Công thức toán học mở ra bí ẩn của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc đến từ đâu? 

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Theo thuyết pháp chính thức của thế giới thiên văn hiện tại, ngoại trừ sao Diêm Vương bị loại khỏi hàng ngũ hành tinh, hiện có tổng cộng 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời, đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. 

Tuy nhiên, sau khi tính toán chiểu theo các loại mô hình, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng số lượng hành tinh hiện tồn nội trong hệ Mặt Trời hiện có ít hơn số hành tinh mà hệ Mặt Trời nên có. Chuyện gì xảy ra thế này? Tất cả các hành tinh mất tích này đã biến đi đâu?

Công thức toán học thần bí

Đây là một công thức toán học thần bí, có thể được biểu thị bằng: a = (n + 4) / 10, trong đó n = 0, 3, 6, 12, 24, 48 … Trừ số 0 ra, khi n≥3, với số sau lớn gấp đôi số trước, thay n vào công thức, kết quả là một dãy số 0.4, 0.7, 1.0, 1.6, 2.8, 5.2, 10.0, 19.6. Đây là một dãy số được phát hiện tình cờ vào năm 1766 bởi nhà thiên văn học người Đức Johann Daniel Titius. Thoạt nhìn thì có vẻ không có gì đặc biệt, nhưng dưới con mắt của những người yêu thiên văn thì lại khác? Tại sao? Những con số này tựa hồ như tương đương với số đơn vị thiên văn giữa các hành tinh riêng lẻ và Mặt Trời. Đơn vị thiên văn (Astronomical Unit), viết tắt là AU, được định nghĩa là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, khoảng 150 triệu km.

Áp theo công thức trên, chúng ta hãy xem xét khoảng cách từ các hành tinh này tới Mặt Trời, theo thứ tự lần lượt là

Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Mất tích, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương

0.4 AU, 0.7 AU, 1.0 AU, 1.6 AU, 2.8 AU, 5.2 AU, 10.0 AU, 19.6 AU

Nhìn kỹ lại, bạn thấy gì? Đúng vậy, con số 2.8 giữa sao Hỏa và sao Mộc, là một hành tinh đã bị mất tích!

Theo công thức này, các nhà thiên văn học vào thế kỷ 18 đã nhận định rằng giữa Sao Hỏa và Sao Mộc vẫn còn một hành tinh nữa tồn tại, đặt tên cho nó là “Hành tinh Maldek”, trở thành khu vực quan trắc trọng điểm của các nhà thiên văn. Kết quả là, chúng ta đều biết rằng, trong quỹ đạo vận hành đáng lẽ thuộc “hành tinh Maldek”, nhiều tiểu hành tinh đã được tìm thấy, nên các nhà thiên văn đặt tên nó là vành đai tiểu hành tinh.

Theo trang web chính thức của NASA, số lượng tiểu hành tinh trong vành đai tiểu hành tinh vượt quá 1 triệu, và con số hiện có thể xác định được là: 1.113.527 cái. Nếu cộng các tiểu hành tinh này lại, tổng khối lượng của chúng nhỏ hơn một chút so với khối lượng của Mặt Trăng. Và hầu hết các tiểu hành tinh này đều có hình dạng bất thường.

Thật kỳ lạ, tại sao lại không có một hành tinh nào ở đây mà chỉ là những mảnh vụn? Có người đã lý giải rằng ngoại diện của sao Mộc có khối lượng quá lớn và lực hấp dẫn quá lớn, đó đó ảnh hưởng đến việc những tiểu hành tinh vụn nát kia hình thành một hành tinh. Tuy nhiên, sao Thủy chỉ cách mặt trời 0.4 AU, mà nó vẫn có thể tạo thành một hành tinh hoàn chỉnh. Trong khi đó, vành đai tiểu hành tinh cách sao Mộc khoảng 2.4 AU, cách sao Thủy 6 lần so với Mặt Trời, và khối lượng của sao Mộc chỉ bằng một phần nghìn của Mặt Trời, làm thế nào nó có thể ảnh hưởng đến việc những mảnh vụn này kết hợp hình thành một hành tinh?

Vụ nổ hành tinh lớn tạo vành đai tiểu hành tinh?

Năm 1802, nhà thiên văn học người Đức Heinrich Olbers đã đề xuất “thuyết nổ”, ông tin rằng những tiểu hành tinh này không được hình thành một cách tự nhiên, mà là sản vật sau khi nổ của một hành tinh lớn.

Nếu vậy, người ta tin rằng hành tinh đã phát nổ có thể không nhỏ hơn nhiều so với Trái Đất. Bởi vì những gì chúng ta thấy cho đến nay chỉ là những mảnh vỡ sau vụ nổ, tức là những tàn dư của vụ nổ, tuyệt đại bộ phận đã bị hóa hơi trong một vụ nổ hạt nhân, và một số mảnh vỡ bay ra khỏi quỹ đạo vận hành của chúng dưới một lực lượng khổng lồ. Một số mảnh vỡ khác đã đi lạc khỏi quỹ đạo của chúng trong một thời gian dài và lạc xuống các hành tinh khác.

Vậy điều gì đã khiến hành tinh này nổ tung? Chúng tôi đã giới thiệu về cậu bé sao Hỏa Boriska và người sao Kim Onik trong các chương trình trước, và tất cả họ đều nói về việc có một nền văn minh cao độ trên những hành tinh của họ. Chúng tôi cũng đề cập rằng một số nhà khoa học tin rằng chiến tranh hạt nhân đã phá hủy bầu khí quyển của sao Hỏa, và sao Kim cũng có thể là do chiến tranh hạt nhân tạo thành một vụ phun trào nham thạch đặc biệt đẩy carbon dioxit vào bầu khí quyển, tạo ra hiệu ứng nhà kính khiến nước trên bề mặt sao Kim bốc hơi hoàn toàn. Lẽ nào hệ Mặt Trời đã từng phát sinh đại chiến giữa các tinh cầu? Và hành tinh Maldek cũng vì điều này mà biến mất? Nếu có người sao Kim và người sao Hỏa, hành tinh Maldek phải chăng cũng đã từng có sinh mệnh?

Còn chưa kể, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số tiểu hành tinh thực sự có chứa nước ở dạng phân tử. Vào tháng 10 năm 2008, một thiên thạch trong vành đai tiểu hành tinh đã rơi xuống Trái Đất, và sau khi bị ma sát khí quyển đốt cháy, các mảnh thiên thạch đã rơi xuống sa mạc Nubian ở Sudan. Các nhà khoa học đặt tên cho tiểu hành tinh rơi xuống này là 2008TC3. Các nhà nghiên cứu đã thu thập hơn 600 mảnh thiên thạch với tổng trọng lượng khoảng 10,5 kg. Một trong những mảnh vỡ của thiên thạch (AhS 202) chỉ nặng 50 miligam, nhưng kết quả thu được lại vô cùng kinh ngạc. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy cho biết khi mảnh vỡ được đánh bóng và kiểm tra thành phần của nó bằng kính hiển vi hồng ngoại, nó được phát hiện có chứa nước. Theo tính toán, tiểu hành tinh va vào Trái Đất có khả năng chứa một lượng lớn nước.

Nếu có nước, rất có thể nó đã từng có sinh mệnh. Trên hành tinh đã mất Maldek, có thể đã từng có sinh mệnh, và những sinh mệnh này có thể đã bị hủy diệt trong vụ nổ.

Giáo sư Michael Ovenden, một nhà thiên văn học tại Khoa Thiên văn của Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada, đã dành 25 năm để xây dựng một số bằng chứng mạnh mẽ cho thấy vành đai tiểu hành tinh của hệ Mặt Trời xác thực do một vụ nổ hành tinh mà hình thành, và vụ nổ này không đơn giản.

Sau đó, Giáo sư Ovenden tin rằng các tiểu hành tinh và thiên thạch phải đến từ một khối chỉnh thể lớn, bởi vì chúng hình thành một kết cấu kết tinh rất phức tạp, loại tinh thể này chỉ có thể được hình thành trong hàng triệu quá trình nguội đi cực kỳ chậm. Khối chỉnh thể lớn này có đường kính ít nhất từ ​​vài trăm dặm đến vài nghìn dặm.

Ông còn nghiên cứu phát hiện, rằng rất nhiều thiên thạch bị từ hóa, như thể chúng từng nằm trong trường lực từ của một hành tinh lớn đang quay. Hơn nữa, hầu hết các thiên thạch mang sắt cho thấy chúng đã bị bức xạ tia vũ trụ hàng chục lần, rõ ràng là do bức xạ nhiệt hạch hình thành trong một vụ nổ hành tinh. Giáo sư Owenden tin rằng chỉ một vụ nổ nhiệt hạch mới có thể sản sinh ra nhiệt độ cực cao trên bề mặt các tiểu hành tinh và thiên thạch, hình thành rất nhiều quả cầu bằng kim loại và pha lê do nham thạch bị dung hóa. Cũng có nghĩa là, sinh vật có trí huệ đã gây ra vụ nổ của hành tinh này.

Vành đai Kuiper – Một hành tinh tan vỡ khác?

Một số bạn bè có thể nghĩ rằng điều đó là không thể tin được. Trên thực tế, các nhà khoa học còn có phát hiện đáng kinh ngạc hơn nữa, đó là không chỉ có một hành tinh lớn biến mất khỏi hệ Mặt Trời.

Chúng ta biết rằng hiện tại có bốn hành tinh trong hệ Mặt Trời có quỹ đạo gần với Mặt Trời, đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Chúng đều là sao lõi rắn, có thể tích và khối lượng tương đối nhỏ, và chỉ có một hoặc hai vệ tinh. Trái Đất của chúng ta là hành tinh có khối lượng lớn nhất trong số bốn hành tinh này; hệ Mặt Trời còn có bốn hành tinh nữa, là những hành tinh ở xa Mặt Trời và có thể tích cũng như khối lượng rất lớn. Đó là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, và mỗi hành tinh có nhiều vệ tinh. Sao Mộc có khối lượng gấp 318 lần Trái Đất và có 79 vệ tinh; Sao Thổ có khối lượng gấp 95 lần Trái Đất và có 82 vệ tinh; Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng vậy, có khối lượng tương ứng lớn gấp 14 lần và 17 lần Trái Đất và chúng có ít nhất 27 và 14 vệ tinh. Vì chúng ở rất xa Trái Đất nên vẫn chưa biết liệu chúng có thể có nhiều vệ tinh hơn không. Và vì sao Thiên Vương và sao Hải Vương ở rất xa Mặt Trời nên nhiệt độ của chúng cực kỳ thấp, cứ như thể chúng là một đống băng. Các nhà khoa học gọi chúng là những băng cự tinh (sao băng khổng lồ).

Tiếp theo chúng ta sẽ nói về sao Diêm Vương, xa Mặt Trời hơn cả, ở khoảng cách 39 AU so với Mặt Trời, các nhà khoa học từng phát hiện ra một hành tinh vào năm 1930 và đặt tên cho nó là “Sao Diêm Vương”. Tuy nhiên, thể tích và khối lượng của sao Diêm Vương lại rất nhỏ, mặc dù nó lớn hơn các ngôi sao trong vành đai tiểu hành tinh, nhưng khối lượng của sao Diêm Vương chỉ bằng hai phần nghìn của Trái Đất, các nhà khoa học thắc mắc tại sao không có những hành tinh lớn như sao Thiên Vương và sao Hải Vương ở đó? Trong hai hoặc ba thập kỷ qua, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra sự thật kinh ngạc ở đây, nguyên lai là ở đó cũng có rất nhiều tiểu hành tinh dày đặc, các nhà thiên văn gọi nó là “vành đai Kuiper”, (Kuiper belt). Vành đai Kuiper cách Mặt Trời khoảng 30-50 AU. Các nhà thiên văn đã phát hiện ra nhiều tiểu hành tinh có kích thước bằng sao Diêm Vương trong vành đai này, chẳng hạn như Xì, Eris, Makemake và Haumea. Trong số đó, Eris có khối lượng lớn hơn một chút so với sao Diêm Vương. Theo quan điểm này, năm 2006, thiên văn học quốc tế đã gọi các tiểu hành tinh trong vành đai Kuiper là hành tinh lùn (Dwarf planets). Ước tính sơ bộ có khoảng 100.000 hành tinh lùn có đường kính lớn hơn 50 km.

Sau đó, một số người cũng sẽ nghĩ: Liệu nó có thể giống như vành đai tiểu hành tinh, có lẽ là tàn tích của một tinh thể đã nổ khác?

Hành tinh bị thất lạc thứ ba

Các tiểu hành tinh và hành tinh lùn trong vành đai tiểu hành tinh và vành đai Kuiper, lưu lại dấu vết của những hành tinh phát nổ nơi chúng từng tồn tại. Còn có những hành tinh khác đã biến mất không dấu vết. Đây không phải là phỏng đoán tùy ý mà là có bằng chứng khoa học.

Tờ New York Post đăng tải thông tin các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về một “hành tinh bị thất lạc” trong hệ Mặt Trời. Nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Icarus cho thấy, trong thời kỳ đầu của Hệ Mặt Trời, một “hành tinh băng khổng lồ” đã bị một lực lượng vô danh” chưa rõ đá khỏi vị trí của nó. Nó tương tự như sao Thiên Vương và sao Hải Vương mà chúng ta đã đề cập trước đó ở chỗ, thành phần của nó bao gồm hydro và heli, cũng như các nguyên tố nặng hơn như oxy, carbon, nitơ và lưu huỳnh. Do cách xa Mặt Trời và có nhiệt độ âm 300 độ, các nguyên tố này đều có dạng băng rắn, mà các nhà thiên văn học gọi là sao băng khổng lồ, được gọi là băng cự tinh.

Các nhân viên nghiên cứu đã tạo ra 6.000 mô phỏng để quan sát hệ Mặt Trời, rút ra kết luận rằng hẳn đã có một băng cự tinh bị mất tích, nằm giữa sao Thổ và sao Thiên Vương, có các tính chất tương tự như sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Mô hình cũng gợi ý rằng sao Thiên Vương và sao Hải Vương không từng ở trong quỹ đạo hiện tại của chúng, mà đã được đưa đến vị trí hiện tại do ảnh hưởng của băng cự tinh và Vành đai Kuiper mang đến.

Và điều đó có thể giải thích một câu hỏi đã làm đau đầu các nhà thiên văn học, đó là lý do tại sao tư thế của sao Thiên Vương không giống các hành tinh khác. Các hành tinh khác đều “đứng” trên mặt phẳng hoàng đạo, tức là trục quay của chúng gần như vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo, trong khi trục quay của Sao Thiên Vương lại bình hành (song song) với mặt phẳng hoàng đạo, nghĩa là nó “nằm” trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Điều này cho thấy nó từ rất lâu đã bị một hành tinh có khối lượng gấp vài lần Trái Đất va phải.

Nhà nghiên cứu Matt Clement của Carnegie Mellon, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Hóa ra sự sắp xếp của các hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta là phi thường không bình thường. Các nhà khoa học nghi hoặc vì sao các hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta lại vô cùng không bình thường? Lẽ nào nó đã từng bị ảnh hưởng bởi những sinh mệnh trí huệ cao? Bởi vì chỉ những vụ nổ hạt nhân ở cấp độ đặc biệt cao cấp mới có thể phá vỡ các hành tinh khổng lồ và thay đổi vị trí của hành tinh. Cũng chính là nói, từ rất nhiều thay đổi về trạng thái của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, người ta có thể nhìn ra sự tham dự và ảnh hưởng tạo thành của những sinh mệnh có trí huệ.

Hệ Mặt Trời từng có Đại chiến tinh cầu?

Phần lớn hệ Mặt Trời vẫn là lãnh thổ chưa được con người thăm dò đến. Bởi vì chiểu theo khối lượng của Mặt Trời mà tính toán, phạm vi chủ đạo của trường lực hấp dẫn của nó có thể trong khoảng 2 năm ánh sáng. 2 năm ánh sáng là bao nhiêu? Đó là 125.000 đơn vị thiên văn (125.000 AU). Phạm vi mà con người có thể tham khám chi tiết hiện nay không vượt quá 100 AU. Xa hơn chỉ có những sao chổi thỉnh thoảng được phát hiện.

Các nhà khoa học tin rằng ngay cả trong phạm vi nhỏ mà con người có thể hiểu được, hệ Mặt Trời sơ khai không phải như những gì chúng ta thấy bây giờ. Nó từng có ít nhất 11 hành tinh, bao gồm hành tinh Maldek, hành tinh vành đai Kuiper và băng cự tinh mất tích, v.v., và thể tích của sao Hỏa và Trái Đất cũng không như bây giờ.

Một số học giả táo bạo tin rằng vào thời viễn cổ, các nền văn minh cao độ cũng tồn tại trên các hành tinh khác, đã phát triển loại vũ khí siêu hạt nhân mạnh gấp hàng nghìn lần vũ khí hạt nhân hiện tại của chúng ta. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đã dẫn đến đại chiến tinh cầu nội trong hệ Mặt Trời của chúng ta.

Kết quả là, sao Hỏa đã bị phá hủy bầu khí quyển do chiến tranh hạt nhân; sao Kim do chiến tranh hạt nhân đã gây ra vụ phun trào núi lửa hàng loạt, dẫn đến hiệu ứng nhà kính trong khí quyển và làm bốc hơi hoàn toàn nước trên bề mặt; và hành tinh Maldek có khả năng bị thổi bay bởi chiến tranh hạt nhân, chỉ còn lại những tàn dư đổ nát. Có những hành tinh lùn nằm rải rác trong vành đai Kuiper xa xôi có thể cũng là tàn tích của một hành tinh bị nổ tung bởi vũ khí hạt nhân. Chúng tôi cũng đã từng nói về người ngoài hành tinh Airl trong phần giới thiệu cuốn sách “Phỏng vấn người ngoài hành tinh”. Khi họ thấy nhân loại phát triển vũ khí hạt nhân, họ cũng vô cùng quan ngại, thậm chí họ còn đến Trái Đất từ ​​các thiên hà khác để tiến hành điều tra.

Như chúng tôi đã đề cập trong chuyên mục về sao Kim, sinh mệnh trí huệ bày tỏ rằng họ không phải không muốn chia sẻ công nghệ cao với con người, nhưng họ lo lắng rằng con người không thể kiểm soát khống chế dục vọng tham lam của mình, điều này sẽ dẫn đến đại chiến tinh hệ, không chỉ tự hủy diệt bản thân mà còn mang nó đến thảm họa cho các hành tinh khác. 

Dường như khi sinh mệnh về phương diện vật chất phát triển đến một tầng thứ nhất định, mà không chú trọng đến tầng diện tinh thần, thì nguy cơ diệt vong có thể đang đến gần. Trên thực tế, loại chuyện này đã từng xảy ra nhiều lần trên Trái Đất. Trước đó, chúng tôi cũng đã giới thiệu rằng các nhà khoa học đã phát hiện ra tàn tích của thành Sodom được ghi lại trong Kinh thánh, thành trì phồn hoa này đã bị Thần vứt bỏ vì đạo đức suy đồi và đi đến diệt vong.

So với những hành tinh đã biến mất, hoặc nhân loại trong những thành trì đã biến mất, chúng ta vẫn may mắn khi còn sống đến ngày nay. Nghĩ lại thì thấy thật đáng trân quý. Nếu chúng ta trở nên tốt hơn, chúng ta rất có thể sẽ tránh xa được những thảm họa đó.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch