Ai cũng biết Yết Kiêu, vị anh hùng với biệt tài “thủy chiến”, từng đục thủng nhiều chiến thuyền quân Mông Cổ. Nhưng mối tình buồn ít biết của ông thì gần như đã vùi sâu trong những lớp bụi thời gian… 

Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, sinh ra tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Yết Kiêu là con của ông Phạm Hữu Hiệu, người thôn Hạ Bì làm nghề chài lưới. Mẹ ông là Vũ Thị Duyên, người huyện Thanh Hà bán hàng nước ở bến đò. 

Khi Yết Kiêu lên 8 tuổi thì cha đột ngột qua đời. Từ đó, hai mẹ con ông tần tảo nuôi nhau vượt qua những ngày tháng bần cùng đói khổ. Hằng ngày, Yết Kiêu phải đi chài lưới, cào hến giúp mẹ ở bến sông gần nhà. Cuộc sống gắn bó với sông nước đã khiến ông bơi lặn rất giỏi. 

Tài năng bơi lặn xuất chúng và những chiến công oanh liệt

Ông Vũ Xuân Chiến, thủ nhang đền Quát, thôn Hạ Bì (xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) kể lại: “Năm Yết Kiêu 16 tuổi vào một đêm thanh vắng ra sông gánh nước, ông nhìn thấy đôi trâu trắng đang húc nhau chí tử. Thấy vậy, ông liền nghĩ nếu không can ngăn trâu sẽ thương vong. Vì thế, Yết Kiêu nhanh chóng dùng đòn gánh ngăn cuộc chiến đấu ấy lại. Thấy vậy, hai con trâu vội chạy xuống sông rồi biến mất để lại hai chiếc lông trắng trên đầu đòn gánh. Lạ thay, khi ông dùng đòn gánh khua xuống nước, ông thấy hai chiếc lông lấp lánh ánh hào quang. Yết Kiêu liền nghĩ đó là chắc là điềm tốt trời cho và nuốt luôn vào bụng, từ đó trở đi thân hình của ông trở nên vạm vỡ, chắc nịch, khoẻ mạnh phi thường. Đặc biệt, ông có thể di chuyển dưới nước như đi trên mặt đất“.

k copy
Yết Kiêu nhìn thấy hai con trâu đang húc nhau và vội ngăn cản. Từ đó, ông có tài bơi lặn phi thường. (Ảnh: Minh họa)

Năm 1258, giặc Mông Cổ phương Bắc lăm le xâm lược nước ta. Chàng thanh niên Phạm Hữu Thế từ biệt quê hương nuôi chí lớn hăm hở lên đường tòng quân bảo vệ đất nước. Anh được nhà Trần tuyển vào đội thủy quân thủy chiến. Yết Kiêu đã trở thành một tì tướng đắc lực của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và lập được nhiều chiến công lớn.

Tương truyền có những đêm một mình ông đục thủng và làm đắm hơn 20 thuyền địch. Có lần Yết Kiêu khoan thuyền bị giặc bắt. Nhưng nhờ vào mưu trí tài cao hơn người, ông đã lợi dụng tiếng hạc kêu trong đêm để thoát khỏi sự truy sát của tướng giặc Phạm Nhan. 

“Ba thước đất” dành cho dân chài

k4 copy
Người anh hùng Yết Kiêu xin vua ban ba thước đất cho dân chài – nơi ông sinh ra và lớn lên. (Ảnh: youtube).

Sau khi cuộc chiến chống Nguyên Mông khải hoàn chiến thắng, vua Trần tổ chức lễ mừng ban thưởng cho các tướng lĩnh có công diệt giặc. Yết Kiêu được vua phong đệ nhất Đô soái thủy quân tước hầu, hưởng nhiều vinh hoa, phú quý.

Nhưng ông không nhận và từ chối thẳng cùng với một nguyện vọng tâu lên vua: “Xin cho ấp Hạ Bì (nơi ông sinh ra), xin cho người dân làm nghề chài lưới trên sông ba thước đất hai bên bờ sông để người dân phơi chài lưới, không phải đóng thuế, hào lý địa phương không được ngáng trở”.

Nghe xong nhà vua khen ông biết lo cho dân và phê chuẩn. Chính những đóng góp của Yết Kiêu cho dân, cho nước mà người dân nơi đây tôn ông là Thành hoàng làng. Nhờ ông mà nghề chài lưới của dân làng ấm no, hạnh phúc. 

Từ chối thẳng thắn tình cảm của ba nàng công chúa vì một cô gái với gia cảnh bình thường

Người dân thời bấy giờ kính trọng Yết Kiêu không chỉ sự mưu trí, tài ba hơn người mà còn ở lòng chung thủy. Ông chỉ yêu duy nhất một người con gái của ông lái đò tên Vân ở bến sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) mà từ chối làm chồng ba nàng công chúa. 

Tương truyền, Vân là con của lão bộc ở Quảng Ninh, người có tấm bản đồ được vẽ sau lưng. Đây là tấm bản đồ dẫn đến nơi có sắt để mọi người lấy bịt đầu nhọn cắm sông Bạch Đằng trong trận chiến chống quân Nguyên Mông.

Ít ai biết ông lái đò ấy chính là một đại tướng giỏi ở ẩn. Sau khi giặc xâm lấn đất nước, vị tướng ở ẩn ấy quay trở lại phò trợ Yết Kiêu đánh giặc. Trong thời gian ấy, Yết Kiêu có dịp gặp gỡ người con gái tài sắc vẹn toàn tên Vân.

Dần dần họ cảm mến đem lòng yêu thương nhau nhưng chưa kịp nói thành lời thì thương thay, trong một trận chiến, nàng Vân lao mình lao ra đỡ mũi tên cho Yết Kiêu rồi chết trong vòng tay chàng. Kể từ khi nàng Vân ra đi, trái tim của Yết Kiêu cũng “đi theo” nàng từ giây phút đó. Cho nên đến cuối cuộc đời Yết Kiêu quyết không lấy bất kỳ ai làm vợ.

cong
Nàng Vân người tình mãi mãi của Yết Kiêu. (Ảnh: iFuun)

Cảm phục tài năng của Yết Kiêu có rất nhiều công chúa, quận chúa của triều Trần và công chúa con gái vua Nguyên Mông đem lòng thương yêu, mong muốn lấy làm chồng. Thế nhưng, ông kiên quyết không động lòng, từ chối thẳng tình cảm của họ dù có bị chém đầu. 

Một trong những cô gái đem lòng yêu Yết Kiêu là quận chúa Đinh Lan. Nàng đã cảm mến trước tài năng cũng như nhân cách của Đệ nhất Đô soái Thủy quân Đại Việt. Quận chúa Đinh Lan đã tâu với triều đình, xin được lấy ông làm chồng.

Nhưng Yết Kiêu một mực từ chối, ông thà chết chứ không chịu đổi họ hay làm đám cưới (theo tục lệ nhà Trần, chỉ người trong họ mới được lấy nhau). Quá giận dữ, Đinh Lan tâu xin chém đầu Yết Kiêu, tuy nhiên nhà Trần không thể để mất 1 viên tướng giỏi phi phàm như vậy. 

yet-kieu-1475589078192
Ảnh minh họa Yết Kiêu lặn xuống nước đục chiến thuyền của quân Mông Cổ (Ảnh qua: soha.vn)

Người con gái thứ hai rung động và đem lòng yêu Yết Kiêu là công chúa Ngọc Hoa con vua Nguyên. Vua Nguyên biết chuyện có ý ép gả Ngọc Hoa cho Yết Kiêu, như vậy vừa làm vừa lòng cô con gái yêu của mình lại có được 1 viên tướng tài trợ giúp. 

Tất nhiên Yết Kiêu nhận ra ngay kế hoạch, ông từ chối khéo và xin về nước, một lòng với Đại Việt. Vì nhớ nhung Yết Kiêu quá nên chúa Ngọc Hoa đã xin cha sang nước Nam tìm người. Triều đình nước ta lúc đó thấy vậy liền đưa tin Yết Kiêu đã tạ thế, vì không muốn mất đi tướng giỏi. 

Khi Ngọc Hoa mới đến Móng Cái nghe tin dữ lập ngay đền thờ 7 ngày 7 đêm. Nàng nói: “Trên đời không nên chàng và thiếp, thiếp xin nguyện xuống để gần chàng mãi mãi“, rồi gieo mình xuống sông. 

Ở thời phong kiến việc 5 thê 7 thiếp được xem là bình thường. Tuy nhiên, chàng trai Yết Kiêu lại khác, anh chỉ dành mỗi tình cảm của mình cho nàng Vân. Một cuộc tình vừa mới chớm nở và chưa nói ra thành lời. Vì vậy, cho đến tận ngày nay khi nhắc đến Yết Kiêu thì người đời vẫn luôn dành cho ông những lời khen ngợi về một trượng phu trượng nghĩa, chung tình. 

Video: Đời trước thiếu nợ, đời này gặp nhau! 

videoinfo__video3.dkn.tv||310e36309__