Sau khi mở cửa sau đại dịch Covid-19, “ba cỗ xe” thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc – xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng đều giảm sút khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn. Từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 7,  Thủ tướng Lý Cường của Quốc vụ viện Trung Quốc đã nhấn mạnh trong cuộc điều tra tại Thượng Hải rằng, cần phải “kể câu chuyện về sự phát triển của các công ty nước ngoài ở Trung Quốc và thu hút đầu tư nước ngoài”.

Ông cũng cho rằng, cần thực hiện tinh thần chỉ thị quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về xây dựng khu thương mại tự do thí điểm, cùng việc thực hiện các bước thăm dò mới về mở cửa ở mức độ cao, không ngừng tạo ra những bước đột phá mới và tích lũy kinh nghiệm mới.

Tuy nhiên, Giáo sư Tạ Điền tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ nói với Đài Sound of Hope vào ngày 28/7 rằng: “Thời đại Lý Khắc Cường (cựu thủ tướng TQ) có tham vọng và thành lập khu thương mại tự do ở Thượng Hải, với hy vọng thay thế địa vị của Hồng Kông. Bây giờ Thượng Hải đã không trở thành Hồng Kông ban đầu, và Hồng Kông ban đầu đã cũng bị ĐCSTQ làm cho ‘tàn phế’ rồi. Kể câu chuyện về các doanh nhân nước ngoài ở Trung Quốc là tiếp tục lừa dối mọi người. Không ai tin rằng chính quyền TQ có khả năng làm tốt công việc kinh tế. Ngay cả những ông chủ Phố Wall, những người luôn truyền máu cho ĐCSTQ cũng không còn tin vào chính quyền TQ nữa, hiện đầu tư đã giảm, vốn nước ngoài vẫn đang rút”.

Tờ Wall Street Journal dẫn phân tích của Mark Witzke, nhà phân tích của Rhodium Group về dữ liệu chính phủ ngày 13/7, cho biết: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm xuống còn 20 tỷ USD trong quý đầu năm nay, so với mức 100 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái”.

Hãng tin Reuters dẫn lời nền tảng dữ liệu tài sản Preqin cho biết: “Trong nửa đầu năm nay, các đối tác chung (General Partners) tập trung vào Trung Quốc chỉ huy động được 5,5 tỷ USD vốn, kém xa so với mức 27,6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái”.

Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đã giảm khi các nhà đầu tư lớn của nước ngoài, bao gồm cả các quỹ hưu trí phương Tây, đang rút lui trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng và khiến cổ phiếu công nghệ Trung Quốc sụt giảm.

Giáo Sư Tạ Điền tin rằng, môi trường kinh tế của Trung Quốc đang xấu đi nhiều. Ông nói: “Việc Bắc Kinh đàn áp các công ty tư nhân và cá nhân, đồng thời ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu phải đưa chi bộ Đảng vào tất cả các doanh nghiệp, kể cả các liên doanh nước ngoài. Điều này đủ để khiến tư bản nước ngoài lui bước. Với việc toàn bộ môi trường kinh doanh, Trung Quốc độc đoán về chính trị, không có pháp quyền, luật pháp không độc lập, ngôn luận bị đàn áp và truyền thông bị kiểm soát. Mấu chốt hiện nay là giá nhân công ở Trung Quốc tương đối thấp, lợi thế này hiện nay không còn, đã bị Việt Nam thay thế”.

Ngoài ra còn có các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ – ‘thuế quan’ đã dẫn đến việc chuyển giao các dây chuyền công nghiệp và các đơn đặt hàng đã được chuyển giao, tất cả các yếu tố kinh tế về cơ bản đã mất đi, vì vậy đây không phải là nơi tốt để đầu tư, và chỉ những kẻ ngu ngốc mới tiếp tục đầu tư!

Hãng tin BBC đưa tin Lý Mạnh Cư (李孟居), một doanh nhân Đài Loan đã bị cầm tù ở Trung Quốc gần hai năm và bị hạn chế xuất cảnh, cuối cùng đã rời Trung Quốc vào ngày 24 tháng 7 năm nay. Ông bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ chỉ vì chụp và phát những bức ảnh quân đội TQ tập trung tại biên giới Thâm Quyến trong Phong trào chống Dẫn độ ở Hồng Kông. Ông bị kết án 1 năm 10 tháng tù giam và bị tước quyền chính trị trong 2 năm vì bị tình nghi làm gián điệp cho nước ngoài và cung cấp trái phép bí mật nhà nước.

Luật chống gián điệp của chính quyền TQ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 đã mở rộng quyền thực thi pháp luật của các cơ quan an ninh quốc gia và gia tăng quyền lực của chính phủ trong việc tìm kiếm và sử dụng các lệnh cấm xuất nhập cảnh, điều này đã khiến nhiều công ty ở Trung Quốc cảm thấy lo lắng và bất an. Theo điều tra, những hoạt động kinh doanh hàng ngày này có thể vi phạm Đạo luật chống gián điệp và có nguy cơ bị bỏ tù, điều này sẽ làm tổn hại thêm niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.

Nhà bình luận Cổ Xuân Thu (古春秋) cho biết: “Tự do chính trị là yếu tố đầu tiên của sự phát triển kinh tế. Kinh tế Trung Quốc cất cánh là khi sự quản lý của chính quyền lỏng lẻo; dưới sự cai trị của ĐCSTQ, môi trường chính trị càng căng thẳng, kinh tế càng chặt chẽ, về cơ bản là bị bóp nghẹt, người dân không lối thoát, doanh nghiệp cũng không lối thoát”.