Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có cách bài trí hoa quả và mang ý nghĩa rất khác nhau mà không phải ai cũng tỏ tường. 

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu biểu trưng cho mơ ước được ngũ phúc: sung túc, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình an. Ngũ quả còn biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Khi xuân về nắng ấm, mọi người sẽ kính dâng lên ông bà tổ tiên để tỏ lòng biết ơn. Song cách bày mâm ngũ quả theo từng vùng miền lại khác nhau.

Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm
Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.

Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm
Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm
Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm
Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm

Các loại quả thường được bày biện trên mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc như: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi… đặc trưng của khí hậu của miền Bắc.

Quả phật thủ: Bàn tay phật nhằm bảo vệ gia đình.

Bưởi: Mong muốn an khang thịnh vượng; màu vàng ứng với Kim.

Quả chuối: Tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc

Quả sung hoặc quả mây: Mang đến sự sung túc, no ấm, màu xám ứng với Thổ

Quả quất, quả hồng: Biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa

Quả lê hoặc dưa lê: Sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy

Ngoài ra, nhiều gia đình còn chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.

Mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản

Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm
Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm

Người dân miền Trung không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Hơn nữa, người miền Trung có sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả được bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…

Miền Nam bày mâm ngũ quả cầu kỳ

Mâm ngũ quả của miền Nam không được bày theo quan niệm ngũ hành nhưng rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả cúng gia tiên. Họ không chọn chuối để bày vì phát âm khá giống từ “chúi” được hiểu là sự nguy khó và không may mắn, quýt cũng là loại quả không có trên mâm ngũ quả vì có câu “quýt làm cam chịu” hay lê, táo được coi là “lê lết, đổ bể, làm ăn thất bại”.

Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm
Cách bày mâm ngũ quả chuẩn ngày Tết để rước lộc cả năm

Người miền Nam sẽ bày các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “cầu – sung – vừa – đủ – xài”.

Ngoài những mâm ngũ quả được bày biện theo truyền thống. Những năm gần đây, các gia đình còn trang trí mâm ngũ quả cách điệu, theo phong thủy với họa tiết, bài trí sống động. Thậm chí, ngày nay hoa quả ngày càng phong phú, mâm ngũ quả dần trở thành mâm thập quả.

Mỹ Duyên