốn sách sẽ mang đến cho em hạnh phúc đích thực”. 

Tôi vui sướng cảm ơn chị. Lấp lánh trong ánh hoàng hôn, tôi thấy ba chữ “Chuyển Pháp Luân” trên bìa sách như mở ra một chân trời hy vọng.

Mã Lương