Trong những năm 1786 – 1787, tại khu mỏ gần thành phố Aix- en – Provence (Pháp), người ta đã phát hiện những hiện vật của một nền văn minh chừng 300 triệu năm tuổi.

Trong cuốn sách “Khoáng vật học” của Bá tước Bournon có nói về một phát hiện đáng chú ý cả các công nhân Pháp cuối thế kỷ XVIII. Tác gải đã miêu tả chi tiết về phát hiện này như sau:

Trong những năm 1786 – 1787, tại khu mỏ gần thành phố Aix- en – Provence (Pháp), người ta đã tiến hành khai thác đá cho công trình tòa Công Lý. Đó là thứ đá vội mài sám sẫm, tương đối mềm, có đặc điểm là cứng lại rất nhanh khi gặp không khí. Giữa những lớp đá vôi là các lớp cát trộn lẫn đất sét chứa một hàm lượng vôi khác nhau, nhưng khi đã đào qua mười lớp đá vôi và sắp hết lớp thứ mười một, ở độ sâu 12 – 15m, những người công nhân ngạc nhiên phát hiện thấy phần dưới của lớp địa tầng này được phủ một lớp vỏ hến.

Thành phố Aix- en – Provence (Pháp) (Ảnh: The Telegraph)

Ở lớp đất sét cát giữa lớp đá vôi thứ mười một và mười hai, người ta phá hiện thấy những mảnh vỡ của các cột và khối đá được gia công – loại đá đang được khai thác tại mỏ. Cũng tại đó người ta còn tìm thấy tiền xu, cán búa và những vật dụng bằng gỗ khác hay những mẩu còn sót lại của chúng.

Nhưng thứ khiến những người công nhân chú ý là đầu tiên là một miếng đá dày khoảng 2,5cm có chiều dài 2,1m-2,4m. Mặc dù nó đã bị vỡ thành nhiều mảnh nhưng do không có mảnh nào bị thất lạc nên người ta đã phục hồi phiến đá hay tấm bảng này không mấy khó khăn. Hóa ra đó là một tấm mộc, tương tự như những tấm mộc được sử dụng hiện này trong xây dựng hay khai thác đá.

Khu mỏ gần thành phố Aix- en – Provence (Pháp) (Ảnh minh họa: theepochtimes.com)

Bá tước Bournon nhận xét:

“Những quần thể đá được gia công này còn giữ được nguyên vẹn hay một phần, nhưng những mảnh vỡ của tấm mộc, các dụng cụ bằng gỗ và những mẩu vụn của chúng đã biến thành mã não có màu sắc lấp lánh rát đẹp.

Như vậy là ở độ sâu 15m, dưới lớp đá vôi nguyên khối thứ mười một, người ta đã tìm thấy dấu vết của bàn tay con người, hơn nữa mỗi một hiện vật tìm được đều cho thấy chúng được chế tác ngay tại chỗ chúng được tìm thấy, Có nghĩa là con người đã có mặt ở đó từ rất lâu trước khi những lớp đá vôi được hình thành, và những người này đã đạt tới trình độ phát triển cao đến mức họ đã biết về nghệ thuật và thủ công, biết chế tác đá và làm cột từ đá”

Mặc dù Bá tước Bournon không đưa ra tuổi tác cho các vật thể, nhưng Roy Bainton đã viết trong cuốn sách “Sách Mammoth về hiện tượng không giải thích được” rằng đá vôi xung quanh khu vực khai thác đó có niên đại 300 triệu năm tuổi.

Chiếc bu lông cổ 300 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Tây Nam tỉnh Kaluzka (Ảnh: wiki)

300 triệu năm tuổi cũng là độ tuổi mà các nhà khoa học Nga đã xác định của chiếc bu lông có trong khối đá được tìm thấy ở Tây Nam tỉnh Kaluzka. Chiếc bu lông cổ 300 triệu năm tuổi cũng là một phát hiện gây chấn động vào những năm 1990.

Như vậy, phải chăng khoảng 300 triệu năm trước con người đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và có một trình độ văn minh tương đối cao.

Những thông tin về dấu vết của nền văn minh cổ ở Aix- en – Provence được đăng trên “American Journal of Science”(1) vào năm 1820. Tuy nhiên, thời bấy giờ nhiều nhà khoa học không coi những phát hiện như vậy là nghiêm túc bởi nó đi ngược lại thuyết tiến hóa, một học thuyết đang rất được ưa chuộng lúc ấy.

Cuốn sách “Khoáng vật học” của Bá tước Bournon (Ảnh: images-eu.ssl-images-amazon.com)

Nhưng ngày nay có rất nhiều dấu tích của các nền văn minh tiền sử cách chúng ta vài trăm nghìn năm, thậm chí là vài triệu năm đã được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới. Mặt khác, giới khoa học cũng đang dần từ bỏ học thuyết tiến hóa của Darwin vốn là một học thuyết chứa đựng nhiều sai lầm căn bản. Vì vậy, ta có thể tin tưởng vào những điều mà Bá tước Bournon đã viết.

Hy vọng

Chú thích:

(1) Tạp chí Khoa học Mỹ (AJS) là tạp chí khoa học lâu đời nhất của Hoa Kỳ, đã được xuất bản liên tục kể từ khi ra đời vào năm 1818 bởi Giáo sư Benjamin Silliman. Trọng tâm của tạp chí là về khoa học tự nhiên, đặc biệt là về địa chất và các môn liên quan.