Lưu Bị có lời cảnh giới còn lưu lại nhân gian: “Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm, đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm”, đối ứng với việc nói lời nào, nói như thế nào, kết cục khác biệt một trời một vực, nhiều người đã đích thân cảm thụ điều đó. 

Thế nhưng, lời nói ra có thể cứu người, cũng có thể lấy mạng người. Tạo thành nghiệp báo chẳng phải sẽ phản hồi về chính thân mình sao? Hãy xem hai câu chuyện chân thực hoàn toàn tương phản sau đây.

Hạ Xán Nhiên, tự Bá Ám, hiệu Đạo Tinh, là tiến sĩ khóa Ất Mùi năm Hoàng Lịch thứ 23 (1595). Ông là người phủ Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, tinh thông chư tử bách gia, thông hiểu sự vật cổ đại, học vấn uyên thâm. Quan chức đầu tiên của ông là chưởng quản triêu cận sính vấn, tiếp đãi tân khách chư hầu, sau này được thăng nhiệm làm Lại bộ chủ sự. Ông làm quan chính trực, đạo đức thanh cao, không mưu cầu tư lợi mà hết lòng vì phúc lợi của dân, dựa vào công lý, bình tĩnh không sợ hãi, nỗ lực tranh đấu cho dân, người dân nhờ vậy được nương tựa. Ông quan tâm dân sinh, trong tác phẩm của ông có một quyển mang tên “Chuẩn bị cho nạn đói” mà bối cảnh có liên quan đến trải nghiệm của chính ông khi còn trẻ.

Khi Hạ Xán Nhiên vẫn còn là một Nho sinh, Diêu Tư Nhân, tiến sĩ Đồng Ấp (tự Thiện Trường, hiệu La Phù, 1555-1646), đã là án sát ngự sử. Hạ Xán Nhiên từng làm ở mạc phủ của Diêu Tư Nhân, phụ trách văn thư, theo Diêu Tư Nhân đi tuần du thị sát Hà Nam. Đương thời, ở Hà Nam đang xảy ra nạn đói lớn, cuộc sống của lão bách tính vô cùng gian khổ. Hạ Xán Nhiên chứng kiến ​​​​cuộc sống gian khổ của nhân dân, bèn đặc biệt thảo một kế hoạch cứu đói, khuyến nghị ngự sử Diêu Tư Nhân khẩn cấp trình lên hoàng đế thỉnh cầu cứu trợ thiên tai.

Trước đó, ngự sử Diêu Tư Nhân đã tuần tra Sơn Đông và những nơi khác, ông trì pháp chính trực nhưng cũng rất nghiêm khắc, một số kẻ phạm pháp đã bị ông hình xử tử hình. Hà Xán Nhiên bình tĩnh không sợ hãi, cầu xin cho quảng đại bách tính Hà Nam, cuối cùng thuyết phục được Diêu Tư Nhân đệ trình lên triều đình kế hoạch cứu đói mà Hà Xán Nhiên đã soạn thảo.

Sau đó, Diêu Tư Nhân bị sốt rét, hồn phách bị bắt xuống địa phủ. Ngay khi bước vào địa phủ, một đám quỷ liền đến đòi mạng ông.

Diêm Vương hỏi ông: “Tại sao ngươi lại tử hình nhiều người như vậy?”

Diêu Tư Nhân trả lời: “Chức trách của ngự sử là chấp pháp phục vụ Thiên tử, những người này vì bản thân vi phạm pháp luật mà phạm tội chết.”

Diêm vương nói: “Làm quan, ngươi không thể hội đức hiếu sinh của Thượng đế, đối đãi nhân mạng thảo quan bách tính không có chút thương xót, tội nghiệt tự trọng, không cách nào giải thoát miễn tội!”

Diêu Tư Nhân nói: “Năm đó trong nạn đói nghiêm trọng ở Hà Nam, tôi đã đệ trình xin cứu trợ, hàng ngàn người đã được cứu sống, lẽ nào không thể bù đắp được sao?”

Diêm Vương đáp: “Đó là những gì Hà Xán Nhiên đã làm, đã định cho anh ta trung niên đại phú quý!”

Diêu Tư Nhân nói: “Đương nhiên là Hà Xán Nhiên viết, nhưng không có nỗ lực của tôi, những gì cậu ấy viết có thể được đưa lên trước mặt hoàng thượng không? Lẽ nào không thể chia một phần công lao đó cho tôi?”

Diêm Vương cảm thấy lời Diêu nói thực sự có lý, liền gật đầu, sau đó lệnh cho tiểu sứ lớn tiếng quát giải tán đám quỷ, thả Diêu Tư Nhân trở lại nhân gian.

Tranh: Diêm Vương xử án

Sau đó, ở tuổi 40, Hà Xán Nhiên quả nhiên đăng tiến sĩ, trở thành một quan chức thành đạt, làm quan đến Lại bộ thượng thư. Diêu Tư Nhân sau này cũng làm quan đến Công bộ thượng thư, sống đến 90 tuổi.

Mặc dù Hà Xán Nhiên chỉ là phụ tá của Diêu Tư Nhân, nhưng một Nho sinh xuất phát từ thiện tâm trắc ẩn, không sợ quyền quý, trái lại đã vận dụng tốt quyền lực trong tay bậc quyền quý để tạo phúc cho dân, tạo phúc cho bản thân, cũng tạo phúc cho bậc quyền quý Diêu Tư Nhân. Đương thời, Hà Xán Nhiên hữu đức vô danh mà có thể cứu được hàng ngàn người dân, tích được đại phúc âm. Người đang làm, Trời đang nhìn, trong u minh, địa phủ đã ghi nhận đại phú quý cho ông.

Nhưng trong nhân gian cũng có nhiều người cố chấp, chọn làm ngược lại thiện cử của Hạ Xán Nhiên. Chúng ta hãy xem một ví dụ của Dương Tuân. Dương Tuân tính nịnh hót, rất giỏi đoán tâm ý người khác, cứ từ ngoài kích động để lấy lòng quyền quý. Dương Khai, quan huyện Đan Dương, đoán sự quả quyết, nhưng tính cách bạo liệt tàn khốc. 

Dương Khai và Dương Tuân quan hệ thâm tình, hễ có việc gì cần làm liền nhất định đến thăm hỏi. Dương Tuân trong tâm luôn biết Dương Khai không đúng, nhưng không dám xoay chuyển ý tứ của Dương Khai, trái lại không ngừng nói những lời hoa mỹ tán dương.

Vào một ngày nóng nhất trong năm, Dương Khai đã dùng trượng đánh đập hơn bốn mươi nha lại và phạm nhân, dẫn đến cái chết của hai người. Dù như vậy, Dương Tuân vẫn quả quyết khen ngợi Dương Khai xử sự quyết đoán.

Sau đó, Dương Tuân mơ thấy mình đang ở một nơi xa lạ, một người mặc y phục vàng tím khiển trách ông ta, nói: “Kẻ tạo thành người đại ác như Dương Khai hôm nay chính là ngươi. Ngươi phải chịu tội.” Vài ngày sau, Dương Tuân quả nhiên lâm bệnh toàn thân mà chết.

Tại sao lại nói kẻ đại ác tạo ra Dương Khai ngày đó chính là Dương Tuân? Bởi vì Dương Khai mỗi khi có việc gì đều đến thăm hỏi Dương Tuân, biểu thị hư tâm của ông ta, bản thân còn chưa quyết định. Nếu Dương Tuân nhẹ nhàng khuyên bảo dụ đạo, thì hẳn đã có thể cứu được. Tuy nhiên đối với sự bạo hành của Dương Khai, Dương Tuân chỉ xơi xơi cổ động nhằm mục đích khơi thông quan hệ, lấy lòng quyền quý, điểm mấu chốt rốt cuộc và vì tư tâm của bản thân ông ta. Cuối cùng, người vô tội bị đánh chết, Dương Khai cũng bị truy tội. Quan địa phủ phán quyết tử hình Dương Tuân, đó là những gì ông ta phải chịu.

Tâm địa trong lời nói của Hà Xán Nhiên và Dương Tuân là tương phải rõ ràng, kết quả cũng khác biệt một trời một vực. Lời chúng ta nói ra có thể tạo thành thiện sự hay kết thành ác quả, thì kết quả đương nhiên cũng bất đồng, điều then chốt nhất nằm ở sự khác biệt giữa vị kỉ và vị tha, vì mình hay vì người! Lưu Bị có lưu lại lời cảnh giới nhân gian: “Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm, đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm”, quả nhiên là minh ngôn hiền đức, mẫu mực cho chúng ta ngày nay. (Tư liệu: “Đức dục cổ giám”)

Tác giả: Hoài Nhẫn Nhẫn, Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch