Có người mang đến cho đời tấm lòng biết ơn trong thất bại, và rồi một ngày, cuộc đời đền đáp họ món quà Thành Công.

Jack Canfield, chuyên gia hàng đầu nước Mỹ về thành công cá nhân cho rằng thái độ mạnh mẽ nhất trong tất cả các thái độ tích cực chính là Lòng Biết Ơn. Ông từng nhận định: “Để nâng cao năng lực của bản thân, chúng ta cần xem trọng lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thành phần đơn quan trọng nhất cho một cuộc sống hạnh phúc và tròn đầy”.

Ngày vui cũng là một ngày, ngày buồn cũng là một ngày, mỗi ngày được sống trên đời là một ngày quý giá. Hãy đặt mình trong sự biết ơn! Có như vậy ta mới nhận ra mình đã được ban tặng quá nhiều yêu thương, che chở, bài học, kinh nghiệm, vốn sống, những cung bậc cảm xúc khác nhau, và tha thứ. Cuộc sống luôn luôn là một món quà!

Chu Tử Trị (1617-1688), một nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc, đã biên soạn một luận thuyết gồm 506 chữ bao hàm những lời giáo huấn cho hậu thế. Ông cũng giảng: “Đối với mỗi bát cháo ta húp và mỗi hạt gạo ta ăn, ta phải nhớ về sự khó nhọc của người nông dân trồng nên chúng. Đối với từng mảnh lụa ta mặc và từng sợi chỉ ta dùng, ta phải nghĩ về công lao của những người dệt nên chúng.

Thường xuyên tâm niệm lòng biết ơn chính là thể hiện của tâm tính lương thiện. Người có lòng biết ơn biết yêu thương vạn sự. Đối với họ từng hành động, từng con người, từng hoàn cảnh xảy ra đều đáng trân trọng. Họ dành tặng cuộc đời một tấm lòng biết ơn như thế, và cuối cùng cuộc đời đền đáp họ món quà “thành công”.

Chuyện kể rằng ông Stevens sống ở một thành phố của Mỹ đã làm lập trình viên cho một công ty phần mềm được 8 năm. Ông những tưởng rằng mình sẽ làm ở công ty này đến khi về hưu và kết thúc sự nghiệp. Nhưng bỗng nhiên công ty phá sản.

Đứa con thứ ba của Stevens lại vừa mới chào đời, cho nên ông phải tìm việc khác ngay lập tức. Thế mà sau một tháng tìm kiếm, ông vẫn chưa thể tìm được một công việc. Ông không còn kỹ năng nào khác ngoài lập trình.

Cuối cùng, ông đọc trên báo thấy một công ty phần mềm đang tuyển lập trình viên. Nhiều người đã ứng tuyển vào cùng vị trí đó và mức độ cạnh tranh rất gay gắt.

Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên, một tuần sau công ty yêu cầu ông làm một bài kiểm tra viết. Bằng kiến thức chuyên môn uyên bác của mình, ông đã vượt qua kỳ thi viết một cách dễ dàng. Hai ngày sau, ông được hẹn đến một cuộc phỏng vấn nữa.

Ông rất tự tin khi bước vào buổi phỏng vấn và nghĩ rằng mình sẽ vượt qua vì ông là một lập trình viên rất xuất sắc. Thế nhưng trong suốt buổi hôm ấy, người phỏng vấn không hề hỏi ông một câu hỏi kỹ thuật nào.

Thay vào đó, họ hỏi xem ông nghĩ rằng nền công nghiệp phần mềm sẽ phát triển theo hướng nào. Ông chưa từng nghĩ về vấn đề đó trước đây và đã không có câu trả lời thỏa đáng. Vài ngày sau, ông nhận được tin rằng mình không được nhận.

Mặc dù không có được việc làm, nhưng Stevens cho rằng ông đã học được nhiều điều từ quy trình phỏng vấn này. Ông đã quyết định viết thư cám ơn.

Ông dành khá nhiều thời gian để viết bức thư, trong đó ông viết: “Tôi xin cảm ơn quý công ty đã dành nhân lực và những tài nguyên khác để cho tôi có cơ hội được tham gia kỳ thi viết và phỏng vấn. Dù rằng tôi không được nhận, nhưng thông qua quá trình tuyển dụng này tôi đã học được nhiều điều mới mẻ về nền công nghiệp phần mềm. Xin cảm ơn mọi nỗ lực mà quý công ty đã dành cho đơn ứng tuyển của tôi. Xin cảm ơn một lần nữa!

Công ty này chưa từng nhận một lá thư kiểu như vậy bao giờ từ một ứng cử viên bị loại. Bức thư đó đã được truyền từ thấp lên cao, cuối cùng đến tay của vị chủ tịch. Sau khi đọc xong, ông không nói gì cả mà chỉ cất bức thư vào hộc bàn.

Có lẽ đối với vị chủ tịch, bức thư giống như một món quà “bất ngờ” mà cuộc đời trao tặng…

Ba tháng sau, vào dịp Giáng Sinh, ông Stevens nhận được một tấm thiệp mừng năm mới rất đẹp. Tấm thiệp được gửi từ công ty mà ông đã gửi thư cám ơn.

Trong đó viết: “Gửi ông Stevens, chúng tôi muốn mời ông cùng tham gia với chúng tôi trong kỳ nghỉ Năm Mới”. Thì ra công ty này đang có một đợt tuyển dụng mới và vị chủ tịch của công ty đã nghĩ ngay đến ông Stevens nhờ bức thư của ông.

Vị chủ tịch đã hồi đáp lại tấm lòng của ông Stevens…Bạn có nhớ câu chuyện về tiếng vọng không? Cậu bé đứng trước khu rừng, hét to, “Tôi ghét bạn!”. Khu rừng cũng đáp trả lại như thế. Và khi cậu bé cất lời “Tôi yêu bạn”, rừng già cũng trìu mến vang vọng lại lời yêu thương.

Sau hơn 12 năm làm việc, ông Stevens đã được thăng chức làm phó chủ tịch tập đoàn. Còn công ty phần mềm đó là tập đoàn Microsoft.

Vậy là thành công của ông Stevens đã kết trái từ hạt giống biết ơn! Thực ra mỗi chúng ta luôn có sẵn hạt giống biết ơn, chỉ là có gieo chúng trên mảnh đất cuộc đời hay không.

Năm 2014, nhà tâm lý học Thomas Gilovich của Đại học Cornell đã có bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh “Greater Good Gratitude Summit”. Ông cho rằng, chướng ngại lớn nhất của lòng biết ơn là phương thức được lập trình của bộ não người: Chúng ta thường nhớ rất rõ những gì đã cản trở chúng ta, nhưng lại thường bỏ lỡ những thời khắc đẹp mà cuộc sống ban tặng. 

“Bởi vì trong cuộc sống, con người luôn có những mục tiêu phấn đấu hay có những vấn đề trước mắt phải giải quyết, làm chúng ta có xu hướng tập trung khắc phục khó khăn hơn là thưởng thức những điều tốt đẹp. Việc này đối với cuộc sống vật chất chúng ta là tốt, nhưng cũng làm cho ta không ý thức được điều thực sự cần trên con đường dẫn tới thành công”.

Cảm ơn giáo huấn của nhà tư tưởng Chu Tử Trị, kinh nghiệm của chuyên gia về thành công Jack Canfield, nhà tâm lý học Thomas Gilovich và câu chuyện của ông Stevens đã cho chúng ta hiểu rằng muốn thành công cần có một tấm lòng biết ơn!

Video: Những họa sĩ, kiến trúc sư, tiến sĩ và giáo viên nói về lợi ích tốt đẹp của Pháp Luân Công

videoinfo__video3.dkn.tv||e58d09283__