Mặc dù Pháp Luân Công nhấn mạnh đến tu luyện tâm tính, không dùng thời gian đả tọa bao lâu để làm tiêu chuẩn phán đoán tầng thứ cao thấp, nhưng thái độ chịu nhẫn chịu khổ vì kính Pháp kính Sư của các học viên Bắc Kinh khiến ông Hồng Cát Hoằng, người đã mười năm luyện võ thuật cũng không khỏi tự thán: “Họ tinh tấn như vậy, chúng tôi thật sự không theo kịp!”…

Vào cuối năm 1995, sau khi Nhiếp Thục Văn liên lạc với các học viên ở miền bắc, bà đã phỏng theo hình thức của Hoa lục, hiệp trợ mọi người mở “Lớp chín ngày học Pháp luyện công”. Bởi vì thời gian người Đài Loan học Pháp Luân Công tương đối muộn hơn so với Hoa lục, nhận thức đối với tu luyện và kinh nghiệm hồng truyền Pháp Luân Công đều có những khó khăn nên Nhiếp Thục Văn đã tích cực thuyết phục các học viên Đài Loan đến Hoa lục để tham gia trao đổi học Pháp.

Sau đó, các học viên từ Đài Loan đã đến Hoa lục ba lần để giao lưu. Có 26 vị học viên Đài Loan đã đến Bắc Kinh từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/1996 để tiến hành lần giao lưu đầu tiên; 50 người khác tham gia cuộc giao lưu 10 ngày vào tháng 2/1997; và lần thứ ba, vào cuối năm 1997, có 54 học viên Đài Loan đã lên đường tham gia cuộc họp giao lưu chia sẻ thể ngộ tu luyện tại Bắc Kinh; sau cuộc gặp gỡ giao lưu tại Bắc Kinh, họ đã đến Trường Xuân để giao lưu với các học viên quốc tế và trở về Đài Loan vào ngày 3/1/1998. Trong buổi họp giao lưu đầu tiên, Sư phụ Lý Hồng Chí cũng bất ngờ đến dự và giảng Pháp cho các học viên. Nội dung của bài giảng Pháp này sau đó đã được ghi chép lại, đưa vào bài “Giảng Pháp tại Hội nghị Giao lưu Quốc tế Bắc Kinh”.

Nhận thức tu luyện là thế nào

Liệu Hiểu Lam, trạm trưởng trạm phụ đạo Đài Bắc nói rằng: ba chuyến đi đến Hoa lục là một quá trình tôi luyện, đối với những học viên Đài Loan mới bước chân vào con đường tu luyện lúc đó mà nói, đây là một kinh nghiệm rất trọng yếu: “[Qua giao lưu để] biết người tu luyện, từ cảnh giới tới cử chỉ ngôn hành, là như thế nào”.

“Nhìn thấy rất nhiều đồng tu tinh tấn không ngừng ra sao, nhận thức của họ đối với Pháp, ngôn hành đàm luận của họ, tất cả các phương diện đều là những điều mà tôi trước đây không cách nào tưởng tượng được”, Liệu Hiểu Lam nói.

“Chúng ta chính là đi lấy Kinh!”, nhiều năm sau, Hồng Cát Hoằng lý giải như vậy về chuyến giao lưu tại Trung Quốc đại lục.

Trần Hinh Lâm, một viên chức đài Truyền hình Đài Loan – TTV đã tham dự cả ba lần giao lưu kể lại rằng, khi Nhiếp Thục Văn đề nghị cô tham dự cuộc họp giao lưu ở Bắc Kinh lần đầu tiên, cô ấy thậm chí còn chưa đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân. Cô ấy mới đắc Pháp được hơn hai tháng, lúc đó cô ấy nghĩ rằng Pháp Luân Công chủ yếu là luyện công, nghĩ rằng chỉ cần đọc cuốn sách một lần là được. “Tại sao phải đi Bắc Kinh để giao lưu?” Cô nghĩ thầm trong tâm. Thiếu sự hứng thú, cô nói với Nhiếp Thục Văn: Mùa đông Bắc Kinh quá lạnh, và tôi không có đủ y phục để giữ ấm. Không ngờ Nhiếp Thục Văn trả lời cô: Tôi đã nhờ học viên đại lục giúp cô chuẩn bị quần áo ấm, cô không cần mang theo gì cả. Sau đó, Trần Hinh Lâm còn viện thêm nhiều cớ nhưng Nhiếp Thục Văn đều “giải quyết” từng thứ một. Thoái thác không được, Trần Hinh Lâm đã thay đổi quyết định: “Hãy coi đó như một chuyến du lịch. Đến Bắc Kinh, mình nhất định phải du ngoạn, đi chơi cho vui vẻ!”

Không chỉ Trần Hinh Lâm mà Lưu Hoàng Ảnh và nhiều người khác cũng đều có tâm thái ‘đi du lịch cho vui’. Nhưng không ngờ lịch trình của chuyến giao lưu Bắc Kinh kín mít, không có thời gian du ngoạn, nhưng họ lại vô cùng mãn nguyện.

Trần Hinh Lâm (thứ hai từ trái sang) tham gia một cuộc giao lưu ở Bắc Kinh. Các học viên địa phương hướng dẫn các học viên Đài Loan luyện công trong công viên (Ảnh do NXB Bác Đại cung cấp).

Khi đến Bắc Kinh, mọi người phân tổ ra để học Pháp và giao lưu. Sau khi đã phân tổ ngồi yên vị, các học viên Đài Loan nhiệt tình lấy những sản phẩm nổi tiếng của Đài Loan mang đến, định chia sẻ những đặc sản này với mọi người, thì chỉ thấy các học viên Đại lục vẫn ngồi xếp bằng tĩnh tọa. Một học viên Bắc Kinh cười nói: “Tôi xin lỗi, hãy thu dọn mọi thứ lại đi. Việc học Pháp là vô cùng nghiêm túc”.

Các học viên Đài Loan đã nhìn thấy thái độ vô cùng nghiêm túc của học viên Đại lục khi học Pháp: mỗi học viên ở Bắc Kinh đều lưng ngay cổ thẳng, đả tọa song bàn, hai tay nâng cuốn “Chuyển Pháp Luân” và đọc, thần sắc cung kính. Đặc biệt, điều khiến các học viên Đài Loan kinh ngạc là, dù rất đau khi bắt chân đả tọa song bàn trong thời gian dài, giọng đọc đều biến điệu, nhưng các học viên Bắc Kinh vẫn kiên trì. Và một buổi học Pháp là cả một buổi sáng.

Trần Hinh Lâm cười và hồi ức lại, học viên Đài Loan đã lâu không quen ngồi song bàn, nên một lúc sau, các tư thế ngồi khác nhau liền xuất hiện, thiên kỳ bách quái, mỗi người mỗi kiểu, có người còn nhổm cả lên, cũng có người bắt đầu ngủ gật… “Chúng tôi thật là khác biệt quá xa!”, Lưu Hoàng Ảnh nói.

Sau thời gian giao lưu, các học viên Đài Loan nhẫn không nổi bèn hỏi: “Các bạn có thể ngồi song bàn trong bao lâu? Có bị đau không?” Đại đa số các học viên Bắc Kinh tại đó có thể ngồi đả tọa song bàn ba tiếng, cũng có người cố gắng kiên trì ngồi tới sáu tiếng đồng hồ. Cho dù đau đớn, họ vẫn tận lực kiên trì. Vì để có thể song bàn, một số người trong số họ đã dùng đá đè vào chân, dùng dây thừng trói chân lại, không kể cơn đau dữ dội kéo chân mình xuống.

Mặc dù Pháp Luân Công nhấn mạnh đến tu luyện tâm tính, không dùng thời gian đả tọa bao lâu để làm tiêu chuẩn phán đoán tầng thứ cao thấp, nhưng thái độ chịu nhẫn chịu khổ vì kính Pháp kính Sư của các học viên Bắc Kinh, khiến ông Hồng Cát Hoằng, người đã mười năm luyện võ thuật cũng không khỏi tự thán: “Họ tinh tấn như vậy, chúng tôi thật sự không theo kịp!”

Các pháp lý của Pháp Luân Công yêu cầu các học viên làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” – không đánh trả khi bị đánh, không mắng trả khi bị mắng, nhưng khi nghe các học viên Bắc Kinh chia sẻ cách họ đối mặt với khuất nhục và bất công ở nơi làm việc, trong gia đình và ngoài xã hội, họ đã khiến các học viên Đài Loan chân chính nhận thức được trạng thái “chân tu”. Trần Hinh Lâm hồi ức lại những câu chuyện khó quên đó, và nói một cách thán phục: “Họ thực sự nghiêm khắc chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn để yêu cầu bản thân, tôi nghe xong cảm thấy họ có thể đối diện với bất kể sự tình khổ nạn nào”.

Tất nhiên, trạng thái “chân tu” này không đơn thuần là thuận thụ nghịch lai (thuận theo cả những thứ nghịch đạo). Trong buổi giao lưu, Lưu Hoàng Ảnh đã lắng nghe kinh nghiệm tu luyện của các học viên Bắc Kinh, như thể nghe một câu chuyện kỳ tích, nghe một cách chăm chú say mê. Anh phát hiện: “Họ thời thời khắc khắc chú ý đến cái tâm của bản thân, bất cứ tâm chấp trước nào trỗi dậy, họ liền nhớ lại những gì Sư phụ đã giảng trong Pháp, ngộ ra, ý thức được cần phải tống khứ tâm chấp trước đó… rồi lại ý thức được chấp trước đó vẫn còn, lại tiếp tục tống khứ nó… Đây là một quá trình hoàn chỉnh của tu tâm tính”.

Hoàng Tiểu Minh, trưởng phòng tài vụ của đài Truyền hình Đài Loan – TTV cũng tham gia buổi giao lưu này, điều khiến ông ngạc nhiên là học viên đại lục khi giao lưu không cần nhìn vào sách Chuyển Pháp Luân, liền có thể nói rõ ràng trang số bao nhiêu nói điều gì, trình độ thành thục Pháp lý, khiến các học viên Đài Loan lúc bấy giờ chưa lý giải được tầm quan trọng của học Pháp phải kinh ngạc. Lưu Hoàng Ảnh cũng nhờ đó mà lý giải được thế nào là giao lưu trong học Pháp. Đồng thời, đối với thuật ngữ mà mọi người chưa hiểu – “hướng nội tìm” – nhân tố vô cùng then chốt để đề cao, thăng hoa tu luyện – thì giờ mọi người đều đã được minh bạch và thể hội tới qua những buổi giao lưu.

Phong thái quy phạm của người luyện công

Trước khi cuộc họp bắt đầu, một vị nam học viên trung niên lặng lẽ chuẩn bị nước trà. Với nhãn thần minh triết, khí chất trầm tĩnh, anh lặng lẽ đưa nước trà cho những người có mặt – anh là Vương Trị Văn. Một số ít học viên Đài Loan đã tham gia bài giảng của Sư phụ Lý tại buổi lễ khánh thành của Phật Học Hội Singapore, họ nhìn thấy danh thiếp của vị giáo sư này có ghi: “Người liên hệ Vương Trị Văn”.

“Vương Trị Văn là ai?” Lúc đó mọi người không khỏi tò mò, cùng nghĩ: Có thể là người liên lạc của Sư phụ Lý, thân phận người này hẳn là “phi phàm”! Tuy nhiên khi đó, mọi người đều không nhận ra người đang pha trà này chính là người liên hệ “phi phàm” trên danh thiếp, và anh cũng là một trong những người đứng đầu của “Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh” đương thời – Vương Trị Văn.

Một bức ảnh chụp nhóm của các học viên Đài Loan với Vương Trị Văn (thứ hai từ phải sang), một trong những người đứng đầu của “Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh” (Ảnh NXB Bác Đại cung cấp).

Hoàng Xuân Mai nhớ rằng lúc đó cô có một câu hỏi chưa lý giải được từ lâu, và muốn hỏi một học viên đại lục; Một học viên người Mỹ tham gia cuộc họp đã nói với cô: “Cô đi hỏi Vương Trị Văn. Anh ấy học Pháp rất tốt”.

Nhiều năm sau, Hoàng Xuân Mai đã quên mất câu hỏi ban đầu, nhưng cô không thể quên được thần thái khiêm nhường của Vương Trị Văn. Hoàng Xuân Mai thành thật nói, do tầng thứ chênh lệch quá lớn nên cô căn bản không hiểu câu trả lời của Vương Trị Văn, và anh vẫn kiên nhẫn giảng giải cho cô trong hơn chục phút. Lúc đó, ngữ khí nhu nhuyễn và sự nhẫn nại của anh đã in sâu vào tâm trí cô: “Một người thật thiện lương, hòa ái, một người tốt đến vậy”.

Đối với chuyến đi Bắc Kinh lần này, Liệu Hiểu Lam, người sáng thì lên lớp học, chiều thì phụ trách liên hệ công tác và hiệp trợ các đồng tu, vô cùng bận rộn. Anh không khỏi than phiền khi gặp Vương Trị Văn. Vương Trị Văn – sau khi trầm tĩnh lắng nghe hết những lời phàn nàn của Liệu Hiểu Lam – liền từ tốn nói: “Cậu đã vất vả quá!”

Điều này nằm ngoài dự liệu của Liệu Hiểu Lam. Vương Trị Văn dù bận rộn mấy cũng không cảm thấy mình “đồng bệnh tương liên” với anh, cũng không dùng tư thái của một “người đi trước” mà chỉ đạo, truyền lại kinh nghiệm cho anh. Liệu Hiểu Lam cảm thấy rằng Vương Trị Văn không nghĩ đến hoàn cảnh và kinh nghiệm của chính mình khi anh ấy đang lắng nghe; chính thời khắc đó, anh cảm thấy rằng Vương Trị Văn đã hoàn toàn từ bỏ cái “Tôi”, chỉ đối với người khác mà lý giải với tâm từ thiện. Liệu Hiểu Lam nói: “Tôi có thể cảm nhận được sự từ bi của người tu luyện”.

Trong hành trình đến đại lục giao lưu này, Trần Hinh Lâm, người ban đầu trong tâm nghĩ ‘đây là chuyến đi chơi’, đã chân chính thể hội được tu luyện Pháp Luân Công là gì, và phong thái quy phạm của một người tu luyện là thế nào: “Tôi mới biết nguyên lai học Pháp cần học như thế nào, và tôi phải kiên nhẫn như vậy khi trả lời các câu hỏi từ học viên, giống như khi giao lưu, họ nói: ‘đây là tâm đắc của cá nhân tôi, nhận thức của cá nhân tôi’, v.v., tôi mới minh bạch thế nào là tôn trọng và nghiêm cẩn đối với Pháp. Từ nhất ngôn nhất hành của họ, tôi mới biết thế nào là tu luyện, thế nào là phong thái quy phạm của một người tu luyện”.

(Còn nữa…)

Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt); và: www.falundafa.org (tiếng Anh).

Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.


Theo Epoch Times
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch