Su hào có vị ngọt, mát, thường được chế biến thành các món ăn như: Luộc, xào, muối dưa… hoặc kết hợp với các thực phẩm khác để chế biến thành nhiều món ăn có hương vị cuốn hút. Ai cũng biết su hào ngon, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn nên ghi nhớ những điều dưới đây nếu muốn ăn loại củ này nhé.

Nghiên cứu của y học hiện đại, su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axit folic, vitamin C, kali, magiê và đồng, cung cấp cho cơ thể nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào.

Theo Draxe, su hào là một trong những loại rau củ quả có hàm lượng vitamin C cao hàng đầu, đáp ứng hơn 100% lượng vitamin C hàng ngày của bạn, chỉ bằng việc ăn một củ su hào cỡ nhỏ. Hàm lượng phytochemical trong su hào vô cùng quý giá, giúp cơ thể phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường, cholesterol cao, đồng thời cải thiện chức năng gan và thận.

Những trường hợp dưới đây nên ăn ít hoặc kiêng ăn su hào

Người bị bệnh tuyến giáp: Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong nhiều loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.

Người đau dạ dày, trẻ em: Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn các món chế biến sống từ su hào thì hàm lượng các chất sẽ cao hơn, có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.

Ngoài ra, những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. 

Ảnh minh hoạ (nguồn: VTC).

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ trên tờ Helino, trong Đông y, củ su hào có vị ngọt nhạt, tính mát được sử dụng để chữa viêm loét hành tá tràng, người có nước tiểu đục, tiểu tiện nhỏ giọt, viêm xoang, đại tiện xuất huyết…

Tuy nhiên, ăn nhiều su hào có thể gây hao tổn huyết khí: Các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào, bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu cho nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.

Su hào không nên nấu cùng cá

Trong chế biến món ăn, những loại rau củ giàu nitrat không nên kết hợp với cá như: Củ dền, cà rốt, khoai tây, cải xoắn, cải bó xôi, cải bắp, xà lách, bầu bí và trong đó có củ su hào.

Trên tờ Khoa Học & Đời Sống lý giải, nitrat được dùng nhiều trong những loại phân bón và các loại thuốc kích thích sự phát triển, cùng những chất bảo quản thịt và cá. Nếu hàm lượng vừa đủ, chất này sẽ giúp rau, củ xanh và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, khi vượt mức cho phép nitrat có trong rau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở…

Nitrat trong rau có thể phản ứng với một số chất trong thực phẩm môi trường, điển hình là những gốc amin tự do có trong cá. Khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo nên hợp chất mới là nitrosamin – tác nhân gây ra ung thư.

Video xem thêm: Khám phá những công dụng thú vị từ kẹp giấy 

videoinfo__video3.dkn.tv||adf7fee01__