Tiên học lễ, hậu học văn”, cuốn sách đầu đời của trẻ không phải để học tri thức, mà chính là học làm người. Chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ, ai cũng mong muốn trang sách đầu tiên đi vào tâm hồn trẻ sẽ là những bài học thấm đẫm lòng nhân. Đó không chỉ là tiếng Việt, văn Việt, mà chính là tâm hồn Việt. Với tâm nguyện ấy, Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tiểu mục “Tủ sách bé yêu” với những bài thơ, những mẩu chuyện nhỏ, vừa là ‘văn’, cũng vừa là cái ‘lễ’ làm người.

Bài đọc: Chăn trâu

Ai bảo chăn trâu là khổ?

Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu đội nón mê như lọng che. Tay cầm cành tre như roi ngựa. Ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằng!

Giải nghĩa:

– Nón mê: nón rách

– Ngất nghểu: ý nói ngồi trên mình trâu lấy làm đắc chí

Học tiếng: Nón mê — nga cành tre — lọng — roi — chim hót — bướm lượn — xanh biếc.

Bé trả lời:

– Ta thường chăn trâu ở đâu?

– Ta chăn trâu để làm gì?

– Đi chăn trâu có gì là thú vị?

Bản in:

Tủ sách bé yêu: Chăn trâu

Nội dung: “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”, lớp Dự Bị, 1935
Trình Bày: Tâm Minh

Từ Khóa: