Những cách mà công nghệ điều khiển tâm trí của chúng ta có thể vượt quá các thói quen của chúng ta một cách đáng sợ, ví như mù quáng đi theo chỉ dẫn của GPS hay tìm kiếm thông tin về cái gì đó ngay lập tức bằng Google thay vì suy nghĩ kỹ hơn về nó.

Hiện đã xuất hiện các công nghệ dùng để cấy ghép và xóa ký ức trong não bộ, cũng như sử dụng bộ não của một người để kiểm soát hành động của người khác. Ở một thái cực khác của cuộc xâm chiếm não bộ của công nghệ, ngày càng có nhiều các thiết bị điều khiển bằng tâm trí, mà không cần phải động tay, đang được phát minh.

Sự pha trộn giữa máy móc-tâm trí là một hiện tượng đáng kinh ngạc, nhưng có lẽ cũng hơi làm chúng ta rợn tóc gáy.

Các nhà khoa học hiện có thể cấy ghép và xóa ký ức trong não chuột – liệu phải chăng não người sẽ là đối tượng tiếp theo?

Một nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Roberto Malinow, nhà khoa học thần kinh thuộc trường Đại học California, San Diego, đã sử dụng ánh sáng để kích hoạt các nơ-ron thần kinh của chuột. Họ đã gài một protein nhạy cảm với ánh sáng vào não chuột cùng với một mô cấy ghép mà có thể sản sinh ra một xung ánh sáng. Họ sử dụng phương pháp này để kích thích các nơ-ron có chức năng liên kết một phần não bộ có liên hệ với sự sợ hãi và một phần có liên hệ với việc xử lý âm thanh. Ảnh hưởng của nó cũng giống với việc hình thành phản xạ có điều kiện ở chuột như khiến nó sợ hãi một âm thanh đặc biệt nào đó bằng việc sốc điện.


Hình minh họa quá trình hình thành phản xạ có điều kiện ở chó.

Ảnh một con chuột và một chùm tia sáng. Ảnh: Shutterstock

“Chúng ta có thể tạo ra ký ức về một cái gì đó mà động vật chưa từng trải nghiệm trước đây,” Malinow trao đổi với tạp chíNature năm ngoái. Ngược lại, họ có thể xóa ký ức bằng một chuỗi xung ánh sáng khác. “Chúng ta đang đùa giỡn với ký ức như khi chơi với một cái yo-yo vậy,” Malinow nói.

“Chúng ta đang đùa giỡn với ký ức như chơi với một cái yo-yo”.

— Roberto Malinow , nhà khoa học thần kinh, trường Đại học California, Mỹ

Nếu một người liên kết với một cái máy có chức năng thu nhận tín hiệu não bộ và người khác lại liên kết với một cái máy khác có chức năng kích thích một phần não bộ, thì người thứ nhất có thể kiểm soát hành động của người thứ hai.

Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Washington do Rajesh P. N. Rao đứng đầu, đã xuất bản một nghiên cứu vào tháng 11/2014 trên tạp chí PLOS One, cho thấy một cách thực nghiệm tính khả thi của loại hình kiểm soát tâm trí này.

Một ý định muốn di chuyển tay phải của người A sẽ được thu nhận bởi chiếc mũ điện não EEG. Ý định này sẽ được gửi đến một chiếc máy tính có chức năng truyền tải nó dưới dạng các xung điện tới một cuộn dây diện trong phương pháp kích thích từ xuyên sọ trên đỉnh đầu người B, trang Live Science diễn giải. Tay phải của người B sẽ co lại. Tuy rằng nó không đạt được đến trình độ kiểm soát tâm trí như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng đây chính là một khởi điểm.


Mũ điện não EEG

Bộ headset EEG hiện đã cho phép người dùng tương tác với trang phục đang mặc, bằng cách kích hoạt sự thay đổi trên trang phục dựa theo cảm xúc của họ. Bộ headset này cũng cho phép người dùng chơi game từ xa.

XEM THÊM: Tại sao máy tính tân tiến nhất cũng không sánh nổi bộ não con người

Năm ngoái, tạp chí Smithsonian đã đưa tin về hai loại thiết bị thời trang lấy cảm hứng từ khoa học viễn tưởng là đuôi Shippo và tai mèo Necomimi. Cũng giống như việc một chú chó sẽ vẫy, hay gục đuôi xuống hoặc vểnh tai lên tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc của nó, những loại thiết bị thời trang này (nhìn bên ngoài chỉ đơn giản là đuôi và tai giả của động vật) sẽ phản ứng với trạng thái cảm xúc của người đeo. Thiết bị thời trang này sẽ đọc cảm xúc của người đeo dựa vào các tín hiệu não.

cong nghe kiem soat tri nao (2)Một cô gái đang thử trải nghiệm sản phẩm đuôi mèo Shippo tại Hội chợ Trò chơi Tokyo 2012 (Ảnh: Youtube)

Video giới thiệu đuôi mèo Shippo:

Video giới thiệu tai mèo Necomimi – cử động phản ứng với các trạng thái cảm xúc của người dùng.

Tại sự kiện Hackathon của AT&T năm 2014, nhà khoa học thần kinh Ruggero Scorcioni đã trình diện một thiết bị tương tự có chức năng đọc cảm xúc của con người. Thiết bị này được kết nối thông qua một chiếc smartphone, sẽ chặn hoặc chấp nhận cuộc gọi đến căn cứ theo trạng thái cảm xúc của người dùng.

Tara MacIsaac, Epoch Times
Quý Khải biên dịch Anh-Việt, Phan A biên tập