Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA phát hiện ra một ngoại hành tinh gần như hoàn toàn màu đen do hấp thụ 94% ánh sáng chiếu tới nó.

Theo Iflscience, ngoại hành tinh này được gọi là WASP-12b, nằm cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng. Đó là một hành tinh khí khổng lồ với kích thước tương đương sao Mộc đang quay xung quanh ngôi sao chủ của nó. Nhiệt độ trên hành tinh này được ước lượng vào khoảng 2.500 ° C vào ban ngày và 1200° C vào ban đêm.

Theo nhóm nghiên cứu lập bởi các nhà khoa học tới từ Đại học McGill, Canada, và Đại học Exeter, Anh, hành tinh này có độ phản xạ 0,064 trên thang đo albedo, tương đương 1/20 độ phản xạ của Mặt Trăng của chúng ta với độ phản xạ vào khoảng 0,12.

Hấp thụ hầu hết ánh sáng, từ xa WASP-12b chỉ là một khối đen kịt (Ảnh: wasp-planet)

WASP-12b được phát hiện hồi năm 2008, quay quanh một ngôi sao thuộc chòm sao Auriga. Nó đã được nghiên cứu nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta có một cái nhìn về nó.

Nhà nghiên cứu hàng đầu Taylor Bell của Đại học McGill và Viện nghiên cứu về các hành tinh ngoại lai ở Montreal, Quebec, Canada cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ tìm ra một ngoại hành tinh tối như thế này. Hầu hết các hành tinh khí nóng phản xạ khoảng 40% ánh sáng từ sao chủ”.

Hành tinh này bị “ khóa” chặt chẽ với ngôi sao chủ của nó, do đó, một bên được rọi ánh sáng ban ngày vĩnh cửu và bên còn lại chìm trong bóng tối vô tận. Các nhà thiên văn học đã suy luận ra màu của nó bằng cách quan sát hành tinh đi ngang qua ngôi sao.

Nhưng ở cự ly gần, WASP-12b tựa như một hòn sắt nung đỏ do phải chịu bức xạ nhiệt cực lớn từ ngôi sao chủ (Ảnh: Sky & Telescope)

Điều này cho phép họ phát hiện có bao nhiêu ánh sáng được phản xạ bởi bề mặt vào ban ngày, nhưng các quan sát cho thấy về cơ bản không có ánh sáng phản xạ. Điều này có nghĩa là mặt bên đang hấp thụ tất cả ánh sáng từ ngôi sao chủ chiếu đến nó.

Nguyên nhân được cho là những đám mây không thể hình thành được trong điều kiện ban ngày trên hành tinh này. Do đó, nó nóng đến mức các phân tử hydrogen phân ra thành hidro nguyên tử và hấp thụ nhiều ánh sáng hơn.

Quỹ đạo WASP-12b vào khoảng 2 triệu dặm từ ngôi sao của nó. Khoảng cách gần này không chỉ làm cho nó cực kỳ nóng, mà còn khiến nó bị kéo thành một hành tinh hình dạng trứng. Nếu bạn nhìn nó từ khoảng cách gần, nó sẽ xuất hiện với màu đỏ than do nhiệt độ cao, tương tự như một thanh kim loại bị nung nóng.

Hoài Anh

Xem thêm:

Từ Khóa: