Với cách chế biến đơn giản, nước đậu đen thường được dùng trong mùa hè để giải nhiệt, giảm tình trạng nóng trong, thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng nên dùng loại nước phổ biến này.

Đậu đen tốt như thế nào?

Làm đẹp da, chống lão hoá: Trong đậu đen có chứa nhiều khoáng chất, vitamin cùng 10 loại axit amin. Đây đều là những thành phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe dẻo dai cũng như cải thiện và trẻ hóa làn da, cho da dẻ mịn màng tươi trẻ. Ngoài ra, chất Polyphenol trong đậu đen còn là hợp chất được biết đến với tác dụng chống lão hóa cao.

Giảm cân an toàn:  Isoflavone và anthocyanin trong đậu đen còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chuyển hóa năng, ức chế sự hấp thu chất béo của cơ thể. Uống trà đậu đen thường xuyên, đúng cách sẽ làm giảm lượng chất béo trong cơ thể góp phần kiểm soát lượng mỡ tuần hoàn trong máu và hỗ trợ tích cực cho quá trình giảm cân an toàn hiệu quả.

Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Một cốc nước đậu đen nấu chín có chứa khoảng 15 gam chất xơ, hỗ trợ rất tốt cho bữa ăn của người tiểu đường tuýp 1. Với người bị tiểu đường tuýp 2, đậu đen giúp cải thiện lượng đường trong máu.

Ảnh: caythuocdangian.

Tốt cho xương khớp: Đậu đen có chứa sắt, canxi, phốt pho và kẽm. Những chất này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho hệ xương khớp. Canxi và phốt pho quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh và độ đàn hồi của xương và khớp.

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Thành phần vitamin B phức hợp cao trong đậu đen cùng tính kháng viêm của chúng giúp ích khá nhiều cho mạch máu, làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ những người đang mắc bệnh tim mạch có sức khỏe ổn định hơn.

Giúp hạ huyết áp: Đối với những người huyết áp cao, việc duy trì chế độ ăn chứa ít natri là điều hết sức cần thiết nhằm giúp cho huyết áp ở mức bình thường. Trong đậu đen có hàm lượng natri thấp tự nhiên, ngoài ra còn chứa kali, canxi và magiê, giúp giảm huyết áp một cách an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, những người này không nên uống nước đậu đen:

Những người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh: Vì đậu đen có tính mát nên không dùng được cho người bị hư hàn, chẳng hạn như tứ chi lạnh, mệt mỏi, eo và chân đau do lạnh, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng… Những người này nếu ăn đậu đen sẽ làm tăng thêm các triệu chứng, thậm chí dẫn đến các bệnh khác.

Ảnh: bachhoaxanh

Những người đang dùng nhiều loại thuốc: Đậu đen phản ứng với các thành phần có liên quan trong thuốc, làm giảm hiệu quả của việc uống thuốc.

Người già, trẻ em, người có thể chất yếu ớt: Trong đậu đen chứa Phytat, có thể ức chế một số enzyme tiêu hóa, đặc biệt không tốt cho những người có thể chất yếu ớt.

Để tốt cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo nên dùng nước đậu đen như một thứ nước uống thưởng thức chứ không nên dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày. Người khỏe mạnh không thuộc 3 nhóm kể trên, ngày uống một ly là đủ. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên dùng tuần 1-2 ly. Trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng nước đậu đen, trên một tuổi sử dụng với mức vừa phải.

Những lưu ý khi dùng đậu đen

Chỉ uống 1 – 2 cốc/ngày: Nhiều người sử dụng nước đậu đen rang thay thế nước lọc, điều này là hoàn toàn sai lầm Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện dinh dưỡng Quốc gia, bạn không thể dùng loại nước đậu đen để thay thế cho nước uống hàng ngày. Chúng sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể.

Ảnh: phunutoday.

Không uống chung với sắt kẽm, canxi: Cũng bởi lý do trên, bạn không nên dùng nước đậu đen để uống các loại thực phẩm chức năng trên. Thời gian lý tưởng để uống chúng là cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ.

Cho đường hay muối vào nước đậu đen: Nước đậu đen rang, không cho đường lá tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể.

Video xem thêm: Trà thơm đợi bằng hữu, bể dâu nhớ thuở nào…

videoinfo__video3.dkn.tv||0c9fffcea__