Thiếu kẽm có thể dẫn đến chậm phát triển, dễ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn ở trẻ em, bệnh tiểu đường, bệnh Alzeimer và các chứng bệnh khác ở người lớn. 

Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người với 90% kẽm tồn tại trong cơ bắp và xương, 10% có vai trò quan trọng trong máu.

Những dấu hiệu khi cơ thể thiếu kẽm thường thấy trong các trường hợp khi lượng kẽm hấp thụ kém, khi tăng thất thoát kẽm khỏi cơ thể, hay khi nhu cầu cơ thể về chất kẽm gia tăng.

Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm:

1. Có bệnh mạn tính

Bệnh tiểu đường, Alzeimer, suy giảm nhận thức, xơ vữa động mạch, rối loạn thần kinh, các bệnh tự miễn, thoái hóa do tuổi tác, bệnh Wilson- các nghiên cứu cho thấy tất cả bệnh này có liên quan đến thiếu kẽm. Prasad và các nhà nghiên cứu khác cho rằng kẽm có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính vì nó đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và sự phát triển khỏe mạnh của tế bào. Thiếu kẽm làm tăng stress và viêm, từ đó gây ra các bệnh mạn tính.

2. Dễ bị nhiễm trùng

Như đã nói trên, kẽm là rất cần cho hệ thống miễn dịch. Thiếu kẽm làm tổn hại đến hệ thống miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên dễ bị nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.

fisole,bohnen,meckern,rindersteak,brot,buchweizen,kaese,collage,kuh,diaet,essen,energie,frisch,gruen,gesundheit,gesund,freisteller,fleisch,natuerlich,natur,ernaehrung,haferflocken,organisch,erbse,erdnuss,erdnuesse,erbsen,schweinefleisch,produkt,produkte,steak,wohlschmeckend,text,weizen,weiss,zink,landwirtschaft
Các thực phẩm giàu kẽm (Ảnh: internet)

3. Rụng tóc

Đôi khi thiếu kẽm sẽ gây rụng tóc, nhưng không phải cứ hay bị rụng tóc là thiếu kẽm bởi có rất nhiều điều gây ra rụng tóc.

4. Chán ăn

Kẽm có vai trò quan trọng trong cảm nhận vị giác và khứu giác. Vì vậy thiếu kẽm sẽ khiến bạn chán ăn, và thấy không ngon miệng.

5. Nghe kém

Một nghiên cứu trên 100 bệnh nhân cho thấy thiếu kẽm gây giảm sút thính lực. Cung cấp đủ lượng kẽm giúp cải thiện tình trạng nghe của nhiều bệnh nhân.

6. Phát triển không đầy đủ

Đối với trẻ em, nhận đủ kẽm là điều rất quan trọng vì kẽm có vai tro chủ yếu trong tăng trưởng tế bào. Thiếu kẽm khiến các bé không chịu ăn, chậm lớn, còi cọc, dễ bị tiêu chảy, chậm phát triển…

Dù các biểu hiện trên, có thể phản ánh nhiều tình trạng sức khỏe, bệnh lý khác nhau. Nhưng nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu kẽm, hãy bổ sung kẽm cho cơ thể bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như ngao, sò, hàu, cá biển… Trứng gà, các loại thịt đỏ và các thực phẩm họ đậu cũng rất giàu loại khoáng chất này.

Tú Linh

Xem thêm:


Chuyên mục Sức khỏe của ĐKN nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.