Bị chồng ruồng bỏ khi đang mang thai 5 tháng, Kathy Ma, một phụ nữ gốc Trung sinh sống ở San Francisco, Hoa Kỳ trong suốt 12 năm đã rơi vào trạng thái trầm cảm vô phương cứu chữa. Cuộc đời của cô và gia đình hẳn sẽ mãi trôi trong vô vọng nếu như không có một ngày…

Kathy Ma, năm nay 53 tuổi, là một chuyên viên tư vấn thuộc lĩnh vực tài chính kế toán. 12 năm trước, giữa lúc cô đang có bầu 5 tháng, chồng cô đã nhẫn tâm bỏ nhà đi theo một phụ nữ khác.

Ngày hôm nay, cô bình thản kể về quãng đời u ám đã qua:

Lúc đó tôi chỉ nghĩ đến cái chết, chỉ có chết mới giải thoát tôi khỏi những đau đớn tinh thần không gì bù đắp nổi”.

Dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm bắt đầu khi trong tôi có những cơn hoảng loạn, căng thẳng vô cớ, không thể kiểm soát. Đang yên đang lành, bỗng dưng tôi thấy lo lắng, sợ hãi, cơ thể bạc nhược, mệt mỏi rất khó chịu. Tôi đã khóc rống lên và chỉ muốn chết.

Những lúc như thế, bố mẹ phải dùng dây trói chặt hai cánh tay tôi ra đằng sau, ngăn tôi vớ lấy con dao hay tìm cách nhảy qua cửa sổ. Nhiều lần cơn bệnh nặng kéo đến, tôi ngất lên ngất xuống như cái xác không hồn.

Hết cơn, tôi sẽ bình tĩnh và trở về trạng thái bình thường trong vài ngày, nhưng sau đó cơn hoảng loạn khác lại đến, từng đợt, từng đợt. Vì tình trạng sức khỏe tồi tệ và không thể dự đoán trước, cuộc sống của cả gia đình tôi luôn bị đặt trong tình trạng nơm nớp, bất ổn.

Kathy và con trai sau lễ tốt nghiệp mẫu giáo (Ảnh: NTD Ấn Độ)

Chồng tôi bỏ đi giữa lúc tôi mang thai 5 tháng. Sau khi sinh, trở thành một bà mẹ đơn thân bệnh tật, không công ăn việc làm, tôi phải dựa dẫm hoàn toàn vào cha mẹ già, không chỉ về kinh tế mà cả về việc nuôi dưỡng con trai nhỏ. Tôi chìm trong cô đơn, tủi hổ, bệnh trầm cảm trở thành mãn tính. Tôi luôn mặc cảm mình vô dụng và chỉ thiết tha được chết, được tự chấm dứt cuộc đời mù mịt không lối thoát của mình.

Con tôi đã thật bất hạnh vì có người mẹ như tôi. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, do bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, nên khi sinh ra cho đến tuổi đi học, cháu đã không nói, không rằng. Ban đầu, chúng tôi nghĩ cháu bị câm bẩm sinh. Đưa đi khám, bác sỹ khẳng định hệ thanh quản của cháu hoàn toàn bình thường, chỉ là cháu chậm nói hoặc không muốn nói mà thôi. Lên 6 tuổi, đến trường, cháu mới bắt đầu nói, nhưng cũng rất ít. Con trai tôi cũng bị trầm cảm như tôi.

Mỗi khi tôi rơi vào trạng thái mất kiểm soát kịch phát của cơn bệnh, bố mẹ tôi sẽ cố gắng giữ con trai tôi ở một phòng khác. Nhưng ở đó cháu vẫn có thể nghe thấy tiếng tôi la hét. Những lúc như vậy, cháu sợ lắm. Có một lần, sau khi tôi bình tĩnh lại, con tôi buồn bã khóc và nói với tôi: “Mẹ ơi, đừng bỏ con lại một mình ở đây, cho con đi với mẹ”. Bố mẹ tôi giàn giụa nước mắt, trách móc tôi: “Con nghĩ chỉ có con mới đau khổ hay sao? Hãy nhìn thằng bé kìa! Nó còn đáng thương hơn con đấy. Nỡ lòng nào mà con đối xử với nó như thế?”

Nghe vậy, tôi cảm thấy vô cùng có lỗi nhưng rồi chỉ có thể tự nhủ: “Con trai tội nghiệp, vậy thì hãy chết cùng mẹ.”

Trong suốt 12 năm, bệnh tình của tôi không hề thuyên giảm. Theo chu kỳ mỗi tuần một lần nó đến hành hạ thân thể và tinh thần khiến tôi càng lúc càng yếu nhược. Không biết bao nhiêu tiền của bố mẹ tôi dành dụm cả đời đã vì tôi mà lần lượt ra đi. Hết bác sỹ tâm lý này đến chuyên gia y tế đầu ngành nọ, ai gặp tôi rồi cũng lắc đầu bó tay. Tiền mất mà bệnh không đỡ được phần nào.

Là một tín đồ Cơ đốc giáo, hàng tuần tôi đều đi lễ nhà thờ. Việc này tuy có giúp tinh thần tôi khởi lên đôi chút nhưng cũng chẳng được bao lâu. Mong muốn tự tử luôn sẵn sàng quay trở lại thôi thúc tôi hành động bất cứ lúc nào. Cả gia đình tôi sống trong sự sợ hãi thường trực.

“Từ sâu thẳm trong tim tôi bắt đầu cảm nhận được một nguồn hy vọng”

Năm 1997, tôi được một người bạn giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), là một phương pháp tu luyện cổ xưa của Trung Quốc, bao gồm các bài giảng, thiền và các bài khí công nhẹ nhàng.

Sau khi xem hết các video bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp môn này, tôi chợt phát hiện một sự việc kỳ lạ. Từ khi còn học trung học tôi đã có một cái nang mụn nằm phía dưới cánh tay phải. Mỗi khi nó sưng viêm thì cả cánh tay tôi tê dại, đau đớn, không viết bài được. Phải mất hàng tuần dùng kháng sinh nó mới xẹp xuống, nhưng cũng không khỏi hẳn. Vậy mà, chỉ sau khi xem hết các bài giảng, cái nang mụn tự nhiên biến mất, không cần đến một viên thuốc nào.

Tuy vậy, lúc ấy tôi chỉ nghĩ sự biến mất của cái nang chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

Kathy Ma biểu diễn trong đoàn nhạc Thiên Quốc (Ảnh: NTD Ấn Độ)

Năm 1999, cũng người bạn ấy mời tôi tới tham dự một buổi học Pháp nhóm của những học viên Pháp Luân Công. Khi chúng tôi tới nơi, mọi người đang đọc đến phần “Mất và Được” trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp chỉ đạo các học viên tu luyện. Tôi cũng ngồi xuống và cùng đọc, đột nhiên tôi như cảm nhận được một màn sương mù tan nhanh trong đầu não tạo ra một sự thông thấu cho tôi hiểu trọn vẹn mối quan hệ giữa được và mất trong suốt cuộc đời tôi. Tôi tự nhủ: “Mọi điều giải thích trong cuốn sách thật rành mạch, rõ ràng”. Trở về nhà, ngay lập tức tôi bắt đầu tự đọc cuốn sách và chỉ sau vài ngày tôi đã đọc xong.

Mặc dù theo đạo Cơ đốc, nhưng tôi không hiểu được nhiều điều trong Kinh Thánh. Ví như, tại sao con người được tạo ra từ đất sét? Hay khi một người bị tát vào một bên má, tại sao người ấy lại phải “chìa nốt má bên kia”? Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, tất cả các câu hỏi của tôi đều được giải đáp. Tôi bắt đầu hiểu ra rất nhiều điều. Tôi tiếp tục đọc đi đọc lại chín bài giảng trong cuốn sách, không gián đoạn.

Đó cũng chính là thời điểm Đảng CSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công ở Đại lục. Đã từng trải qua những năm tháng tận mắt chứng kiến sự man rợ của chính quyền trong các chiến dịch đàn áp đẫm máu trong quá khứ (ví dụ như vụ Thiên An Môn 1989), cha mẹ tôi vô cùng kinh sợ. Nỗi sợ ấy hằn sâu vào tiềm thức, trở thành sự ám ảnh không thể phai mờ, khiến cho họ, ngay cả khi đã định cư ở Hoa Kỳ, vẫn nhất mực bắt tôi phải từ bỏ Pháp Luân Công. Cha mẹ tôi còn dọa sẽ không chăm sóc cháu trai nếu tôi không nghe lời ông bà, mà vẫn khăng khăng tu luyện.

Lúc này tôi chưa học các bài công pháp, nhưng mặc cho bố mẹ phản đối cỡ nào, may mắn thay, tôi vẫn không ngừng đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi lên mạng Internet và đọc tất cả các kinh văn của Pháp Luân Công. Mẹ tôi rất ngạc nhiên khi thấy tôi đọc rất nhiều, bởi bà biết tôi chưa bao giờ thích đọc sách khi còn trẻ.

Đọc các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp và nỗ lực thực hiện theo các nguyên lý trong cuốn sách, dần dần tâm tính của tôi được cải thiện, các cơn bệnh cũng xuất hiện thưa dần. Từ một tuần một lần, xuống còn một tháng một lần, rồi đến vài tháng mới xảy ra một lần. Từ sâu thẳm trong tim tôi bắt đầu cảm nhận được một nguồn hy vọng.

Kathy và bà mẹ 84 tuổi (Ảnh: NTD Ấn Độ)

Nhưng bệnh của tôi vẫn chưa dứt hẳn, cho đến một ngày…

Tôi sẽ không thể nào quên được giây phút kinh hoàng khi cơn hoảng loạn cuối cùng kéo đến tấn công tôi, sợ hãi tột cùng, co quắp, đau đớn, hầu như bất tỉnh. Bố mẹ tôi cuống cuồng, vì đã lâu tôi không bị lại những cơn kịch phát nghiêm trọng như vậy. Đột nhiên ông bà nghĩ đến các bài giảng Pháp mà tôi thường xuyên nghe. Ông bật băng giảng Pháp cho tôi, và thật kỳ diệu, ngay lập tức tôi lấy lại được bình tĩnh.

Tiếp tục nghe các bài giảng, đến phần người tu luyện Đại Pháp không được sát sinh, tôi chợt hiểu ra rằng tự tử chính là hành vi sát sinh nghiêm trọng nhất, bởi nó lấy đi sinh mệnh của một con người, và tự mình chối bỏ trách nhiệm thực hiện những điều mình cần phải làm trong cuộc đời. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi bỗng nhận ra những suy nghĩ bất thiện từ trước đến nay không thật sự xuất phát từ trái tim tôi, mà nó chỉ đến từ những mặc cảm tự ti và cảm xúc tiêu cực hình thành theo lối mòn trong quá khứ. Một cách rõ ràng, tôi biết rằng tôi không muốn những suy nghĩ đó, đồng thời phản đối, phủ nhận nó và tin tưởng hoàn toàn vào một tương lai tốt đẹp. Thật kinh ngạc, kể từ khi khởi được chính niệm mạnh mẽ, tôi đã hoàn toàn được giải thoát khỏi những cơn hoảng loạn. Mười hai năm chịu đựng thống khổ đã thực sự chấm dứt.

Con trai tôi bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp với tôi và cũng được hưởng rất nhiều lợi ích. Tháng 5 năm 2006, mẹ con tôi cùng tham gia vào một cuộc diễu hành với Đoàn nhạc Thiên Quốc. Cuối tháng đó, vào một buổi lễ khác, khi các thành viên của ban nhạc tập trung lại, họ đều nhận ra sự thay đổi của con trai tôi, “Hãy nhìn con chị kìa, cháu đang cười tươi đấy”, một học viên nói. Tôi đã trào nước mắt: “Vâng, cháu đúng là tưởng rằng sẽ chẳng bao giờ cười nữa chị ạ”. Con trai tôi đã mỉm cười lần đầu tiên sau biết bao nhiêu năm mắc căn bệnh trầm cảm.

Từng ngày, từng ngày chứng kiến những thay đổi kỳ diệu của tôi và cháu trai, bố mẹ tôi dần dần cũng đã ủng hộ chúng tôi tu luyện. Đến năm 2008, ông bà cũng bắt đầu bước vào tu luyện.

Giờ đây căn nhà của chúng tôi đầy ắp tiếng cười. Uy lực siêu thường của Đại Pháp cùng năng lượng từ bi của việc thực hành Chân Thiện Nhẫn đã hồi sinh cuộc đời của tất cả chúng tôi.

*Ghi chú của Ban biên tập: Pháp Luân Đại Pháp (hay còn được gọi là Pháp Luân Công) là một môn tu luyện thiền định cổ xưa của Phật gia lấy việc đồng hóa với đặc tính căn bản của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn làm cơ sở giúp người tu luyện cải thiện sức khỏe, đề cao đạo đức và tăng trưởng trí huệ.

Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, video các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp và các thông tin về môn tu luyện này qua 41 ngôn ngữ được tải xuống hoàn toàn miễn phí tại trang web: www.phapluan.org.

Theo NTD Ấn Độ 

An Nhiên