Mặc dù đã được hoả táng, như cái chết đột ngột của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp tục trở thành một chủ đề nóng. Vương Thiên Thành, một cựu giảng viên Khoa Luật tại Đại học Bắc Kinh và là giám đốc của Viện Chuyển đổi Dân chủ Trung Quốc , kể về ấn tượng của ông khi lần đầu gặp Lý Khắc Cường, và tiết lộ một bí mật rằng việc Lý Khắc Cường có liên hệ chặt chẽ với những người theo tư tưởng tự do dân chủ khi còn trẻ, đã khiến cố thủ tướng này trở thành đối tượng bị giới cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cảnh giác từ sớm.

Nhiều người cho rằng, Lý Kkắc Cường chứ không phải Tập Cận Bình mới là ứng cử viên số 1 cho chiếc ghế lãnh đạo tối cao tại Trung Quốc. Nhưng bằng nhiều lý do khác nhau mà ông Tập Cận Bình lại là người nắm giữ vị trí này. Và theo một thông tin mới được tiết lộ từ người trong cuộc, thì một phần nguyên nhân của sự việc này là do ông Lý Khắc Cường từng có mối liên hệ với những trí thức có tư tưởng dân chủ và cải cách.

Vương Thiên Thành, cựu giảng viên Khoa Luật tại Đại học Bắc Kinh và là giám đốc Viện Chuyển đổi Dân chủ Trung Quốc, đã tiết lộ thông tin này khi đăng một bài viết trên nền tảng xã hội X vào ngày 2/11 với tiêu đề “Một khía cạnh của Lý Khắc Cường”.

Vương Thiên Thành cho biết ông đã gặp ông Lý Khắc Cường một lần vào cuối những năm 1980, không lâu sau khi ông bắt đầu học luật Hiến pháp tại Khoa Luật của Đại học Bắc Kinh, và đã giúp Giáo sư Cung Tường Thuỵ sắp xếp một bản thảo không thể xuất bản ở Trung Quốc.

Thông tin cho biết, Cung Tường Thuỵ là cựu giáo sư cao cấp về luật và khoa học chính trị tại Đại học Bắc Kinh, ông sinh ngày 3/7/1911 và qua đời vì bệnh tật vào ngày 3/9/1996.

Giáo sư Cung tin rằng, Trung Quốc nên “đi theo con đường dân chủ lập hiến” thay vì thể chế như hiện tại. 

Vào những năm 1980, khi Giáo sư Cung giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh, các sinh viên của ông lúc đó có cả Lý Khắc Cường.

Ông Vương Thiên Thành tiếp tục chia sẻ rằng, ông được gặp Lý Khắc Cường khi ông Lý đang là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản. 

Vương Thiên Thành cho biết, Giáo sư Cung Tường Thuỵ là một trong những trí thức có tư tưởng tự do và có ảnh hưởng nhất ở Bắc Kinh lúc bấy giờ. Sau ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập, Giáo sư này là mục tiêu công kích của các chiến dịch chính trị. 

Nhiều thế hệ trí thức trẻ, sinh viên có tư duy đổi mới thường xuyên ra vào nhà giáo sư Cung. Và Khi Lý Khắc Cường còn là sinh viên, đã cùng với một số sinh viên giúp Giáo sư Cung biên soạn cuốn sách quan trọng nhất trong cuộc đời, cuốn sách có tên tạm dịch là “Hiến pháp so sánh và Luật hành chính”.

Đây là một cuốn sách có nội dung so sánh Hiến pháp với những điều được cụ thể hoá trong Bộ luật hành chính được xây dựng và thực thi ở Trung Quốc. 

Cuốn sách này của giáo sư Cung, được cho là hoàn toàn tách biệt với hệ tư tưởng của nhà cầm quyền lúc bấy giờ. Ông mô tả các nguyên tắc và nỗ lực giải thích về các hệ thống chính trị hiện đại như các hình thức phân chia quyền lực, chính trị đảng phái và nhà nước pháp quyền. 

Trong phần liệt kê tên của những người đã giúp giáo sư Cung hoàn thiện cuốn sách thì Lý Khắc Cường là cái tên được đứng đầu.

Ông Lý Khắc Cường sau này, khi làm việc ở Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên vẫn duy trì liên lạc với Giáo sư Cung.

Vương Thiên Thành trong tư cách là một luật sự nói rằng, những nội dung được mô tả trong cuốn sách mà ông Lý tham gia biên soạn có tác động sâu sắc đến ông và có lẽ nhiều những người đọc khác cũng vậy. 

Ông Vương Thiên Thành tin rằng, việc ông Lý Khắc Cường không thể trở thành lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc và bị thay thế bởi ông Tập Cận Bình, một hạt giống đỏ thế hệ thứ hai, vào phút cuối có thể liên quan đến lịch sử tiếp xúc với giới trí thức tự do trong thời kỳ là sinh viên đó.

Tình huống này có vẻ khá giống với trường hợp của Triệu Tử Dương – Thủ tướng Trung Quốc giai đoạn 1980 tới 1987, ông Triệu bị cho là đã học được quá nhiều từ phương Tây, nên phải đề phòng ông. Và chính điều này dường như đã dẫn đến đoạn kết đau thương cho cố lãnh đạo này.

Sự cạnh tranh ngấm ngầm giữa hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường bắt nguồn từ trước Đại hội toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, khi ông Lý được coi là người có khả năng kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào. Ông Tập Cận Bình được coi là ứng cử viên sáng giá thứ hai, đại diện cho lợi ích của các “thái tử Đảng” và “thế hệ đỏ thứ hai”. 

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cả Tập và Lý đều được bổ nhiệm vào Thường vụ Bộ Chính trị, nhưng ông Tập Cận Bình là người đứng đầu. Vị thế của ông Tập và ông Lý đã bị đảo ngược.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đưa tin vào ngày 27/10 rằng, cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường qua đời vì cơn đau tim. Tin tức này đã gây chấn động trong và ngoài nước, và nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi về nguyên nhân cái chết của ông ta.

Dù cố gắng giải thích bằng nhiều lý do khác nhau, nhưng các chuyên gia vẫn luôn để ngỏ một giả thuyết rằng Lý Khắc Cường bị ám hại. Và hung thủ chính là những người lo sợ khả năng chiếm lĩnh quyền lực của Cố thủ tướng Lý sẽ dẫn đến việc thay đổi thể chế chính trị vốn đang trên đà khủng hoảng tại Trung Quốc.