Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Lưu Bị hiện diện như là một thư sinh trói gà không chặt. Nhưng gần đây người ta đã tìm ra một số chi tiết chứng minh Lưu Bị biết võ, hơn thế còn là một cao thủ võ lâm.

Theo sử sách, Lưu Bị từng nhiều lần rút chạy thành công, thoát khỏi vòng vây của thiên binh vạn mã. Ông cũng lại nhiều lần đơn thương độc mã xông pha vào trận địch không chút sợ hãi. Điều đó chứng tỏ Lưu Bị tất biết võ công.

Khi nói về binh khí và cao thủ thời Tam Quốc, người ta thường chỉ nhớ về “Phương thiên họa kích” của Lã Bố, “Thanh Long yển nguyệt đao” của Quan Vũ, “Bát xà mâu” của Trương Phi hay cây thương nguy hiểm trong tay Triệu Tử Long. Kỳ thực, những người luyện võ đều biết câu: “Luyện đao trăm ngày, luyện thương ngàn ngày, luyện kiếm vạn ngày”.

Untitled-2

Câu đó có nghĩa là luyện đao thương thì dễ, luyện kiếm rất khó. Người trong võ lâm lấy việc luyện đao thương làm căn bản. Còn riêng về kiếm thuật, ai tinh thông luyện thành rồi thì đều là cao thủ. Một cao thủ dùng kiếm phải có nhiều phẩm chất: sự kiên nhẫn, quyết tâm, sự bình tĩnh đến cao độ và trí tuệ. Người đó lại cần có một nội tâm trong sạch và cảm giác cực kỳ nhạy cảm, đồng thời trong tích tắc phải có phản ứng thích đáng, kiếm đồng thời hòa làm một với tâm hồn kiếm thủ.

Một kiếm sĩ còn cần có sức lực mạnh mẽ, tay nắm kiếm cần phải chắc và có lực, đặc biệt là cổ tay càng cần phải cứng rắn như sắt thép đúc thành. Trong khi đó Lưu Bị sử dụng vũ khí là song kiếm. Trong võ lâm, sử dụng được song kiếm không có mấy người cho nên có thể nói rằng Lưu Bị rất có thể là một cao thủ.

Lưu Bị cầm song kiếm.
Lưu Bị cầm song kiếm, đây chính là vấn đề.

Loại song kiếm mà Lưu Bị sử dụng là kiếm gì? Đó là loại kiếm rất không bình thường mang tên Tam xích thanh phong. Nó vừa dài lại dày và nặng. Tác giả dám chắc rằng Quan Vũ hai tay có thể múa đại đao của ông dễ dàng nhưng loại song kiếm này chưa chắc ông đã có thể múa được vài hiệp. Trong ảnh là nhân vật Lưu Bị trong phim “Tam Quốc diễn nghĩa” 1994.

1. Lưu Bị với sức mạnh “vô song” chế ngự Trương Phi và Quan Vũ 

Quan Vũ, Trương Phi thân thủ giỏi thế nào mà tuy chỉ mới gặp đã nể phục mà chịu nhận một anh chàng đóng giày, bán chiếu ở chợ như Lưu Bị làm đại ca khi kết nghĩa vườn đào? Điều này thật không giản đơn.

v
2 anh hùng hảo hán Trương Phi và Vân Trường vì sao lại kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị? Ông có điều gì đặc biệt?

Trong tập đầu phim Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 có cảnh Quan Vân Trường đi bán đậu tương ngoài chợ, thấy một người bán thịt nhưng lại làm khó những người khác không chịu bán. Vân Trường ra hỏi lý do, thì người này chỉ vào một cái giếng có một cái cối đá lớn đè ở trên, nói rằng ông chủ bảo ai nhấc được cối này lên thì tất cả thịt bên trong đều thuộc về người đấy.

Vân Trường cười nhẹ, vuốt râu nói nếu nhấc được thì thịt trong giếng là của mình. Vân Trường lấy hết sức bám chắc vào khối đá lớn, rồi nhấc bổng lên cao, rồi ném nó thẳng xuống dưới nền đất, đoạn bảo người kia chia thịt cho mọi người. Lưu Bị nhìn thấy cảnh này hết sức nể phục nhưng chưa vội ra mặt.

Lúc sau, gã bán thịt đi gọi ông chủ hắn đến, chính là Trương Phi. Vừa thấy Vân Trường, Trương Phi thò tay bốc ngay một nắm đậu tương, vò nát trong lòng bàn tay rồi gây sự. Hai người đấu với nhau một trận kịch liệt. Đang lúc kịch tính nhất, khi cả hai giằng co nhau dữ dội, bất phân thắng bại, Lưu Bị bèn đi vào, dùng hết sức nắm chắc 2 cổ tay của Trương Phi và Vân Trường rồi từ từ tách ra làm đôi và đè xuống dưới. Hai người kia quá bất ngờ trước sức mạnh phi thường của người bán giày, đoạn hạ tay lại, bình tĩnh cùng nhau xưng danh, bắt chuyện.

v
Lưu Bị, tay trái đẩy nắm đấm Quan Vũ xuống, tay phải nắm chặt cổ tay Trương Phi tách ra, sức mạnh của ông quả thật là không thể ngờ nổi!

Nói rồi Trương Phi bảo là mình cố tình gây sự với Vân Trường vì thấy ông là một trang hảo hán, muốn kết bạn thông qua võ thuật, ai ngờ hôm nay gặp được cả Lưu Bị, vậy là cả 3 người mời nhau về nhà Trương Phi ngồi tâm sự. Từ đó dẫn đến sự việc kết nghĩa vườn đào nổi tiếng của 3 anh em Lưu – Quan – Trương trong thời loạn thế, mở ra hàng loạt điển tích chấn động lòng người về sau, lưu danh sử sách.

2. Tam anh chiến Lã Bố

Trận Hổ lao quan khi quân liên minh đối đầu với Đổng Trác là lần đầu tiên Lưu Bị xuất kiếm. Cùng với Trương Phi, Quan Vũ, ông xuất kiếm quyết chiến với Lã Bố, tạo nên một trong những cuộc đối đầu thú vị nhất thời Tam Quốc. Có thể, Lưu Bị vốn không muốn bộc lộ bản thân là kẻ võ phu, chỉ trong những tình thế bắt buộc thế ông mới thể hiện sức mạnh của mình.

Biết được võ nghệ thực sự của Lưu Bị, có lẽ chỉ có 3 người là Quan Vũ, Trương Phi và Lã Bố. Lã Bố từng cướp Từ Châu của Lưu Bị, tưởng như chỉ cần múa một đường kích là có thể hạ ngay Lưu Bị nhưng cuối cùng vẫn không làm gì nổi. Lã Bố thậm chí cũng không dám hại người nhà Lưu Bị, không dám công khai chọc giận Lưu Bị.

Tam anh chiến Lã Bố.
Tam anh chiến Lã Bố, một trong những giai thoại nổi bật nhất về 3 anh em Lưu – Quan – Trương, hoạn nạn có nhau.

Tại Bạch Môn Lầu, Lã Bố đã có ý định giết Tào Tháo nhưng nhìn thấy Lưu Bị ngồi đó nên đành phải thay đổi ý định. Vì vậy rất có thể Lưu Bị là một cao thủ võ nghệ ẩn thân không lộ diện. Trong ảnh là phương thiên họa kích của Lã Bố và kiếm của Lưu Bị chạm nhau, cảnh trong phim Tam Quốc 1994.

3. Lưu Bị dùng song kiếm đánh với đô đốc Hạ Hầu Đôn ở gò Bác Vọng. 

Sau khi về làm quân sư cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng bắt tay ngay vào xây dựng lực lượng ở Tân Dã. Tào Tháo nghe tin, điều đại tướng Hạ Hầu Đôn dẫn 10 vạn đại quân đi đánh Tân Dã. Lưu Bị giao quyền điều binh cho Khổng Minh. Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác Vọng.

Hạ Hầu Đôn
Hạ Hầu Đôn và cái giá quá đắt khi coi thường đương kim kỳ sỹ – Ngoạ Long tiên sinh, và cái kết…

Gia Cát Lượng sai Trương Phi và Quan Vũ phục kích 2 bên sườn gò Bác Vọng, chuẩn bị đầy đủ mồi lửa sẵn sàng thiêu cháy quân Tào khi có hiệu lệnh. Cũng theo kế này Khổng Minh cho Triệu Tử Long và Lưu Bị đi dụ địch, chỉ được thua không được thắng. Lần đầu tiên Triệu Tử Long ra đánh, thua chạy nhưng Hạ Hầu Đôn không dám truy kích theo vì sợ gặp mai phục. Nhưng một lúc sau lại có toán quân xông ra, lần này đích thân Lưu Bị xuất đầu lộ diện.

Việc để Lưu Bị, người đứng đầu quân đội ra nghênh chiến cho thấy Khổng Minh đã biết rõ thực lực của Lưu Bị, rằng ông không chỉ là một chúa công chỉ biết dùng nhân nghĩa và nước mắt để thu phục thiên hạ, mà còn sở hữu một sức mạnh tiềm tàng rất to lớn, có thể ‘đánh nhử’ đô đốc quân Tào là Hạ Hầu Đôn được. Vì nếu không phải là Lưu Bị, thì ngoài Triệu Tử Long, dù có cả Trương Phi, Vân Trường cũng không thể nào nhử đại quân địch vào bẫy của mình được. Đó chính là điểm then chốt của trận chiến này.

Lưu Bị lao ra, cầm song kiếm đánh tay đôi với Hạ Hầu Đôn một hồi. Mà Hạ Hầu Đôn là ai? Đó là một trong những viên tướng cưng của Tào Tháo, không phải dạng vừa. Lưu Bị có thể đánh ngang ngửa với ông, thì quả đúng không phải tầm thường rồi. Sau đó, vì phải diễn theo đúng kế của quân sư, nên Lưu Bị giả thua bỏ chạy thục mạng. Thế là cả Hạ Hầu Đôn và các tướng lĩnh dưới trướng lần này đều trúng kế, không còn ai đề phòng mai phục gì nữa, vì cơ hội chém đầu Lưu Bị đã rất gần trong tầm tay rồi, bèn thúc ngựa đuổi theo.

Màn
Màn so găng giữa Lưu Bị và Hạ Hầu Đôn, một người dùng song kiếm, một người dùng trường đao.

Quân Tào tiến vào rừng đến khi đêm xuống, lúc này tướng dưới trướng mới thưa rằng Hạ Hầu Đôn nên dừng truy kích, chuẩn bị rút quân vì nơi này không nên ở lâu, thì bất ngờ tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to. Quân Tào hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt, tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát.

Qua 3 điển tích này, mặc dù khá ‘mờ nhạt’, không phải là những chi tiết dễ thấy hay ấn tượng với khán giả, thế nhưng nó chính là phản ánh một khía cạnh khác của Lưu Bị, vị quân chủ nhà Thục Hán sau này, 1 trong 3 người có quyền lực nhất thời Tam Quốc. Lưu Bị quả là một người phi thường, rất đáng mặt được Tào Tháo khen là “anh hùng” trong thiên hạ!

Ánh Trăng

Hữu Bằng hiệu đính

Xem thêm: