Sắp tới đây, vở cải lương kinh điển Nửa đời hương phấn sẽ được chuyển thể thành phim điện ảnh.

Đạo diễn Đỗ Thành An và anh Lục Lang – con trai út của soạn giả Hoa Phượng, người giữ tác quyền vở Nửa đời hương phấn vừa xác nhận thông tin chuyển thể tác phẩm này thành phim điện ảnh cùng tên.

Tái hiện vở cải lương kinh điển 'Nửa đời hương phấn' qua phim điện ảnh
Đạo diễn Đỗ Thành An và anh Lục Lang – con trai út của soạn giả Hoa Phượng.

Đạo diễn Đỗ Thành An cho biết, hiện tại anh đang gấp rút tìm nữ chính cho phim. Tiêu chí đưa ra là có không chỉ có khuôn mặt đẹp và đôi mắt buồn mà còn cần có thần thái để lột tả tâm trạng phức tạp của nhân vật. Bên cạnh đó, đoàn làm phim cũng đang casting những vai còn lại.

Nửa đời hương phấn là câu chuyện đầy nước mắt kể về cuộc đời của người kỹ nữ tên Hương. Cô yêu Tùng và muốn làm lại cuộc đời nhưng bị gia đình người yêu khinh bỉ, một mực không chấp nhận. Vì tương lai của người yêu, Hương quyết định chia tay. Sau đó, Tùng lấy vợ tên Diệu mà không biết rằng cô lại chính là em ruột của Hương…

Vở cải lương Nửa đời hương phấn của hai soạn giả lừng lẫy Hà Triều – Hoa Phượng cho ra đời vào cuối thập niên 1950. Ngay từ những ngày công diễn đầu tiên trên sân khấu Thanh Minh đã tạo được tiếng vang lớn.

Tái hiện vở cải lương kinh điển 'Nửa đời hương phấn' qua phim điện ảnh
Út Bạch Lan và Thanh Nga.

Người đầu tiên vào vai Hương là sầu nữ Út Bạch Lan. Sau Út Bạch Lan, cũng trên sân khấu Thanh Minh -Thanh Nga, nghệ sĩ Thanh Nga diễn vai Hương, tiếp tục để lại nhiều dấu ấn trong lòng người xem.

Nửa đời hương phấn còn được công chiếu rất nhiều lần và trở thành vở kịch kinh điển được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ như Kim Cương (năm 1961), Phượng Liên, Bạch Tuyết (sau năm 1975)…

Tái hiện vở cải lương kinh điển 'Nửa đời hương phấn' qua phim điện ảnh
Nghệ sĩ Thanh Nga ghi đậm dấu ấn qua vai Hương đến bây giờ.
Tái hiện vở cải lương kinh điển 'Nửa đời hương phấn' qua phim điện ảnh
NSND Kim Cương trong Nửa đời hương phấn.
Tái hiện vở cải lương kinh điển 'Nửa đời hương phấn' qua phim điện ảnh
Năm 1989, nhà văn Mặc Tuyền đã phóng tác thành tiểu thuyết cùng tên.

Tính đến nay, kịch bản cải lương này đã gần 60 tuổi. Đây là một trong những vở diễn tôn vinh bút danh Hà Triều – Hoa Phượng, và cũng là sự tri ân đến giới mộ điệu và những khán giả yêu mến và mong muốn lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống.

Nguyễn Hiệp