Kỳ tích được 7 vạn người đồng thời tận mắt chứng kiến, chân tướng của sự kiện Fatima rốt cuộc là gì? Lời dự ngôn thứ ba mà Tòa thánh La Mã giữ kín không tiết lộ là gì, rốt cuộc nó yết thị đại sự kiện nào mang tính thế giới? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp! Hôm nay, chúng tôi sẽ kể với các bạn về một Thần tích được chứng kiến tận mắt ​​bởi 7 vạn người cùng một lúc.

Vào ngày 13/5/1917, tại thị trấn nhỏ Fatima, Bồ Đào Nha, cô bé chăn cừu 10 tuổi Lucia Santos và người em họ Jacinta Marto, anh họ Francie Francisco Marto đang chăn thả gia súc trong thung lũng, thì đột nhiên bầy cừu xuất hiện một dị tượng, tất cả chúng đều đứng đó bất động. Sau đó, ba đứa trẻ nhìn thấy một người phụ nữ mỹ lệ xuất hiện trên không trung, bà mặc y phục trắng như tuyết, toàn thân tản phát ánh quang huy rực rỡ, sáng hơn cả mặt trời.

Người phụ nữ mỹ lệ này cầm một chuỗi tràng hạt trong tay, chắp tay lại hợp thập, và nói với ba đứa trẻ chăn cừu rằng, từ lúc này về sau, hy vọng chúng sẽ đến nơi này để gặp bà vào cùng một giờ vào ngày 13 hàng tháng, cho đến tháng Mười mới dừng. Người phụ nữ cũng dặn ba đứa trẻ chăn cừu, hàng ngày hãy đọc thuộc những lời cầu nguyện tôn kính của Thánh Mẫu để cầu nguyện hòa bình cho bản thân và thế giới. Ba đứa trẻ chăn cừu tin rằng người phụ nữ đó chính là Thánh Mẫu Maria.

Thời điểm đó chính vào thời kỳ Đại Thế Chiến I. Cuộc chiến này là cuộc đối kháng giữa hai phe lớn, một phe là Quốc gia Đồng minh do Đức, đế quốc Áo-Hung, đế quốc Ottoman lãnh đạo, phe còn lại là Pháp, Anh, Nga, Ý, v.v. . gọi là phe Quốc gia Hiệp ước. Ban đầu, Bồ Đào Nha chuẩn bị bảo trì trung lập, nhưng khi chiến tranh phát triển, nền kinh tế của Bồ Đào Nha bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên cuối cùng đã gia nhập phe Quốc gia Hiệp ước và chiến đấu chống lại phe Quốc gia Đồng minh.

Khi ba đứa trẻ chăn cừu nhìn thấy Thánh Mẫu, họ hàng của chúng và nhiều thanh niên Bồ Đào Nha đang chiến đấu trên chiến trường.

Ai mà không muốn người thân, bạn bè của mình được bình an? Ba đứa trẻ vội vàng kể cho người lớn nghe những gì đã biết, không ngờ ai cũng đều không tin, cho rằng đây là chuyện do lũ trẻ chăn cừu bịa ra. Ngay cả cha mẹ bọn trẻ cũng giận dữ với chúng, thậm chí còn đánh chúng. Nhưng ngay cả như vậy, những đứa trẻ vẫn kiên trì khẳng định rằng những gì chúng nhìn thấy không phải là huyễn ảnh, rằng chúng không nói dối.

Xem video tại đây

Một tháng trôi qua nhanh chóng, đến ngày 13/6, hàng chục người cùng ba đứa trẻ đến thung lũng, và Đức Mẹ đã lần nữa hiển hiện. Những người lớn không nhìn thấy Thánh Mẫu, họ thấy miệng của Lucia mấp máy, nhưng không thể nghe thấy bất kỳ âm thanh nào, chỉ có một cảm thụ kỳ lạ. Mọi người bắt đầu tin rằng có thể những đứa trẻ này không nói dối.

Trong những lần hội diện sau đó, càng ngày càng có nhiều người đi theo ba đứa trẻ chăn cừu đến thung lũng để kiến chứng Thần tích phát sinh, có khi lên đến hàng nghìn người. Điều này đã đánh động đến thần kinh của chính quyền địa phương.

Vào ngày 13/8, tỉnh trưởng địa phương Artur Santos, nghĩ rằng sự tình này sẽ dẫn đến động loạn chính trị, vì vậy trước khi lũ trẻ chăn cừu đến thung lũng, ông ta đã giam chúng lại. Ông ta thậm chí còn đun một nồi dầu sôi trong giám ngục, sau đó lần lượt lôi chúng ra thẩm vấn, giả vờ ném chúng vào vạc dầu, buộc lũ trẻ chăn cừu phải tiết lộ bí mật mà Thánh Mẫu nói với chúng, nhưng những đứa trẻ chăn cừu đều kiên quyết cự tuyệt. Đồng thời trong khi đó, ở phía bên kia thung lũng, khoảng 2 vạn người chờ đợi Thánh Mẫu hiện thân, người ta nhìn thấy tia chớp và những đám mây giáng xuống trên cây, nhưng tất cả chỉ có vậy.

70.000 nhân chứng

Lần hiện ra cuối cùng của Đức Mẹ là vào ngày 13/10, khi khoảng 7 vạn người dân và các cậu bé chăn cừu chờ đợi trong thung lũng, trong đó có một số phóng viên báo chí và nhiếp ảnh gia. Vì những đứa bé trẻ chăn cừu đã nói trước với mọi người rằng sẽ có kỳ tích phát sinh vào ngày này, khiến mọi người đều tin vào sự hiện hữu của Đức Mẹ.

Vậy điều gì đã xảy ra tiếp theo?

Nhiều người dân có mặt mô tả, ban đầu thiên không mây đen bao kín, mưa đang rơi, thì đột nhiên tầng mây nứt ra, tựa hồ như mặt trời xuất hiện. Vì sao “tựa hồ” như vậy? Bởi vì mặt trời này không ngừng xoay chuyển, và còn phát xạ ánh sáng có nhiều màu sắc khác nhau xung quanh nó. Một lúc sau, mặt trời này đột nhiên từ trên trời rơi xuống, lao xuống mặt đất theo quỹ đạo hình chữ S, rồi đột nhiên thăng không, trở lại vị trí ban đầu. Trước đó, y phục của mọi người bị ướt đẫm trong mưa đã khô ráo một cách thần kỳ. Sự kiện này được gọi là “kỳ tích mặt trời”.

Có nhiều người chứng kiến ​​sự việc này đến nỗi ngay cả O Século, tờ báo đương thời có ảnh hưởng nhất ở Bồ Đào Nha, nổi tiếng phản đối tín ngưỡng tôn giáo, đều đăng tải lại sự kiện. Avellino, một phóng viên của tờ báo, viết: “Chiểu theo lời giáo huấn của Thánh Kinh, đám đông tụ tập, đầu trần không đội mũ, háo hức tìm kiếm trên thiên không, họ ngạc nhiên khi thấy mặt trời bắt đầu rung chuyển, đột nhiên nó bắt đầu chuyển động một cách bất khả tư nghị, vi phạm tất cả các quy tắc của vũ trụ – theo ấn tượng của mọi người, nó đang ‘khiêu vũ’.”

Domingos Pinto Coelho, một chuyên gia nhãn khoa viết cho tờ báo Ordem, báo cáo: “Mặt trời một lúc được bao quanh bởi hỏa diễm sắc đỏ, một lúc lại được bao quanh bởi hỏa diễm sắc vàng và tím sẫm. Tựa hồ như nó đang xoay chuyển tấn tốc, đột nhiên nó giống như thoát ly khỏi thiên không, nhanh chóng tiếp cận mặt đất và phát xuất ra sức nóng cường liệt.” 

Nhật báo Rio de Janeiro “O Dia” đưa tin trong một báo cáo đặc biệt, viết: “… mặt trời sắc bạc, được bao quanh bởi cùng một thứ ánh sáng kích mắt sắc tro, dường như đang xoay chuyển, chuyển động bên trong đám mây vừa nứt ra… Ánh sáng của nó chuyển hóa thành sắc lam mĩ lệ, như thể ánh sáng thấu qua pha lê trong giáo đường, chiếu xuống đám đông đang quỳ gối….. Đối diện với kỳ tích mà chúng nhân đang chờ đợi, họ khóc lóc, đầu trần cầu nguyện. Thời gian như thể tĩnh chỉ, thật là sinh động biết bao.”

Không chỉ những người có mặt tại hiện trường chứng kiến kỳ ​​cảnh này, mà có báo cáo cho rằng, có thể nhìn thấy hiện tượng dị thường của mặt trời ở phạm vi ngoài 40 km. Trong khi hầu hết mọi người đều nhận thức rằng đây là sự hiển linh của Thánh Mẫu, nhưng cũng có những người hoài nghi, cho rằng hiện tượng dị thường của mặt trời này là một huyễn cảm tạo thành bởi sự nghịch chuyển của khí quyển. Tuy nhiên, nếu đúng như vậy, thì những đứa trẻ chăn cừu chẳng biết mấy về khí tượng, làm thế nào chúng biết trước hiện tượng này lúc nào sẽ xảy ra?

Tuy nhiên, đây không phải là sự kiện chấn động nhân tâm nhất ở Fatima.

Ba bí mật

Trong một số cuộc gặp gỡ với ba đứa trẻ chăn cừu, đức Thánh Mẫu đã tiết lộ ba bí mật liên quan đến tương lai. Hai bí mật đầu tiên, khi cô bé chăn cừu Lucia lớn lên trở thành một nữ tu sĩ, đã được cô viết ra minh xác trong hồi ký.

Trong dự ngôn đầu tiên, đức Thánh Mẫu triển hiện cho ba đứa trẻ thấy cảnh tượng địa ngục, chúng nhìn thấy một biển lửa vô biên, trong đó nhấn chìm lũ ác quỷ và linh hồn hình người, đang la hét và rên rỉ trong thống khổ và tuyệt vọng, điều này khiến lũ trẻ sợ hãi phát run. May mắn thay, Thánh Mẫu hướng tới bọn trẻ bảo chứng rằng, chúng sẽ được lên thiên đàng, thì chúng mới an tâm. Thánh Mẫu nói rằng, Lucia cần dành nhiều thời gian hơn trên thế gian, bà sẽ đưa Jacinta và Lancisco trở về thiên đường trước. Sự thực là hai đứa trẻ này sau đó lần lượt chết vì bệnh trong trận dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1919, trong khi Lucia vẫn bình an vô sự.

Lời dự ngôn thứ hai liên quan đến đại Thế Chiến II. Thánh Mẫu nói với Lucia rằng Thế Chiến I sẽ kết thúc, nhưng nếu con người không ngừng những hành vi khiến Thiên Chúa nổi giận, sẽ có nhiều cuộc chiến tranh nghiêm trọng hơn phát sinh trong nhiệm kỳ của Giáo hoàng Pius XI. Nếu một đêm người ta nhìn thấy bầu trời được chiếu sáng bởi một thứ ánh quang hiếm có, thì đó là dấu hiệu báo trước của Thiên Chúa.

Quả nhiên, Thế Chiến II đã nổ ra trong nhiệm kỳ của Giáo hoàng Pius XI. Khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939, một cực quang rất hiếm có đã xảy ra trên khắp Bắc Âu. Có lẽ đây chính là dấu hiệu mà Thánh Mẫu đã nói tới? Khi đó, tờ New York Times cũng đưa tin về cực quang hiếm gặp này.

Lời dự ngôn thứ ba nói lên điều gì?

Lucia nói rằng Thánh Mẫu chỉ thị, không được tiết lộ nó cho đến năm 1960. Tuy nhiên, vào năm 1943, Lucia mắc bệnh hiểm nghèo, giáo chủ Leiria đã đặc biệt đến thăm cô, hy vọng rằng Lucia có thể viết ra lời dự ngôn thứ ba, bởi trong trường hợp cô ly thế, lời dự ngôn thứ ba sẽ không bao giờ có cơ hội được tiết lộ. Lucia do dự hồi lâu, cuối cùng, theo mệnh lệnh của vị giáo chủ, Lucia chuyển phong bì có bí mật thứ ba cho giáo chủ Leiria vào tháng 6 năm 1944, mãi đến năm 1957 nó mới được gửi đến Rome.

Thời gian chẳng mấy chốc đã đến năm 1960, khi mọi người mong chờ Tòa Thánh công bố bí mật thứ ba, nhưng Tòa Thánh quyết định không công bố. Vì quyết định này, đã dẫn phát một vụ không tặc.

Vào ngày 2/5/1981, chuyến bay 164 của Aer Lingus từ sân bay Dublin, Ireland đến sân bay London Heathrow đã bị cướp bởi hành khách người Úc Laurence James Downey. Một bản tuyên bố dài 9 trang đã bị ném ra khỏi buồng lái của cơ trưởng. Nguyên lai mục đích cướp máy bay của hắn là buộc Rome phải công bố bí mật thứ ba về Thánh Mẫu ở Fatima. Sau đó, sau 8 giờ bế tắc, lính đặc nhiệm Pháp đã lao tới máy bay để chế phục anh ta. Downey sau đó bị kết án 5 năm tù.

Cuối cùng, vào ngày 13/5/2000, 83 năm sau ngày Thánh Mẫu ở Fatima hiển linh lần đầu tiên, Tòa Thánh La Mã mới quyết định công bố bí mật thứ ba. Trong bức thư viết: 

“Đã thấy một vị giáo chủ mặc y phục trắng, ‘chúng tôi cảm thấy Ngài là Đức Thánh Cha’, cùng với các giáo chủ, linh mục, nam nữ tín đồ, leo lên một ngọn núi cao hiểm trở, trên đỉnh núi có một thập tự giá bằng gỗ lớn làm bằng vỏ cây hoàng bách thô chế. Trước khi Đức Thánh Cha đến nơi, Ngài phải đi qua một thành phố lớn, một nửa là đống đổ nát, một nửa đang chịu địa chấn, Ngài bị giày vò bởi thống khổ và bi thương, cầu nguyện cho những linh hồn tử thi mà Ngài bước qua. Khi lên đến đỉnh núi, Ngài quỳ xuống bên thập tự giá, một nhóm binh sĩ dùng tên và đạn bắn và giết Ngài, sau đó theo phương thức tương tự, những giáo chủ, linh mục, nam nữ tín đồ từng người từng người lần lượt chết đi, những người thường với chức vị và giai cấp khác nhau cũng chết theo. Hai bên cánh của thập tự giá có hai vị thiên sứ tay cầm một gáo nước Thánh bằng pha lê, bằng cách này, họ thu thập máu tươi của những vị tử vì đạo vẩy lên những linh hồn đi theo Thiên Chúa.”

Đối với lời dự ngôn này, Tòa Thánh La Mã từng giải thích nó là vụ ám sát Giáo hoàng John Paul II vào năm 1981. Nhưng rất nhiều người đều cảm thấy rằng lời dự ngôn của Thánh Mẫu là mang tính toàn thế giới, và cách giải thích của Tòa Thánh dường như quá giản đơn hạn hẹp. Nếu quả đúng như vậy, tại sao Tòa Thánh La Mã lại phải giữ bí mật này trong nhiều năm như vậy? Hay là vẫn còn một số nội dung chưa được tiết lộ? Năm 2010, Giáo hoàng Benedict XVI dường như tiết lộ nhiều nội dung hơn khi ông đến Bồ Đào Nha để thăm viếng Thánh Mẫu Fatima. Ông nói, Thánh Mẫu cũng chỉ ra tương lai của Giáo hội, một giáo hội dằn vặt trong thống khổ tận cho đến ngày chung kết của thế giới.

Trên thực tế, ngay từ 2000 năm trước, có người đã vén màn bí ẩn về lời dự ngôn Fatima.

Diễn giải dự ngôn

Năm 1958, Jeane Dixon, nữ dự ngôn nổi tiếng nhất của nước Mỹ trong thế kỷ 20, người mà chúng tôi đã giới thiệu trong chuyên mục trước đây, đã nhìn thấy Thần triển hiện đáp án cho cô ấy khi cô đang cầu nguyện trong giáo đường.

Nhà báo chuyên mục Ruth Montgomery đã từng ghi chép lại một lần trải nghiệm đặc biệt của Jeane trong truyện kí: “Lễ vật của dự ngôn: Jeane Dixon phi phàm” (A gift of prophecy: the phenomenal Jeane Dixon). Jeane kể lại: 

“Tôi đang cầu nguyện với một quả cầu pha lê trong Giáo đường Thiên Chúa giáo Thánh Matthew, thì đột nhiên, không khí xung quanh tôi dường như biến trở nên thuần tịnh, một dòng ánh sáng rực rỡ lại chiếu xuống từ mái vòm, Thánh Mẫu đang đứng trước mắt tôi, bà mặc một chiếc áo choàng màu lam tím, toàn thân Thánh Mẫu bao quanh bởi vầng hào quang vàng và bạc.” “Trên đỉnh đầu bên phải của bà, tôi nhìn thấy từ ngữ hình dạng đám mây: ‘Fatima’.”

“Tôi ý thức được dự ngôn Fatima luôn được giữ bí mật bấy lâu nay sắp được hướng đến tôi mà triển lộ xuất lai. Tôi nhìn vào bảo tọa (ngai vàng) của Giáo hoàng, nó trống không. Ở một bên bảo tọa, tôi nhìn thấy một vị Giáo hoàng máu khắp mặt, chảy ròng ròng xuống vai trái. Từng mảng lá xanh của trí huệ lần lượt rơi rụng xuống, càng rụng thì lá càng to. Tôi thấy vô số bàn tay vươn tới bảo tọa, nhưng trên bảo tọa trống không không còn ai.”

Vậy Jeane giải thích nó như thế nào? Jeane nói, “Một vị Giáo hoàng sẽ bôn tẩu khắp nơi để ngăn chặn sự phát sinh một cuộc đại chiến thế giới lần thứ ba, kêu gọi các tín đồ bên cạnh ông ấy cầu nguyện Thượng Đế để chấm dứt đại chiến loạn và việc sử dụng vũ khí cực đoan. Để bảo trụ Trái Đất, giúp cho nhân loại miễn họa diệt vong, vị Giáo hoàng này sẽ vì thế mà phải chịu tổn thương. Từ đó về sau, vị thủ lĩnh tối cao của giáo chủ La Ma sẽ không còn là Giáo hoàng nữa, bởi vì ánh sáng thần bí không ngừng chiếu sáng trên bảo tọa của Giáo hoàng La Mã. Tôi ý thức rằng quyền lực của Giáo hoàng sẽ vĩnh viễn được bảo lưu ở đó, nhưng không có bất cứ ai có thể lấy thân phận Giáo hoàng để nắm giữ quyền lực đó.”

Thật trùng hợp, vào ngày 13/5/1990, Cha Gaupi người Ý cũng nhận được sự khải thị của Đức Thánh Mẫu, ông đã viết nó trong cuốn sách “Từ Mẫu tâm thanh” của mình, với mục đích tiết lộ bí mật cuối cùng, giống như những gì những đứa trẻ chăn cừu đã học được, rằng giáo hội sẽ trải qua những thời khắc bội giáo (phản bội tôn giáo) nghiêm trọng nhất. Những kẻ tà ác sẽ xâm nhập vào nội bộ giáo hội, và những người tín ngưỡng trung thực chân chính sẽ phải chịu những khảo nghiệm và bức hại nghiêm khắc. Nhân loại sẽ trải qua đại trừng phạt nghiêm trọng nhất, từ đó thế giới được tịnh hóa, khiến mọi người được chuẩn bị tốt để nghênh tiếp Thánh Chủ trọng tân giáng lâm.

Do đó, kết hợp ba lời dự ngôn này, mọi người tin rằng đức Thánh Mẫu đã đưa ra một đại dự ngôn về ngày tận thế, đó là sự suy bại của tôn giáo, sự hưng khởi của chính tín, cuộc đại đào thải có tính toàn cầu và sự cứu chuộc cuối cùng, điều này có thể thuyết minh tại sao Tòa Thánh miễn cưỡng công bố bí mật Fatima. Kỳ thực, Thần vẫn là Thần, chỉ là tôn giáo từng thánh khiết, từng câu thông với Thần giờ đã biến chất, một số giáo đường ở phương Tây và chùa chiền ở phương Đông đã trải qua quá trình suy bại theo cách đồng dạng như vậy. Mà đức Giáo hoàng trong dự ngôn có lẽ cũng có thể tượng trưng cho Đấng Messiah, Cứu Thế Chủ, cũng chính là Phật Di Lặc tương lai mà phương Đông nói đến. Trong chuyên mục trước, chúng tôi cũng đã giới thiệu về quan hệ giữa vị Cứu Thế Chủ của phương Tây và Đức Phật Di Lặc tương lai mà phương Đông nói tới, các bạn quan tâm có thể vào tìm hiểu. Vị Thánh Chủ này sẽ dẫn dắt các tín đồ sẵn có đức tin chân chính, chịu đựng khổ nạn để cứu thế nhân, cuối cùng sẽ hướng tới thế nhân mà chỉ ra con đường minh thông hướng tới Thần.

Quý vị cảm thấy thế nào về cách giải thích này?

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch