“Luật Doanh nghiệp” mới của Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm nay. Những nội dung mới trong văn bản Luật này đã gây ra làn sóng cắt giảm vốn mới. Và điều này chỉ càng làm tăng thêm sự suy thoái kinh tế của Quốc gia này.

Những người trong ngành tiết lộ rằng chỉ riêng ở Thâm Quyến, có hơn 40.000 công ty đã giảm vốn trong nửa tháng qua, với số mức vốn giảm xuống ít nhất 10.000 nhân dân tệ. 

Trung Quốc đã thông qua Luật Doanh nghiệp mới sửa đổi bổ sung vào ngày 28 tháng 12 năm ngoái và luật này dự kiến có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm nay.

Điểm thay đổi đáng chú ý nhất trong Luật mới này là những quy định trong việc đăng ký thành lập hay mua bán các công ty trách nhiệm hữu hạn. Quy định mới nêu rõ số vốn góp của tất cả các cổ đông phải được các cổ đông thanh toán đầy đủ theo quy định tại điều lệ công ty trong thời hạn 5 năm.

Quy định này cũng áp dụng cho cả các công ty đã đăng ký và thành lập trước khi Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực. 

Sự điều chỉnh này được cho là khắc phục hạn chế của Luật Doanh nghiệp năm 2013. Khi trên thực tế, tại Trung Quốc một số công ty để mức vốn điều lệ hàng trăm tỉ đồng làm vỏ bọc để xin giấy phép kinh doanh. Một số công ty này sao đó hoạt động kinh doanh lừa đảo và phi pháp.

Mặc dù vậy, yêu cầu vốn góp mới điều chỉnh này đã gây ra làn sóng cắt giảm vốn của các công ty trên khắp Trung Quốc và 

Một nguồn tin chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung cho biết, chỉ tính riêng ở Trung Quốc, sau khi luật công ty mới nhất được công bố, đã có hơn 40.000 công ty làm thủ tục giảm vốn điều lệ. Để tránh các hình thức xử phạt của nhà nước khi luật mới có hiệu lực.

Các chuyên gia nhận định, làn sóng cắt vốn phản ánh sự thiếu tin tưởng của chủ doanh nghiệp vào nền kinh tế Trung Quốc hiện tại.

Đối với làn sóng giảm vốn hiện nay, còn có ý kiến cho rằng điều này phản ánh tình trạng suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Nhiều người chủ doanh nghiệp hiện không có tiền mặt trong tay nên họ không thể đóng các khoản như vốn điều lệ đã đăng ký này. 

Chưa kể, ở Trung Quốc các doanh nghiệp trước đây rất khó vay vốn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng hiện tại thì khác. Các ngân hàng cần các doanh nghiệp vay vốn doanh nghiệp nhưng họ lại không vay.

Sau 3 năm ĐCSTQ kiểm soát dịch bệnh, làn sóng đóng cửa doanh nghiệp, cùng với sự sụp đổ của ngành bất động sản Trung Quốc vào năm 2023 đã gây ra hàng loạt cú sốc trong ngành, trong đó có ngành ngân hàng. Triển vọng cho năm 2024 thậm chí còn ảm đạm hơn. 

Ngày 8/1, Eurasia Group, công ty tư vấn rủi ro chính trị lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã công bố báo cáo “Những rủi ro hàng đầu” mà thế giới phải đối mặt vào năm 2024. Báo cáo này liệt kê “sự thất bại của nền kinh tế Trung Quốc trong việc phục hồi” là xếp nó là một trong mười rủi ro hàng đầu trong năm nay.