Thoạt nghe, đây có vẻ là một câu hỏi kỳ lạ. Tại sao chúng ta nói về cam riêng? Điều gì làm cho chúng khác biệt với những loại trái cây khác mà bạn có thể cho em bé ăn?

Cam, không giống như chuối, lê, hoặc dưa, nó là một loại trái cây mọng nước, có dây xơ, có múi. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt về thời điểm và cách bạn cho bé ăn lần đầu tiên.

Độ tuổi phổ biến nhất được đề nghị để giới thiệu trái cây có múi cho trẻ là khoảng 12 tháng tuổi. Bạn cần chắc chắn rằng bé đã lớn hơn và nhai thức ăn tốt trước khi giới thiệu cam. Các bác sĩ nhi khoa không còn khuyến nghị trì hoãn việc trẻ tiếp xúc với thực phẩm để ngăn ngừa dị ứng. Trên thực tế, việc ăn một số thực phẩm sớm hơn có thể giúp ngăn ngừa một số phản ứng. Nhưng đối với cam và trái cây họ cam quýt khác không chỉ là dị ứng, mà còn là phản ứng mà em bé có thể phải chịu như độ axit và nguy cơ nghẹt thở.

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn cam:

1. Độ axit

Axit trong cam có thể gây tổn thuơgn cho trẻ. (Ảnh: Pixabay)

Trái cây có múi như cam khi được chuyển hóa sẽ tạo ra axit. Dạ dày của người lớn có thể xử lý độ axit của một quả cam, trong khi dạ dày của trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn nhiều và có thể bị tổn thương với mức độ axit này.

Nếu em bé được cho cam quá sớm, trong một số trường hợp, độ axit có thể gây ra đỏ quanh miệng. Điều này không có nghĩa là em bé của bạn bị dị ứng với trái cây. Nó chỉ đơn giản là một phản ứng da với chất axit. Axit cũng có thể gây khó chịu cho dạ dày hoặc làm tăng các triệu chứng trào ngược axit ở trẻ.

2. Màng múi cam

Một trong những phần khó khăn khi cho trẻ ăn cam là màng trong suốt bọc các múi cam. Chúng có thể gây khó chịu cho cả người lớn khi ăn cam. Bạn có thể thử cắt từng phần thành từng miếng nhỏ hoặc tự bóc lớp màng này trước khi cho trẻ ăn.

3. Các nguồn vitamin C khác

Bạn không phải lo lắng rằng em bé của bạn sẽ không nhận đủ vitamin C chỉ vì chúng không được ăn cam. Em bé chỉ cần khoảng 35 mg vitamin C mỗi ngày. Bạn có thể cung cấp vitamin này cho bé từ một loạt các loại trái cây và rau quả khác thân thiện với trẻ nhỏ bao gồm: Khoai lang, dưa hấu, dâu tây, đậu Hà Lan, đu đủ, cải xoăn… Nên bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn dặm của trẻ.

4. Cách giới thiệu cam cho bé

Giới thiệu cam từ từ và với số lượng nhỏ. Một vài muỗng nhỏ mỗi ngày là cách tốt nhất để bắt đầu. Theo dõi bất kỳ phản ứng nào trong 2 – 3 ngày tới. Tìm kiếm và theo dõi vùng da đỏ xung quanh miệng. Dĩ nhiên, triệu chứng này có thể không liên quan đến trái cây họ cam quýt. Nếu con bạn bị nổi mề đay, sưng, nôn, khò khè hoặc khó thở, hãy cho trẻ đi khám ngay.

Nếu trẻ bắt đầu ăn múi cam, hãy chắc chắn rằng những miếng cam được cắt thành những miếng rất nhỏ. Luôn luôn ở bên bé khi chúng đang ăn. Cảnh giác và loại bỏ màng và bất kỳ hạt giống nào có thể khiến con bạn bị hóc dị vật.

Giới thiệu thực phẩm mới cho con bạn là một trong những niềm vui của năm đầu tiên làm cha mẹ. Đôi khi một vài biện pháp phòng ngừa bổ sung là cần thiết để đảm bảo rằng con nhỏ của bạn có thể thưởng thức chúng một cách an toàn.

An Chi
Theo Healthline

Video hay

videoinfo__video3.dkn.tv||9235abcc2__