Mariam Gwynne đến từ Scotland, là mẹ của 2 đứa trẻ sinh đôi 5 tuổi, Naomi và Isaac. Cuộc sống với cô không phải lúc nào cũng đơn giản bởi vì 2 đứa trẻ sinh ra đều mắc bệnh tự kỷ. Lần đầu tiên đưa Naomi đến trường, cô thấy rất hồi hộp. Cô không biết liệu con gái mình có thể thích nghi được hay không và liệu rằng những đứa trẻ khác có chế giễu con bé?

co be tu ki khien giao vien roi le
(Ảnh: Facebook/Miriam Gwynne)

Tuy nhiên, không như những gì cô Mariam suy nghĩ và lo lắng. Vào cuối buổi học cô nhận được cuộc gọi từ giáo viên của Naomi. Giáo viên muốn chia sẻ về cách ứng xử như một người hiểu biết của Naomi ở trường. Miriam không thể tin được những điều mà cô nghe về con mình.

Giống như mọi người mẹ, tôi vô cùng lo lắng khi lần đầu tiên con mình đi học. Thậm chí khi tôi mặc áo sơ mi và buộc dây giày cho con bé, tôi tự hỏi rằng liệu trường học có đúng là nơi dành cho con bé hay không”.

Tôi có nhiều lý do để lo lắng cho Naomi vì lần đầu tiên đến trường, bé vẫn không thể tự mình mặc quần áo và chưa học được cách tự đi vệ sinh. Naomi bị chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ và câm chọn lọc. Mặc dù từng ở nhà trẻ nhiều hơn một năm so với các đứa trẻ khác, Naomi vẫn là một trong những đứa nhỏ nhất ở trường  mới này.

Thêm vào đó, con bé luôn đeo rất nhiều vật nặng bất kể nó đi đâu. Thậm chí nó mới có 5 tuổi, tuổi còn rất nhỏ, cơ thể còn rất yếu ớt. Tôi thường tự hỏi các chuyên gia liệu có biết được trọng lượng mà những đứa trẻ phải mang trên vai hàng ngày không?

Cũng như em gái, người anh sinh đôi của bé cũng bị tự kỷ nhưng thậm chí còn cần phải chăm sóc phức tạp hơn. Isaac có các khối u, bị tự kỷ nghiêm trọng, hay có hành vi quậy phá, chậm phát triển tổng thể và không thể nói được. Naomi phải sống với hoàn cảnh với người anh của mình như vậy ở độ tuổi còn rất mỏng manh, dễ vỡ.

Liệu con bé sẽ xoay sở như thế nào khi không ở với anh trai trong khi trường học của anh cách xa tận hơn 22 cây số. Liệu có ai biết được lúc nào nào con bé cần gì khi nó không thể nói? Liệu sự lo lắng, dễ bị tổn thương và cơ thể nhỏ bé của con bé có khiến nó trở thành thành nạn nhận bị bắt nạt không?

Tôi cứ cảm thấy lo lắng và luôn suy nghĩ tự hỏi bản thân như vậy.

Nhưng một điều gì đó đã thay đổi trong tuần đầu tiên bé Naomi đi học. Một ngày, trợ giảng của lớp Naomi kể rằng cô con gái nhỏ bé, yếu ớt và trầm lặng của tôi đã thay đổi toàn bộ lớp học gồm những em học sinh mới dù không nói một lời nào.

co be tu ki khien giao vien roi le
(Ảnh: Facebook/Miriam Gwynne)

Sự tình là, lớp học này cũng có 2 đứa trẻ khác trong lớp im lặng, không nói nhưng với lý do rất khác biệt: “2 em là người Nga và không biết tiếng Anh. Để giúp cho việc dạy dễ dàng hơn, con gái tôi được xếp ngồi cạnh 2 em này. Nhờ đó người trợ giảng cùng lúc có thể giúp tất cả 3 em một lúc. Nhưng không ai trong số những giáo viên của lớp có thể nói tiếng Nga, và mọi người đều cố gắng để tìm ra cách tốt nhất giúp nhóm 3 em học sinh đặc biệt này trong một lớp học phổ thông bình thường.

Giáo viên giảng bài trên lớp và các em học sinh ngồi trên sàn. Naomi ngồi chăm chú lắng nghe và rồi quay trở lại ghế ngồi. Giáo viên yêu cầu các em vẽ một bức tranh và viết tên mình trên đó. Khi tất cả các bé đều háo hức bắt đầu lấy bút và bút chì để vẽ thì Naomi chỉ ngồi ở đó. Con bé dõi theo khi trợ giảng đang gắng sức để giúp 2 em học sinh người Nga vì 2 em không hiểu cần phải làm gì.

Lúc đó có một đứa trẻ khác làm người trợ giảng sao lãng. Naomi đứng dậy và đi qua chỗ 2 em kia. Con bé lấy bình nước từ trên bàn và kéo nó sang để cạnh chúng. Và một cách yên lặng, con bé nắm lấy tay từng bạn chỉ vào biển tên của chúng rồi chỉ vào phần đầu của tờ giấy. Sau đó, Naomi nhặt viên phấn, bắt đầu đánh dấu trên tờ giấy rất nhẹ nhàng và chỉ về phía những đứa trẻ khác đang làm.

Những đứa trẻ đã rất cố gắng giao tiếp với nhau mà không dùng ngôn ngữ. Và rồi 2 đứa trẻ người Nga chậm rãi viết tên mình xuống tờ giấy và bắt đầu vẽ. Naomi nhìn 2 người bạn và mỉm cười. Lúc đó con bé mới quay lại ghế của mình để viết tên mình.

Người trợ giảng đã khóc và giáo viên đứng lớp đã theo dõi những gì diễn ra.

Một đứa trẻ hầu như không thể làm gì như Naomi đã đem đến cho giáo viên một bài học ngày hôm đó. Một đứa trẻ bị rối loạn giao tiếp thật sự đã cho họ thấy giao tiếp là thế nào.

Naomi thậm chí không biết một từ tiếng Nga. Tuy nhiên sống với người anh trai không nói được với những nhu cầu chăm sóc đặc biệt đã giúp con bé có thể thay đổi được toàn bộ lớp học dù không nói một từ nào. Con bé không cần nói thành lời để có thể giúp đỡ người khác.

Tôi vẫn có những lo lắng. Nhưng tôi biết rằng với tất cả những gì mà Naomi phải trải qua, con bé có thể mang lại những điều tốt đẹp từ những tro tàn nguội lạnh. Và tôi không thể tự hào hơn về con bé được nữa“.

co be tu ki khien giao vien roi le
(Ảnh: Facebook/Miriam Gwynne)

Hơn 200.000 người đọc đã cảm động sâu sắc trước hành xử tuyệt vời của cô gái tự kỷ bé nhỏ. Hành động của Naomi cho thấy những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu bên trong, hơn chỉ là bề ngoài, và cô bé thực tế có thể hiểu và kết nối được với người khác.

co be tu ki khien giao vien roi le
(Ảnh: Facebook/Miriam Gwynne)

Theo Hefty
Hồng Dương biên dịch

Xem thêm: