Bánh chưng cung cấp năng lượng lớn, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn bánh chưng thoải mái vì ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu đùm bánh chưng gồm: Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Vì là món ăn truyền thống, cho nên gần như nhà nào cũng có bánh chưng vào dịp Tết. Tuy nhiên, theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết trên báo VnExpress, bánh chưng, bánh tét là món ăn cung cấp năng lượng rất lớn. Bánh chưng làm từ gạo nếp, 100 g gạo nếp có 344 kcal. Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh.

Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50 g cung cấp khoảng 150 kcal, bằng một lưng bát cơm. Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2-3 miếng thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể, nguy cơ không kiểm soát được cân nặng có thể xảy ra.

Ảnh chụp màn hình (nguồn: cooky).

Cho nên, báo Tiền Phong đã khuyến cáo những trường hợp dưới đây không nên ăn bánh chưng, bởi sẽ gây hại cho sức khoẻ.

Người bệnh cao huyết áp và tim mạch: Đây là nhóm bệnh cũng cần tránh xa bánh chưng trong những ngày Tết. Bởi cả bệnh tim mạch và cao huyết áp đều kiêng cữ những loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo… sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị bệnh thận: Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo.

Người bị mụn nhọt: Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.

Người béo hoặc béo phì: Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn, nhất là bánh chưng rán.

Người bị bệnh tiểu đường: Tiểu đường là căn bệnh mạn tĩnh với rất nhiều biến chứng kèm theo. Khi mắc bệnh, bệnh nhân phải lưu ý rất nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày để duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

Vì thế trong những ngày Tết, người bị bệnh tiểu đường cần kiêng bánh chưng. Bởi gạo nếp là loại thực phẩm có có chỉ số GI cao, đây là yếu tố khiến cho lượng đường trong máu bị dao động và có thể tăng lên bất cứ lúc nào.

Nếu bệnh nhân bị bệnh tiểu đường muốn ăn bánh chưng, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. Và dùng kèm theo với một ít rau xanh, để kiềm chế khả năng hấp thụ đường.

Người bị đau dạ dày: Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu…

Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trên báo VnExpress, bánh chưng rán còn chứa nhiều chất béo hơn do được chế biến trong dầu mỡ, không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận.

Tuy rất giàu dinh dưỡng nhưng bánh chưng lại ít chất xơ và các loại vitamin, chất khoáng. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và ăn bánh chưng không bị ngán, chia sẻ trên tờ Sở y tế Hà Nội, ThS. Trịnh Hồng Sơn cho rằng, người sử dụng nên ăn bánh chưng kèm với rau xanh và hoa quả tươi. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng chung với dưa muối, dưa hành. Đây là các loại dưa muối phổ biến trong những ngày Tết, giúp người ăn cảm thấy đỡ ngán với các thức ăn nhiều dầu mỡ. 

Video xem thêm: 9 món ăn có ý nghĩa ‘năm mới gặp may’ của các nước trên thế giới

videoinfo__video3.dkn.tv||b9169807c__