Tóm tắt bài viết

Đằng sau mỗi câu thành ngữ đều chứa đựng một câu chuyện, một giai thoại sâu sắc và ý nghĩa, là tinh hoa của văn hóa cổ đại. Chuyên mục Câu chuyện thành ngữ - Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những câu thành ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như một sự nâng niu, giữ gìn và trân quý nét đẹp văn hóa truyền thống của người xưa.

Thời xưa, những người quả phụ quyết định không tái hôn được coi là mẫu người phụ nữ chung thuỷ và giữ gìn đức hạnh. Đồng thời, khi có điều gì xảy đến làm thay đổi cuộc sống, họ tin rằng đó như là có sự sắp đặt của Thiên Thượng, không phải con người tạo ra, Thiên Thượng đã quyết định số mệnh của họ.

(Ảnh: Internet)
Tất cả mọi việc đều có sự an bài của thiên tượng. (Ảnh: Internet)

Nguyên tắc này được thể hiện trong văn học dân gian đằng sau câu tục ngữ: “Thiên yếu hạ vũ, nương yếu giá nhân” (Trời đã đổ cơn mưa, mẹ phải đi lấy chồng).

Một thời gian dài trước đây, có một học giả tên là Chu Diệu Tông, cha anh bệnh nặng và qua đời năm anh chỉ vừa tròn 1 tuổi. Mẹ anh không muốn đem một người cha dượng nào vào cuộc sống của con trai mình, nên bà đã một mình nuôi anh khôn lớn. Khi lớn lên, Diệu Tông đã đi học với một người thầy tên là Trương Văn Cử.

Với sự dạy dỗ nghiêm khắc của thầy Trương, Diệu Tông đã sớm chứng tỏ được mình là học trò ưu tú. Ở tuổi 15, Diệu Tông đã đỗ kỳ thi cấp địa phương. Năm 18 tuổi, anh thi đỗ Trạng nguyên và được diện kiến nhà vua. Nhà vua đã rất ấn tượng với tài năng của chàng thanh niên trẻ này, ngài đã sắp xếp cho Diệu Tông kết hôn với một công chúa.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh minh hoạ: Internet)

Lúc đó, Diệu Tông đã nghĩ đến mẹ của anh, người đã sống độc thân vì lợi ích của mình trong suốt những năm tháng sau khi cha anh qua đời, và tâu với nhà vua về sự hy sinh của bà. Cảm động, nhà vua lập tức ban lệnh xây dựng một vòm cung để tôn vinh người goá phụ giữ gìn tiết hạnh tại quê hương của Diệu Tông.

Nhưng khi tân trạng nguyên trở về nhà và nói với mẹ mình tin mừng, niềm vui sướng của bà bị dập tắt trong sự lo lắng. Trong thời gian con trai bà lên kinh thành, bà và thầy Trương đã dần trở nên thân thiết, nảy sinh tình cảm với nhau và hai người đã đính ước. Họ đã lên kế hoạch đám cưới trước khi Diệu Tông trở về.

Quá sửng sốt, Chu Diệu Tông đã phủ phục trước mẹ mình và khóc, anh nói rằng: “Mẹ ơi, nếu đây là sự thật, thì có nghĩa là con đã phạm tội lừa đảo nhà vua, đây là tội phải chịu mức án bị xử tử cả nhà”.

(Ảnh minh hoạ: Internet)
Nếu pham tội lừa đảo nhà Vua, ắt sẽ bị xử tử cả nhà. (Ảnh minh hoạ: Internet)

Mẹ của Diệu Tông bắt đầu khóc sướt mướt, bà đã đính ước với thầy Trương, nhưng đồng thời bà cũng biết được sự nghiêm trọng của việc lừa dối nhà vua. Cuối cùng bà nói: “Hãy để số phận của chúng ta được quyết định bởi ông trời”.

Đang nói, bà lấy ra một bộ y phục của mình và đưa nó cho Diệu Tông. Bà nói: “Con trai, đứa con hiếu thảo của mẹ, hãy giúp mẹ giặt bộ y phục này. Ngày mai, nếu nó khô khi đêm xuống, mẹ sẽ huỷ bỏ hôn ước. Nếu nó vẫn còn ướt, xin hãy tác thành cho mẹ”. Diệu Tông đã chấp thuận nghe theo.

Ngày hôm sau bầu trời trong xanh và tươi sáng. Khi Diệu Tông giặt sạch y phục, anh tự nghĩ thật hạnh phúc khi mình có thể làm khô được không chỉ một mà thậm chí mười bộ y phục mà sẽ không có vấn đề gì khi thời tiết tốt như vậy.

Nhưng không lâu sau khi Diệu Tông giặt sạch và treo nó lên để khô trong sân, thì một đám mây bão đột nhiên tập trung kéo đến một cách đầy lo ngại, và một trận mưa bắt đầu trút xuống một cách nhanh chóng. Đến nửa đêm, bộ y phục còn ẩm ướt hơn cả lúc Diệu Tông mới giặt xong.

Lúc này, mẹ Diệu Tông nói với anh rằng: “Con trai, trời đã đổ cơn mưa, mẹ con phải đi lấy chồng. Con không thể phản đối ý Trời”.

Mặc dù Diệu Tông đau buồn và than thở về nỗi bất hạnh của mình, nhưng hoàn cảnh này cho anh ít sự lựa chọn. Sau khi trở về kinh thành và diện kiến nhà vua lần nữa. Diệu Tông đã thành thật tâu với nhà vua về việc kết hôn của mẹ anh với thầy Trương Văn Cử, cũng như kết quả của việc phơi áo. Diệu Tông đã chuẩn bị sẵn sàng để nhận hình phạt từ nhà vua.

Nghe câu chuyện của Diệu Tông, nhà vua đã cân nhắc vấn đề và nói: “Cuộc hôn nhân này đã được an bài bởi Thiên Thượng, chúng ta không thể can thiệp vào”. Từ đó trở đi, người Trung Quốc truyền nhau câu nói: “Thiên yếu hạ vũ, nương yếu giá nhân”, câu nói này đã trở thành một câu tục ngữ được sử dụng để nói về các sự tình của con người mà đã được định trước và không thể hoá giải.

Theo Epoch Times

Phương Trân biên dịch

Xem thêm: