Khi nắm vững những kiến thước cơ bản về thành phần của câu, người học sẽ dễ dàng tạo dựng được câu như chơi ghép lego vậy.

Câu tiếng Anh được tạo dựng nên bởi 5 thành tố cơ bản gồm:

Chủ ngữ (Subject = S)

Động từ (Verb = V)

Tân ngữ (Object = O)

Bổ ngữ (Compliment = C)

Trạng ngữ (Adverbial = A)

5 thành tố này được xem là 5 cấu kiện cơ bản để lựa chọn rồi sắp đặt, lắp ghép theo một trật tự quy tắc nhất định để diễn đạt một ý nghĩa giao tiếp nhất định.

Trong tiếng Anh, có 7 mẫu câu cơ bản tùy theo sự có mặt và trình tự sắp xếp của các thành phần trên:

S – V

S – V – O

S – V – O – O

S – V – A

S – V – C

S – V – O – C

S – V – O – A

Chuyên mục sẽ cung cấp cho các bạn những hiểu biết cơ bản như: vai trò, chức năng, biểu hiện, vị trí của các thành phần. Bài học về chủ đề này gồm các phần:

Phần 1: Chủ ngữ (the Subject)

Phần 2: Động từ (the Verb)

Phần 3: Tân ngữ (the Object)

Phần 4: Bổ ngữ (the Complement)

Phần 5: Trạng ngữ (the Averbial)

Phần 6: Bài luyện tập

Tiếp theoPhần 1

II. Động từ

1. Vai trò, chức năng của động từ

– Động từ thể hiện một sự kiện, một hành động hoặc một trạng thái. Ví dụ:

Một sự kiện:

The United States launched a space-ship yesterday.

Mỹ phóng một con tàu vũ trụ ngày hôm qua.

Một hành động:

The dog bit John.

Con chó cắn John.

Một trạng thái:

She disappeared two years ago.

Cô ta biến mất cách đây hai năm.

– Động từ cũng quyết định những thành phần còn lại nào nào của câu có thể hoặc phải xất hiện tiếp theo trong câu (determines what other elements may or must occur in the clause).

Ví dụ:

Nội động từ (intransitive verbs) thì chỉ cần có chủ ngữ, không có tân ngữ và bổ ngữ, theo công thức S – V:

He is skiing.

S         V

Anh ta đang trượt tuyết.

Một số động từ thuộc loại này như: appear, come, die, fall, go, ski, lie, rise, wait…

Ngoại động từ (transitive verbs) thì sau đó phải có tân ngữ và theo công thức S – V – O:

He knows her address.

  S      V            O

Anh ấy biết địa chỉ của cô ta.

Có một số ngoại động từ có thể có 2 tân ngữ và theo cấu trúc S – V – O – O:

He sent me a Christmas card.

 S     V     O             O

Anh ấy gửi cho tôi thiệp chúc mừng Giáng Sinh.

Một số động từ thuộc hai loại này như: buy, loose, put, kick, give, meet, play, read, see, send, sell, teach, tell…

Nếu là động từ nối (linking verbs) thì sau nó phải có bổ ngữ và theo cấu trúc S – V – C:

She feels tired.

   S      V     C

Cô ta cảm thấy mệt.

Một số động từ thuộc loại này như: be, seem, appear, come, become, grow, prove, prove, remain, stay, look, smell, sound, taste, feel, …..

Có loại động từ có thể cần có tân ngữ và bổ ngữ và theo cấu trúc S – V – O – C:

He considers himself an artist.

   S       V               O          C

Anh ta coi bản thân anh ta là một nghệ sĩ.

Một số động từ thuộc loại này như: call, consider, declare, elect, find, keep, make, prove…

2. Hình thức biểu hiện

– Một động từ chính đã được chia ở hiện tại đơn, quá khứ đơn (a verb in simple present/ past tenses):

She likes coffee.

Cô ta thích cà phê.

He peeled her an orange.

Anh ta gọt cho cô một quả cam.

– Một cụm động từ gồm có động từ chính và các trợ động từ thể hiện các thời khác (a verb phrase):

We have been waiting for him for a long time. (thời hiện tại hoàn thành tiếp diễn)

Chúng tôi đợi anh ấy lâu rồi.

– Một động từ cụm (a phrasal verb) gồm một động từ và giới từ luôn đi kèm:

She usually gets up early.

Cô ta luôn thức dậy sớm.

Loại này có rất nhiều trong tiếng Anh, ví dụ: carry out, get up, go on, look around, pick sb up, put up with sb/ sth, run out of sth, show off, speed up, stand for, turn on,…

3. Vị trí của động từ trong câu

– Động từ thường xuất hiện ngay sau chủ ngữ:

My reply made my father angry.

     S             V           O             C

Câu trả lời của tôi khiến cha tôi tức giận.

My younger brother plays football every Saturday afternoon.

               S                      V         O                      A

Em trai tôi chơi bóng đá vào mỗi chiều thứ bảy.

Mai Thanh