Theo truyền thuyết, thời đó chưa có la bàn, vào những ngày nhiều mây, người Viking định vị hướng đi trên biển một cách vô cùng chính xác bằng các “viên đá mặt trời”, các khoáng chất với các tính chất quang học đáng ngạc nhiên. Nhiều thế kỷ sau đó, các nhà nghiên cứu ngày nay vẫn cố thử tìm xem “đá mặt trời” là đá nào…

Từ cuối thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ 11, những người Viking đi hàng ngàn cây số, có lẽ đã khám phá Bắc Mỹ từ rất lâu trước khi Christopher Colombo. Toàn bộ họ thời đó không có la bàn, la bàn chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ mười ba.

Theo những viễn cảnh của Scandinavia, những người thuyền trưởng tuyệt vời này đã định vị nhờ sử dụng “viên đá mặt trời” để xác định vị trí chính xác của thiên thể này.

Denes Szaz từ Đại học Loránd Eötvös ở Budapest cho biết: “Giờ đây chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu để đá mặt trời là đá nào, để biết tính chính xác của phương pháp định vị này đối với các trường hợp mây che phủ… Điều đặc biệt là dù ở bất cứ nơi nào, dù mặt trời ở bất cứ đâu trên bầu trời, thì họ vẫn định vị được”. Denes Szaz là đồng tác giả của nghiên cứu công bố vào ngày 13 tháng 9 trong Proceedings of the Royal Society A. 

Vào năm 1967, nhà khảo cổ Đan Mạch Thorkild Ramskou đã dự đoán rằng “những viên đá mặt trời” này có thể là canxi, cordierit hoặc tourmaline. Những tinh thể này hướng chính xác về tia sáng mặt trời, giúp bạn có thể tìm thấy vị trí của mặt trời ngay khi mặt trời bị mây mù che khuất.

Đá tourmalin hồng màu dưa hấu liệu có phải “đá mặt trời” của người Viking?

Denes Szaz nói: “Kể từ sau dự đoán đó, lý thuyết này đã được chấp nhận và thường xuyên được kể ra mà chưa bao giờ nghiên cứu được chính xác nó là gì và hiểu được độ chính xác của phương pháp đó”.

Do vậy các nhà nghiên cứu Hungary đã bắt tay nghiên cứu về nó, thực hiện 1.080 phép đo trong các điều kiện thời tiết khác nhau và vị trí khác nhau của mặt trời trên bầu trời. Tất cả sử dụng ba loại đá đã được đoán định là canxit, cordierit và tourmalin.

Đá tourmaline màu rượu vang

Theo nghiên cứu, “calcite nhìn chung định vị chính xác hơn so với cordierit hoặc tourmalin“.

Theo nghiên cứu, có thể “đá mặt trời” rất đáng tin cậy khi “bầu trời không được che phủ hoàn toàn” và “mặt trời là 35 đến 40 ° phía trên chân trời ở hạ chí” hoặc “2 giờ trước giờ trưa vào thời điểm mùa xuân“, nhà nghiên cứu cho biết.

Trái lại, khi mặt trời lên cao nhất vào khoảng giữa trưa, hoặc khi mặt trời mọc hay lặn sau một bầu trời chói sáng, thì có thể người Viking có thể mất phương hướng.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giả thuyết của các nhà khoa học hiện đại về viên đá mặt trời kỳ diệu, thực chất viên đá mặt trời đó là gì, vẫn còn là một ẩn đố…

Một điều kỳ diệu là người Viking chỉ mất có 3-4 tuần để tới Greenland hay Bắc Mỹ, điều đó nói lên rằng “đá mặt trời” của họ là một dụng cụ GPS tuyệt vời và gần như không có sai số lạc đường…

Hà Phương Linh

Xem thêm: