Seoul, ngày 13 tháng 5…

Hôm nay, bình minh thức giấc trong màn mưa mỏng nhẹ, có chút ướt át của những đám mây mù chưa kịp tan đi. Nhưng điều đó dường như chẳng thể khiến Seoul lúc này mất đi vẻ đẹp của mình, bởi hôm nay là một ngày đặc biệt.

Tại quảng trường Seoul, lễ kỷ niệm 26 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ra công chúng chính thức được bắt đầu. Khi tiếng nhạc luyện công quen thuộc vang lên, nhắm khẽ đôi mắt, các học viên cùng nhau tập những động tác nhẹ nhàng khoan thai. Bầu trời trở nên rạng rỡ, những tia nắng muộn cuối xuân ló rạng chan hòa cùng trời xanh và mây trắng tạo nên một bức tranh yên bình giữa lòng Seoul sôi động.

Quảng trường Seoul ngày 13/5/2018. (Ảnh: Minghui)
(Ảnh: Tuệ Lâm)

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đến đây hôm nay chủ yếu mặc chiếc áo vàng tươi trên lưng có in hàng chữ màu xanh: “Falun Dafa is good” (Pháp Luân Đại Pháp là tốt) cùng quần màu trắng, nhưng cũng có những học viên chọn mặc trang phục lịch sự để tham gia ngày trọng đại này. Họ thuộc rất nhiều độ tuổi và ngành nghề đa dạng khác nhau, có những em nhỏ đáng yêu, những bác cao tuổi và cũng không ít những bạn trẻ độ tuổi đôi mươi cũng hân hoan cùng bạn bè đến dự.

Không có những bài nhạc sôi động hay tiếng hò hét ồn ào, chỉ một bầu không khí an hoà lan toả khắp mọi nơi. Có những em nhỏ đứng ngay ngắn luyện công bên cạnh mẹ và cũng có cả những em bé với đôi mắt hiếu kỳ ngó nghiêng chỗ này chỗ kia. Tất cả tạo nên một bức tranh nhẹ nhàng sinh động.

(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Hàn)

Trên lối dành cho người đi bộ ở quảng trường, những tấm băng rôn và biểu ngữ đăng thông tin giới thiệu về môn tu luyện Pháp Luân Công và cuộc bức hại các học viên đang bị tra tấn và bức hại tàn khốc tại Trung Quốc. Ở cả hai bên đều có những thông điệp kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Gọi cho mình một tách cà phê, tôi cũng viết một tin nhắn chúc mừng ngày hội trọng đại này gửi tới ban tổ chức.

Khách du lịch tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và ký tên vào bản thỉnh nguyện bày tỏ sự ủng hộ nhằm chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui)

Những du khách nước ngoài và người dân bản địa mỗi khi ngang qua đây đều lấy chiếc điện thoại hoặc máy ảnh để chụp lại khung cảnh đẹp đẽ này. Sau khi đọc những thông tin về cuộc bức hại phi pháp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc, một vài người dân đã chia sẻ suy nghĩ của họ với các học viên tại đây.

(Ảnh: Tuệ Lâm)
(Ảnh: Tuệ Lâm)
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Hàn)

Cô Kim Young-sook (68 tuổi) nói: “Nhìn những hình ảnh này (hình ảnh bức hại các học viên) tôi không thể tin rằng con người có thể làm ra những việc này” và “Nhìn mọi người luyện công thật tuyệt vời, Pháp Luân Công thật sự là một môn tu luyện tốt”. Con gái cô Kim, chị Kang Ah Reum (39 tuổi), đến thăm quảng trường Seoul cùng mẹ cũng bày tỏ sự quan tâm của mình, chị nói: “Tôi được biết Pháp Luân Công là một môn tập luyện tốt cho cả tinh thần và thể chất, tôi muốn trải nghiệm Pháp Luân Công một lần”. Chị cùng mẹ mình ngồi lại theo dõi các chương trình biểu diễn của các học viên Pháp Luân Công. 

11h sáng, khi các bài luyện công kết thúc, các học viên ngồi ngay ngắn trên những tấm thảm và hướng mắt về phía sân khấu để theo dõi chương trình biểu diễn nghệ thuật. Những nghệ sĩ, họ đều là các học viên trong trang phục lụa màu vàng, đầu quấn khăn và đeo bên mình chiếc trống eo lưng nhỏ, miệng nở nụ cười rạng rỡ và đánh lên những tiếng trống vui tươi, rộn ràng.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp biểu diễn múa trống lưng tại Seoul. (Ảnh: Minghui)

Màn biểu diễn tiếp theo sau là Thiên Quốc nhạc đoàn trong trang phục áo xanh nước biển và quần tây trắng nghiêm trang, là những nghệ sĩ cùng những nhạc cụ phương Tây biểu diễn những ca khúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp. Một bầu không khí Thần thánh và trang nghiêm tràn ngập khắp quảng trường, tất cả mọi người đều chú ý lắng nghe.

Đoàn nhạc Thiên Quốc biểu diễn tại lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Seoul. (Ảnh: Minghui)

“7 năm trước, tôi từng xem Thiên Quốc nhạc đoàn biểu diễn tại lễ hội Hoa anh đào Yeouido, Seoul. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác ấn tượng của mình khi ấy, âm nhạc thanh khiết và tràn đầy năng lượng. Tôi cảm thấy tương lai sẽ là Thời đại của Pháp Luân Công”, lời chúc mừng trong buổi lễ của ông Lee Chun Seop, trưởng ban tôn giáo.

Ông Li Ji-jun, Chủ tịch Ủy ban Truyền giáo Cơ đốc Quốc tế của Hàn Quốc, là một diễn giả khách mời tại lễ kỷ niệm gửi lời chúc mừng đến buổi lễ: 

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người thực hành Chân – Thiện – Nhẫn, đã đạt được thân thể thực sự khỏe mạnh và tiêu chuẩn đạo đức cao thông qua tu luyện. Do đó, tôi tin rằng đồng hóa với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là tối quan trọng cho việc khôi phục đạo đức quốc gia. 

Về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Li nói: “Tất cả các bạn, xin hãy kiên nhẫn, bởi vì thời gian luôn thuộc về những điều chân chính.”

Ông Li Jijun, Chủ tịch Ủy ban Truyền giáo Cơ đốc Quốc tế của Hàn Quốc phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. (Ảnh: Minghui)

Tiếp đến chiều, một buổi diễn hành lớn kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới được tổ chức ngay tại trung tâm của Seoul. Dưới ánh nắng vàng dịu nhẹ, từng đoàn từng đoàn các học viên Pháp Luân Đại Pháp đem theo những tấm biểu ngữ và biểu tượng của Pháp Luân Đại Pháp băng qua các khu phố sầm uất của Seoul với hy vọng giới thiệu tới nhiều người hơn nữa vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Sự xuất hiện của các học viên trong trang phục tươi sáng cùng gương mặt thân thiện, vui tươi đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người dân và du khách.

(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Hàn)

Bắt đầu từ quảng trường Seoul, hàng đoàn các học viên băng qua các tuyến đường tới quảng trường Gwanghwamun sau đó tới khu phố đi bộ nổi tiếng Insadong và cuối cùng là khu phố mua sắm Myeongdong. Đúng 2h40 chiều, âm thanh vang dội của Đoàn nhạc Thiên Quốc vang lên đã phá tan nhịp hỗn loạn ồn ào nơi cuối phố, kéo ánh mắt của người dân và du khách hướng về phía đoàn người đang diễn hành.

Ngay phía sau đoàn nhạc là một nhóm các học viên trong trang phục truyền thống Hàn Quốc giơ cao tấm áp phích có hàng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân – Thiện – Nhẫn hảo”, cùng những biểu tượng pháp luân với màu sắc tươi sáng. Nhóm các học viên múa trống lưng vui nhộn, tiếp theo sau là đội múa lân sư rồng, nhóm các học viên trong trang phục truyền thống và nhóm các học viên cầm những tấm biểu ngữ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công phi pháp tại Trung Quốc. Từng đoàn, từng đoàn người nối nhau băng qua khắp các con phố nổi tiếng của Seoul.

(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Hàn)
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Hàn)
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Hàn)
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Hàn)

Cảnh sát Hàn Quốc không quên nhiệm vụ của mình, bảo vệ đoàn diễn hành khi đoàn đi vào khu phố cổ Insadong đông đúc. Và thật đặc biệt khi trên gương mặt họ luôn nở những nụ cười tươi trong lúc thực hành nhiệm vụ của mình. Một sĩ quan cảnh sát, người luôn theo sát đoàn diễn hành đã nói với các học viên Pháp Luân Đại Pháp rằng: “Những từ Chân – Thiện – Nhẫn thật đẹp và Pháp Luân Công thật tuyệt vời, tôi không hiểu tại sao những người tu tập môn này lại bị bức hại ở Trung Quốc”.

Kết thúc buổi diễn hành, đoàn các học viên cùng nhau đồng thanh hô chúc mừng sinh nhật Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập ra pháp môn tu luyện và chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Sau một ngày trọn vẹn cùng đoàn diễn hành tham gia lễ hội kỷ niệm, tôi cảm thấy tâm thân mình thật thanh thản, đó dường như là những kí ức thanh bình và đẹp đẽ về Seoul, về những người bạn chân thành, thiện lương mà tôi muốn lưu trong tâm trí mình những ngày sống tại nước bạn.

(Ảnh: Tuệ Lâm)

Tuệ Lâm

Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc