Trong cuộc sống ta thường phải đưa ra các  quyết định. Điều này đôi khi rất khó suy nghĩ hoặc rất khó quyết định một cách khách quan, vì thiếu thông tin hoặc quá phức tạp.

Các nhà khoa học đã phát hiện 7 giây trước khi đưa ra một quyết định, thì  não bộ đã quyết định trước rồi. (ILexx / iStock)

Đây là thời điểm bạn nên bình tĩnh và lắng nghe trực giác bên trong của mình. Các nghiên cứu [1] cho thấy khi sử dụng trực giác, tỷ lệ chính xác của một quyết định có thể lên đến 90%!

Einstein đã từng nói “Tư duy trực giác là một quà tặng thiêng liêng và tư duy lý lẽ là một tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội vinh danh tên đầy tớ và bỏ quên món quà tặng”.

Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định tính xác thực và tính chính xác của bản năng này. Nhà thần kinh học người Đức John Haynes, làm việc tại Mạng lưới quốc gia Bernstein Computational Neuroscience, đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để nghiên cứu hoạt động của não.

Ông đã thu được một kết quả đáng kinh ngạc:

7 giây trước khi con người đưa ra quyết định, não đã quyết định trước rồi.

Nói cách khác, trước khi lựa chọn có ý thức được đưa ra, não bộ (trong vô thức) đã có một quyết định rồi. Điều này gợi tới một câu hỏi thực nghiệm: Làm thế nào mà tiềm thức con người (trực giác hoặc linh cảm) thường đến vừa đúng lúc? Bằng cách quan sát các kết quả của thực nghiệm này, câu trả lời rõ ra từ chính nó.

Khi bạn đưa ra một quyết định, chẳng hạn như mua một ngôi nhà, kết hôn, hay tất cả những lựa chọn quan trọng khác; có ăn sáng không, đi đâu tối nay, hay về những công việc trong nhà, nếu bạn dựa vào trực giác của mình, nó có thể dẫn bạn ra quyết định nhanh chóng hơn và chắc chắn hơn so với kinh nghiệm và thông tin.

Theo trang web Lifehack, có bốn lợi ích chính khi nghe theo trực giác của mình.

1.Trực giác dẫn chúng ta đến thành công

Nhiều nhân vật nổi tiếng như Giám đốc điều hành Virgin Group, Richard Branson, và cựu Giám đốc điều hành Apple Steve Jobs, họ có thói quen sử dụng trực giác để đưa ra quyết định.

“Bạn phải tin vào cái gì đó – như trực giác, số phận, cuộc sống của bạn, nghiệp chướng, bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ làm tôi thất bại, và đã tạo ra mọi sự khác biệt trong cuộc sống của tôi “, Steve Jobs chia sẻ.

Nếu bạn muốn thực hiện một bước đột phá tại nơi làm việc, bạn phải chứng tỏ kỹ năng của mình có khả năng vượt trội kinh nghiệm và logic, bằng cách sử dụng tốt trực giác.

Theo số liệu nghiên cứu, 62% các CEO cho biết họ là những người làm theo trực giác trong suy nghĩ để đưa ra những quyết định quan trọng.

2.Trực giác là “đôi mắt” thực sự của chúng ta, nó nhìn sự việc thực chất hơn vẻ ngoài mà mắt thịt chúng ta nhìn thấy

Để xem nếu một người nói dối hoặc có ý định xấu, trực giác sẽ hầu như luôn luôn chính xác.

Có lẽ bạn không tin điều này, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện rằng não bộ đã sử dụng phản ứng bản năng vô thức này để xác định tính xác thực của một ý định.

David Myers, nhà tâm lý xã hội và là tác giả cuốn sách Trực giác: Its Powers and Perilssuggère, nêu rõ việc sử dụng trực giác là có thể xác định được một người là tốt hay xấu chỉ trong vài giây, với độ chính xác chưa từng có.

Ông đã đề cập trong cuốn sách rằng tổ tiên của chúng ta có thể dễ dàng biết được một người lạ là thân thiện hay thù địch khi nhìn người đó.

Tiến sĩ Judith Orloff, bác sĩ tâm thần về trực giác, nhấn mạnh tầm quan trọng của trực giác:

Nếu bạn không tin tưởng ai đó, dù chẳng có lý do gì, thì bạn vẫn luôn cân nhắc đến người này”, bà giải thích.

“Nếu bạn đi bộ trên phố vào ban đêm, bạn gặp ai đó và bạn cảm thấy cần phải tránh người này, thế thì bạn sẽ đi xa khỏi người đó”.

3.Trực giác có thể giúp tìm bạn tâm giao cho bạn

Các dữ liệu [1] nghiên cứu cho thấy người ta có thể dự đoán chỉ trong 3 phút một cặp vợ chồng sẽ ở bên nhau hay ly dị, với độ chính xác lên đến 80%.

Nếu một ngày bạn gặp một người say đắm bạn, hãy lắng nghe trực giác của bản thân và bạn sẽ biết nếu anh ta hoặc cô ta sẽ là bạn đời tương lai của mình.

4.Trực giác xác định con đường của chúng ta trong cuộc sống

Hãy để trực giác đưa ra các quyết định quan trọng“, lới khuyên của Cook – CEO của Apple trong bài phát biểu nhân dịp lễ tốt nghiệp của Đại học Aubrun năm 2010. “Nếu bạn lắng nghe trực giác, nó sẽ hướng dẫn bạn và chỉ dẫn bạn đi đúng hướng”.

Ông tiếp tục: “Hãy lắng nghe bản năng trước những quyết định quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn, và sau đó bạn hãy sử dụng tất cả ý chí của mình để chứng minh điều đó là đúng”.

Vậy thực chất linh cảm hay trực giác là gì, khi mà nó lại quyết định mọi việc trước khi chính chúng ta quyết định? Các nhà khoa học thực chứng không thể giải thích rõ, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu tâm linh, thì linh cảm hay trực giác lại là những gì mà các sinh mệnh cao cấp ở không gian khác vốn nhìn rõ sự việc chân thực, muốn giúp chúng ta nên đã đưa những ý niệm vào đại não chúng ta. 

Đó là lý do mà chúng ta thực sự nên lắng nghe trực giác, thay vì nhìn bề ngoài hào nhoáng hay lời nói ngon ngọt của một người….Bởi vì các sinh mệnh cao cấp ở không gian khác biết rõ thực chất đằng sau vẻ hào nhoáng và lời nói ngon ngọt kia có thể là một lòng dạ đen tối, nên đã mách bảo chúng ta. Nhiều người đã không lắng nghe trực giác của chính mình và sau đó đã phải chịu hối tiếc khôn nguôi…

Ghi chú [1]. Intuition vs Data : Should You Trust Your Gut ?

Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)

Xem thêm:

Từ Khóa: