Một bộ xương khủng long “còn nguyên thịt” đã được phát hiện tại một thành phố nhỏ tại Ấn Độ. Đây là một phát hiện chấn động với giới khoa học, bởi nó có thể lật đổ quan niệm cho rằng khủng long đã tuyệt chủng 65 triệu năm trước.

Nếu bạn xem phim ảnh, đọc báo, lướt web, … hoặc từng tự mình tìm hiểu về khủng long, hẳn bạn bắt gặp một thông tin đại loại như: thiên thạch đụng trái đất gây nên sự tuyệt chủng của giống loài này. Trên thực tế, từ trước đến nay, giới khoa học đã đưa ra và vẫn luôn không ngừng quảng bá cho một giả thuyết nói rằng:

Một tảng thiên thạch đã đụng phải Trái Đất vào 65 triệu năm trước, làm rung chuyển mặt đất, gây nên những trận động đất, sóng thần mang quy mô toàn cầu, làm biến đổi hoàn toàn khi hậu Trái Đất, từ đó khiến hoàn cảnh sinh tồn trở nên vô cùng khắc nghiệt, dẫn tới sự tuyệt diệt của loài khủng long.

Ảnh: .nydailynews

Giả thuyết này đã được lặp đi lặp lại, quảng bá trên nhiều ấn phấm sách báo, tài liệu, đến nỗi đã được coi như tương đương với sự thật. Tuy nhiên, khám phá gần đây tại một thành phố nhỏ tại Ấn Độ có thể sẽ khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ lại.

Một thợ điện khi đang quét sàn nhà tại một trạm biến áp ở Jaspur, một thành phố nhỏ thuộc bang Uttarakhand, Ấn Độ, đã tình cờ phát hiện ra xác chết một con khủng long cỡ nhỏ, lớn ngang một con mèo. Điểm đặc biệt là, con khủng long này còn “nguyên thịt”, phần thịt vẫn còn gắn liền trên phần xương.

Dựa trên hình dáng bên ngoài, loài khủng long này trông rất giống với Theropoda (Khủng long chân thú), một phân bộ của khủng long.

Bộ xương khủng long còn nguyên thịt được phát hiện tại thành phố Jaspur, Ấn Độ. Ảnh: .netdna-cdn
Ảnh: Pens News

Phân bộ khủng long này nổi bật với các khung xương rỗng và các chi gồm 3 ngón. Đây là một loài khủng long ăn thịt.

Ảnh minh họa loài khủng long chân thú Theropoda. Ảnh: imgrum

Video:

Tuy nhiên vấn đề nằm chính ở đây. Theo thuyết tiến hóa, khủng long đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Nhiều triệu năm trôi qua như vậy, đáng nhẽ ra tất cả những gì còn sót lại chỉ là những bộ xương hóa đá, các hóa thạch, bởi phần thịt (mô mềm) gắn trên xương sẽ phân hủy và biến mất không còn chút dấu tích. Do đó việc phát hiện một cá thể khủng long “bằng xương bằng thịt” chắc chắn là một khám phá chấn động. Bởi nó đặt dấu hỏi lớn cho thuyết tiến hóa.

Dấu hỏi này càng trở nên lớn, khi trên thực tế, những khám phá như vậy không hề hiếm, mà thực chất có rất nhiều. Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta đã phát hiện được những bộ xương khủng long chứa mô mềm, DNA, tế bào xương, tế bào máu, mạch máu, các protein như collagen, v.v.. Các bộ xương này không hóa thạch. Nói cách khác, chúng có niên đại không lâu, cách biệt với con số 65 triệu năm rất lớn.

Có thể lấy đơn cử một trường hợp ở Vỉa Hell Creek, bang Montana, Hoa Kỳ. Nơi đây chứa cả một bộ sưu tập xương khủng long phong phú, đa dạng.

Một số loài khủng long từng sống tại Vỉa Hell Creek.

Năm 1993, nhà cổ sinh vật học Mary Schweitzer tuyên bố tìm thấy tế bào máu khủng long bên trong một mảnh xương khủng long bạo chúa, mà trước đó đã được các nhà tiến hóa xác định “80 triệu năm tuổi”. Những tế bào máu này cho thấy con khủng long bạo chúa này không thể tử vong vào thời điểm 65 triệu năm về trước, bởi nếu vậy thì các tế bào máu đã phân hủy triệt để, biến mất không dấu tích.

Ảnh chụp một mẩu xương khủng long bạo chúa dưới kính hiển vi, cho thấy rõ các tế bào máu. Ảnh: Mary Schweitzer
Ảnh chụp một mao mạch của một con khủng long bạo chúa, cho thấy rõ một hồng cầu hình tròn. Ảnh: Mary Schweitzer

Năm 1997, khi Schweitzer quay trở lại đây, bà đã tìm thấy một bộ xương khủng long có mùi đặc trưng của xác chết. Bộ xương này đang bốc mùi phân hủy, một dấu hiệu cho thấy cá thể khủng long này tử vong chưa lâu. Và những ví dụ kể trên có rất nhiều.

Không chỉ vậy, một số bức tượng khủng long tại Mexico, và một số hình chạm khắc khủng long trên những tảng đá tại Peru, cũng cho thấy con người và khủng long xuất hiện trong cùng một khung cảnh. Đây là một dấu hiệu ám chỉ rằng, trong một thời quá khứ không quá xa xưa, có thể con người đã từng sống chung với khủng long, và điều này vượt quá khả năng nhận thức của thuyết tiến hóa về lịch sử của con người.

Quý Khải