Trong tuyên ngôn cách đây 2500 năm của Cyrus Đại đế có đoạn:Ta sẽ không cho phép bất cứ ai chiếm hữu bất động sản và đất đai của người khác bằng vũ lực hoặc không đền bù. Chừng nào còn sống, ta sẽ chống lại thất nghiệp, và lao động cưỡng bức. Hôm nay, ta tuyên bố tất cả mọi người được tự do lựa chọn tôn giáo…”. Các học giả hiện đại nghĩ gì?

Trụ Cyrus (Prioryman / Wikimedia Commons) 

Người thâu tóm cả 3 châu lục: Đế quốc Achaemenes Ba Tư bao phủ Châu Á, châu Phi và châu Âu

Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus Đại đế đã gây dựng nên một Đế quốc Achaemenes Ba Tư rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới.

Quá trình chinh phạt của ông khiến cho “tất cả mọi dân tộc phải thần phục, mà không hề có ngoại lệ” – theo sử gia Herodotos.

Thật không ngoa khi nói ông là “vua của các vị vua” với những gì mà ông thực hiện và đạt được trong cuộc đời chinh phạt hơn 30 năm của mình.
Nhà chính trị và cải cách vĩ đại
Không chỉ là người có tài quân sự và tầm nhìn rộng lớn, ông còn là môt nhà chính trị và cải cách vĩ đại. Những gì ông làm được khiến mọi người đều tôn thờ ông như một vị thần.

Ảnh minh họa

Hoàng đế Cyrus Đại Đế đã để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông qua Sắc lệnh Khôi phục của ông.
Vì những chính sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái.

Thi hành chính sách tự do tôn giáo, văn hóa và tôn trọng nhân quyền

Ông luôn tôn trọng văn hóa cũng như tôn giáo của những vùng đất ông chiếm được, luôn có những chính sách vì lợi ích của người dân, ảnh hưởng về chính trị văn hóa của ông còn khiến người La Mã và Hy Lạp tôn sùng và noi theo.

Bằng cách cai trị mềm mỏng, ông vẫn duy trì vương vị và chế độ của những nước mình chiếm đóng. Thi hành chính sách tự do tôn giáo, văn hóa và tôn trọng nhân quyền đối với những nước dưới quyền ông.
Những tuyên ngôn khắc trên trụ Cyrus sau khi chính phạt Babylon được xem là Tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trong lịch sử.

Đấng ban luật và thu phục nhân tâm
Người Hy Lạp gọi ông là “Đấng ban luật”, một cách gọi thể hiện sự thành kính và ngưỡng mộ vị vua này.

Ngoài tài quân sự và sức mạnh của mình, có lẽ điều lớn nhất mà Cyrus Đại Đế có được chính là tài thu phục nhân tâm, điều mà ít vị Hoàng đế nào có được khi sở hữu sức mạnh tối cường như vậy.

Kinh thánh Cựu ước thường ghi lại lịch sử của người Do Thái và thường ít đề cập tới các vị vua ngoại bang, nhưng Cyrus Đại đế có lẽ là trường hợp ngoại lệ vô cùng đặc biệt.

Vị thánh cứu thế của dân tộc Do Thái, sứ giả do Chúa gửi tới 
Ông được nhắc đến như một vị thánh cứu thế của dân tộc Do Thái, là sứ giả của Chúa gửi tới. Sau cuộc chinh phạt Đế chế Babylon nổi tiếng, ông xuống chiếu truyền 40.000 người Do Thái bị đày xa xứ rời khỏi Babylonia và về lại Palestine.

Đúng như lời tiên đoán của Jeremiah về cuộc lưu đày của người Do Thái trong vòng bảy mươi năm, 40.000 người Do Thái đã được thầy tu Joshua và quan Tổng đốc Zerubabbel đưa về cố hương Jerusalem.
Không những thế, ông truyền lệnh cho họ tu bổ lại các đền thần ở Jerusalem. Như vậy là người Do Thái sẽ mãi mãi hết mực trung thành với vua Cyrus Đại Đế và Vương triều Achaemenes.

Alexander Đại đế tôn thờ Cyrus Đại đế

Lịch sử đã ghi lại rằng: Alexander Đại đế đã hai lần thăm viếng lăng mộ của vua Cyrus Đại đế, lần đầu vào năm 330 TCN và lần thứ nhì sau khi Alexandros Đại đế chinh phạt Ấn Độ.

Ảnh minh họa

Dù có nhiều vị vua quyền lực, nhưng hiếm có một người nào có được sự tôn thờ của dân chúng như ông.
Ông thu phục lòng người bằng chính những phẩm chất tốt đẹp của mình, sự lương thiện, trân trọng giá trị của con người giúp ông trở thành vị vua vĩ đại nhất Ba Tư: “vị vua của những vị vua”.

Trụ Cyrus: tuyên ngôn chấn động của một vị Đế Vương

Trụ Cyrus được phát hiện trong đống đổ nát của Babylon, thuộc Iraq hiện nay, vào tháng 3 năm 1879. Di tích cổ xưa này, được tìm thấy trong chân móng của đền ESAGILA của thành phố, được làm bằng đất sét nung, dài 22,5 cm.

Trên bề mặt được khắc chữ Akkad, ghi lại chi tiết cuộc chinh phục Babylon vào năm 539 TCN của vua Ba tư Cyrus Đại đế. Nó cũng mô tả việc bắt giữ Nabonidus, vị vua cuối cùng của Babylon. Trụ Cyrus này có niên đại từ năm 539 đến năm 530 TCN.

Nội dung ghi trên Trụ Cyrus mô tả tuyên bố của Cyrus về thúc đẩy tự do tôn giáo, chủng tộc và ngôn ngữ và cho phép những người tù bị người Babylon bắt giữ được trở về quê hương của họ.

Đồng thời ca ngợi Cyrus như ân nhân của người dân Babylon khi cải thiện cuộc sống của họ và phục hồi các đền thờ khắp vùng Lưỡng Hà và các nơi khác trong khu vực. Một số đoạn của văn bản ghi lại:

Ta công bố với các ngươi rằng ta sẽ tôn trọng các truyền thống, phong tục và tôn giáo của các dân tộc trong đế chế của ta và không bao giờ cho phép bất kỳ ai trong các thống lĩnh và cấp dưới của ta coi thường hay xúc phạm đến điều này trong khi ta còn sống. Từ bây giờ […] ta sẽ không bao giờ để bất cứ ai đàn áp người khác, và nếu điều đó xảy ra, ta sẽ trừng phạt những kẻ áp bức.”

“Ta sẽ không cho phép bất cứ ai chiếm hữu bất động sản và đất đai của người khác bằng vũ lực hoặc không đền bù. Chừng nào còn sống, ta sẽ chống lại thất nghiệp, và lao động cưỡng bức. Hôm nay, ta tuyên bố tất cả mọi người được tự do lựa chọn tôn giáo. Mọi người có thể tự do sống ở mọi nơi và kiếm một việc làm với điều kiện không vi phạm quyền của người khác”. [bản dịch của Gresham College, Anh]

Một số học giả cho rằng đây không chỉ là bản tuyên ngôn đầu tiên trên thế giới về quyền con người, mà còn là bản tuyên ngôn thể hiện sự tôn kính Thần trong một thời đại mà người và Thần cùng tồn tại trên mặt đất, thời mà các vị Thần thường xuyên hiện tướng ở nhân gian. 

Có đoạn viết trên Trụ:

Các vị thần của đất nước  Sumer và Akkad mà Nabonidus – trong cơn thịnh nộ của Chúa tể các vị thần – đã bị đày  ở Shuanna, theo mệnh lệnh của Marduk-Chúa tể vĩ đại, tôi trả lại cho họ sự bình yên vô sự trong các ngôi đền, những nơi phù hợp với họ“.

“Mong rằng tất cả các vị thần được ta trả lại đền, yêu cầu trung thành với ta và ghi nhớ những việc tốt của ta, hãy nói với Marduk, chúa tể của ta điều này: ‘Cyrus, vị vua mà các người sợ và con trai ông Cambyses, họ là những người đảm bảo lâu dài cho các ngôi đền, và dân chúng Babylon gọi phước lành dưới sự trị vì của ta. Ta đã cho phép tất cả các vùng đất  sống trong hòa bình“.

Trụ Cyrus thực sự là một văn bản tuyệt vời hé lộ các sự kiện từ cách đây hơn 2.500 năm, khiến những học giả hiện đại không ngừng suy ngẫm về sự kiện tìm thấy văn bản này:

Một vị Đại đế quyền lực lớn đến vậy nhưng tôn trọng quyền con người hết mực và yêu thương dân chúng, tôn kính Thần, đã để chúng ta tìm thấy lại được tuyên ngôn của Ông, phải chăng chính là đã giúp chúng ta có được một hình mẫu vĩ đại cho ngày nay?

Xuân Hà – Thái Tuấn