Khác với quan điểm cho rằng kim cương chỉ mới được sự dụng thời kỹ thuật hiện đại gần đây, một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy những thợ thủ công Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước đã quen với việc sử dụng chúng. Điều này cho thấy các nền văn minh cổ đại có một trình độ công nghệ không hề thô sơ.

Kết luận này được đưa ra sau khi một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ từ Đại học Harvard tiến hành phân tích kỹ lưỡng 4 thanh rìu cổ đại dùng trong các nghi lễ cổ xưa, một trong số chúng có niên đại ít nhất 4.500 năm

Một chiếc rìu nghi lễ cổ đại có từ thời nhà Thương (Ảnh: Internet)

Trong thí nghiệm thứ nhất, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà vật lí Peter Lu xem xét thành phần cấu tạo nên chúng sử dụng tia X quang và công nghệ phân tích điện tử.

Kết quả cho thấy vật liệu chiếm thành phần lớn nhất trong các thanh rìu là corundum – một dạng kết tinh của ôxít nhôm (Al2O3) với một ít tạp chất gồm sắt, titan và crôm. Các mẫu corundum có màu đỏ được biết đến với tên gọi là đá ruby ​​và sapphire.

Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng các mẫu vật thể thời tiền sử được chế tác bằng các loại đá không cứng hơn hơn đá thạch anh.
Tuy nhiên, corundum là một trong những khoáng chất cứng nhất trong tự nhiên, chỉ đứng sau kim cương. Vậy nếu không sử dụng kim cương hoặc thứ gì cứng hơn nữa, những chiếc rìu corundum này đã được tạo ra bằng cách nào?

Corundum trong suốt thường được biết đến với các tên gọi ruby, saphire có độ cứng chỉ sau kim cương trong tự nhiên (Ảnh: Internet)

Trong thí nghiệm thứ hai, nhóm nghiên cứu xem xét cách thức bề mặt của những chiếc rìu được đánh bóng.  Họ lấy một mẫu đá (chọn mẫu có bề mặt gồ ghề) của một trong những chiếc rìu và đánh bóng nó bằng 3 chất liệu gồm: kim cương, thạch anh và oxit nhôm.

 

Sau đó, họ quan sát bề mặt mẫu đá bằng kính hiển vi nguyên tử ở cấp độ nanomet và nhận thấy bộ phận đánh bóng trông giống với bề mặt của chiếc rìu cổ nhất là bộ phận được đánh bóng bằng kim cương.

Kỳ lạ hơn, ngay cả với những kỹ thuật đánh bóng tốt nhất hiện nay, nhóm nghiên cứu vẫn thất bại trong việc tái tạo một bề mặt nhẵn, phẳng như của những thanh rìu cổ nói trên. Họ suy đoán người ta đã sử dụng kim cương và corundum để chế tác ra lượng lớn các món đồ bằng ngọc bích với bề mặt nhẵn bóng trong thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc

Cho tới nay, dựa trên các tư liệu lịch sử, người ta tin rằng những công cụ đầu tiên bằng kim cương đã được sử dụng ở Ấn Độ vào khoảng 500 TCN. Điều này có lẽ đúng, nhưng vẫn chỉ là một sự phỏng đoán đơn thuần”, Peter Lu trao đổi với BBC.

Hiện chúng tôi đã có bằng chứng xác thực cho thấy công cụ bằng kim cương đã được sử dụng thậm chí đến 2000 năm trước thời điểm suy đoán ban đầu … Chưa thí nghiệm nào có thể đưa ra kết luận chắc chắn, nhưng đây là giả thuyết hợp lý duy nhất”, ông nói thêm.

 

Hoài Anh (dịch từ ancient-pages)

Xem thêm: