Làm thế nào để phân biệt da thật, da giả, da PU, da bò, da dê, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Sờ: Lấy tay sờ lên bề mặt da, nếu cảm giác thấy trơn, mềm mịn, đầy đặn, có tính đàn hồi thì chính là da thật, da nhân tạo thì bề mặt rít, cứng, tính đàn hồi kém.

Nhìn: Bề mặt da thật nhìn rõ lỗ chân lông, hoa văn, da bò có lỗ chân lông phân bố đều, da trâu có lỗ chân lông thô mà thưa thớt, da dê có vân vòng cung hình vảy cá.

Ngửi: Da thật có mùi thuộc da, còn da nhân tạo có mùi nhựa.

Đốt: Lấy một mẫu da nhỏ hơ trên lửa, nếu phát ra mùi hăng, kết thành cục thì chính là da giả, còn phát ra mùi khét của tóc, không vón cục thì chính là da thật.

Bấm: Dùng móng tay bấm vào da, nếu da khôi phục không còn dấu vết thì là da thật.

Da thật phải qua nhiều tinh chế, cho nên giá tiền cao, mặc tương đối thoải mái, không bốc mùi, còn da nhân tạo có nhiều vật liệu, ít công đoạn, thông thường dập bằng máy móc, rất dễ nát, nếu mặc trời nóng thì có mùi khó chịu.

Cho nên nếu chọn giầy, nhất định phải chọn giầy da thật.

Hầu hết mọi người không phân biệt được đâu là da thật, đâu là da giả.

Dưới đây xin chia sẻ cách phân biệt đơn giản, trực quan, thực tế nhất, hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Da thật chính là da động vật qua xử lý tạo thành, mà da giả (chủ yếu là PU, PVC) là từ vải giả da qua xử lý hóa học tạo thành. Hai loại khác nhau ở nguyên vật liệu sản xuất, nhưng công đoạn xử lý giống nhau, khiến bề mặt của chúng giống nhau và khó nhận biết. Nhất là phân biệt thắt lưng hoặc túi xách. Ví da có phải da thật hay không, quan sát mặt trong của ví, da thật hầu như để trần, còn da giả thường được lót vải hoặc dạng chỉ đan xen nhau.

I. Da thật

Nói về các loại da động vật, chúng có đặc điểm chung là vật liệu xốp nhẹ, thông thoáng, nhưng dễ bị ẩm. Hiện nay có các chất liệu da như: da bò, da trâu, da lợn, da dê, da cá sấu, da đà điểu, da ngựa.

1. Da lợn

Bởi vì da lợn có lông xuyên suốt các lớp bên trong, nên da lợn có tính thông thoáng và hút ẩm tốt hơn da trâu bò. Nhưng lỗ chân lông của da lợn to, có 3 lỗ chân lông chụm lại với nhau, vân da thô ráp, không đẹp bằng da trâu bò. Da lợn cần qua gia công mới loại bỏ được khuyết điểm.

2. Da bò, da trâu

Da bò mỏng, không có nhiều lông, chân lông không đâm sâu, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi không phát triển. Da trâu bò thường dùng để làm giầy dép, bề mặt ví. Đặc điểm: có độ dày như da lợn, có tính đàn hồi.

Da trâu lông thưa thớt, bề mặt thô ráp, sần, có nếp nhăn, khô, diện tích lớn và rất nặng. Thường được dùng làm giầy và lốp cơ khí, qua gia công thành mềm để có thể làm túi.

3. Da dê

Da dê tương đối bền, mềm mịn, tính đàn hồi tốt. Tương tự như da bò nhưng mỏng, trên mặt có vân rõ ràng.

Da cừu gần giống da dê, có tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi nhiều. Sản phẩm làm ra rất mềm mại, tính đàn hồi cao, cảm giác giống như tơ nhung. Nhưng da cừu độ bền kém, dễ nát, chỉ có thể làm quần áo da, găng tay, không thể làm giầy.

4. Da ngựa

Nhìn qua trông giống da bò, nhưng độ sáng không bằng, mầu tối, các lỗ chân lông thành hình bầu dục, da xốp mềm. Da ngựa giống với da dê, nhưng cứng hơn, mỹ quan không cao, độ sáng không đồng đều, không nhăn nhưng dễ đứt.

II. Thuộc da

Ngâm nước, lọc da, sơn mầu, cạo mặt da, ép hoa da, in hoa văn, mài da, tái chế da, laser da, da nhân tạo.

1. Ngâm nước: Chỉ dùng đối với trâu, bò, ngựa, dê, hươu, tẩy và nhuộm lớp da đầu tiên, làm sáng và mềm da.

2. Lọc da: Cắt theo xương sống thành hai phần, cắt bỏ đi phần da xấu, nhăn ở bụng nạm và bốn chân.

3. Sơn mầu: Bôi phun lên lớp da đầu tiên hoặc lớp da thứ hai các màu hóa chất thuộc da.

4. Cạo mặt da: Bề mặt tiến hành đánh bóng, mài các vết sẹo và vết máu ở bề mặt, phun các loại màu thịnh hành, sau đó ép hạt vào da hoặc hiệu ứng bóng.

5. Ép hoa da: Bình thường tuyển chọn phần da đã lọc và cạo mặt để ép thành các hoa văn hoặc hình ảnh. Ví dụ: vân cá sấu, vân thằn lằn, vân đà điểu, vân mãng xà, vân gợn sóng, dập nổi, vân hươu, cùng một loạt các dạng sọc, ca rô, mô hình ba chiều, hoặc hình ảnh thương hiệu.

6. In hoa văn: Như lựa chọn chất liệu da dập nổi, sử dụng các công nghệ gia công khác nhau. Thường là in ấn hoặc in nung nóng thành các hoa văn hay hình ảnh ở lớp da đầu tiên hoặc lớp da thứ hai.

7. Ma sát da: Đánh bóng bề mặt da, mài các vết sẹo hoặc chỗ thô ráp ở bề mặt, tạo thành miếng da đều đẹp. Sau đó nhuộm các màu sắc phổ biến ở lớp đầu tiên hoặc lớp thứ hai.

8. Da lộn: Cũng gọi là quét da, bề mặt được đánh bóng thành dạng nhung, nhuộm lại các mầu sắc phổ biến ở lớp da đầu tiên.

9. Tái chế da: Nghiền nát các loại da động vật phế liệu, qua xử lý bằng hóa chất, mặt ngoài da được gia công theo công nghệ giống như da thật như: cạo mặt da, ép hoa da. Điểm đặc biệt là đường viền da được chỉnh sửa gọn gàng sắc cạnh, giá trị sử dụng cao, giá rẻ. Da tái chế thường dầy, độ bền kém, chỉ thích hợp để làm cặp xách giá rẻ, túi xe đẩy, bao golf và các sản phẩm giá cả phải chăng. Mặt cắt dọc của các sản phẩm da này là các mô sợi đồng đều, có thể phân biệt ra được vật liệu hỗn hợp pha trộn kết thành.

10. Da laser: Sử dụng công nghệ laser để khắc các hoa văn, hình ảnh lên bề mặt da, là phương pháp thuộc da mới nhất.

III. Giả da

Sau một loạt các xử lý hóa học và vật lý, da được thuộc thành một loại vật liệu bền hơn.

Phân loại

– Da nhân tạo, còn được gọi là giả da hoặc vật liệu nhựa là một thuật ngữ dùng chung cho PVC, PU và các loại vật liệu tổng hợp khác. Trong cuối những năm 1940, nhựa PVC sơn được gọi là da nhân tạo. Đó là dựa trên phương thức dệt vải, từ các loại phương pháp khác nhau để gia công PVC, PU mềm hoặc màng phủ tạo thành. Da nhân tạo có độ cứng khác nhau, chịu mài mòn, chịu lạnh, màu sắc đồng đều, độ sáng bóng, có nhiều loại màu sắc và hoa văn. Khả năng chống nước tốt, đường viền gọn gàng, giá trị sử dụng cao và rẻ hơn so với da thật. Nhưng hầu hết da nhân tạo có cảm giác và tính đàn hồi không được như da thật. Ở mặt cắt dọc của nó, bạn có thể nhìn thấy lỗ bong bóng nhỏ, vải bố, hoặc màng mỏng bên ngoài cùng tơ nhân tạo. Nó là một loại vật liệu phổ biến từ trước đến nay, được sử dụng rộng rãi để sản xuất các loại sản phẩm da, hoặc làm phối liệu cho da thật.

Ưu điểm của da nhân tạo: Trọng lượng nhẹ, chịu axit, chịu kiềm, chịu dầu mỡ, không gẫy, không thấm nước, màu sắc tươi sáng, nhiều hoa văn, nhưng không thoáng khí, không hút ẩm.

– Da tổng hợp – không giống da nhân tạo, làm bằng chất liệu polymer tạo thành từ sợi có cấu trúc tương tự như da tự nhiên với đặc điểm là hút ẩm, thoáng khí, chế thành các sản phẩm thuộc da gần giống như da thật. Nhưng da tổng hợp có tính thoáng khí so với da thật kém gấp đôi. Da thật sờ lên cảm giác đàn hồi, mềm mại, vân da không có quy tắc, cảm giác mát mẻ. Vân da tổng hợp có quy tắc và có cảm giác nóng.

1. Sự khác biệt giữa da thật và da tổng hợp

– Da thật mềm mại, có tính đàn hồi, chịu được lực tác động mạnh, gặp nước bị mềm, rất khó làm khô, dễ thối rữa.

– Bề mặt da tổng hợp cứng, chịu lực kém, tuổi thọ không dài bằng da thật.

2. Sự khác biệt giữa lớp da đầu tiên và lớp da thứ hai

– Lớp da đầu tiên là từ các loại da động vật tạo thành.

– Lớp da thứ hai cấu tạo bởi các mô sợi lỏng lẻo qua phun hóa chất hoặc phủ bằng PVC, PU. Phương pháp phân biệt hữu hiệu nhất là quan sát mặt cắt bề dày của da.

3. Bảo dưỡng

3.1. Bảo dưỡng và chăm sóc da tổng hợp và da tự nhiên

a. Không nên đựng quá nhiều đồ, nếu không túi sẽ bị biến dạng và dễ bị nát.

b. Không để dưới ánh nắng mặt trời, nếu không bề mặt da sẽ mất đi sự dẻo dai và dễ gẫy.

c. Không để chỗ ẩm thấp, nếu không da sẽ bị mốc thối.

d. Các sản phẩm da nếu không dùng đến thường được đánh sáp, bọc bằng túi chổng ẩm để lưu trữ và thường xuyên kiểm tra.

e. Nếu da có vết trầy xước, có thể dùng xi đánh giầy có mầu giống với mầu của da. Sau đó dùng miếng vải mềm để bôi xi lên vết xước, để khô sau đó đánh bóng.

f. Tránh tiếp xúc với hóa chất axit hoặc kiềm.

3.2. Bảo dưỡng da nhân tạo

Do tính hút ẩm kém, cho nên túi xách khi bị ướt phải kịp thời lau khô. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng không thể rửa trực tiếp bằng nước. Nếu mặt ngoài túi có vết bẩn, thêm một ít nước ấm pha loãng cùng với chất tẩy rửa lau nhẹ, rồi mới dùng vải khô để lau khô.

4. Bộ dụng cụ bảo dưỡng

a. Vải mềm – đánh sáp, làm sạch.

b. Dầu bôi trơn chống rỉ WD-40, nếu da có khóa không mở được, bôi chất này lên, có tác dụng chổng gỉ sét và bôi trơn.

c. Nước lau đa năng – làm sạch vết bẩn cứng đầu.

d. Sáp: Đánh vết trầy xướt trên da.

e. Xi đánh giầy (loại kem): Dùng làm hết vết trầy xước, chọn xi có mầu giống với màu da, bôi lên bề mặt da sau đó đánh bóng. Tiếp tục dùng sáp đánh nhẹ nhàng, có thể khôi phục da một cách tự nhiên.

f. Kem đánh răng: Có thể dùng để làm sạch da.

Da thật, giả da, da nhân tạo (PVC, PU), làm thế nào để phân biệt?

1. Nếu được phép đốt, thì đốt một chút là cách nhanh nhất để phân biệt. Từ mặt trái da thật và da nhân tạo lấy ra một mẫu nhỏ, sau đó đốt, nếu phát ra mùi hăng, kết thành cục thì chính là da giả, còn phát ra mùi khét của tóc, không vón cục thì chính là da thật.

2. Lấy tay ấn: 2a: Da thật có nếp nhăn tự nhiên, da nhân tạo có nếp nhăn không tự nhiên. 2b: Da thật khi nhìn kỹ có lỗ chân lông, hơn nữa mặt ngoài có vân da không có qui tắc. Da nhân tạo không có lỗ chân lông, vân da cân đối, ngay ngắn. 2c: Da thật cảm giác mềm mại, có tính đàn hồi, da nhân tạo cảm giác cứng, ít đàn hồi.

3. Ngửi: Da thật có mùi thuộc da đặc trưng, còn da nhân tạo có mùi nhựa.

4. So sánh các miếng da khác nhau, một sản phẩm da thuộc như ví, áo da hoặc giầy da, rất ít là từ một miếng tạo thành. Như vậy có thể xem là từ nhiều miếng nhỏ khác nhau, da thật có miếng vân da giống nhau là rất nhỏ, da nhân tạo mỗi miếng vân da đều giống nhau.

5. Xem mặt trái thuộc da, da nhân tạo thường có vải sợi hoặc vân, da thật chỉ có lỗ chân lông.

6. Xem độ sáng bóng, da thật nhìn êm dịu, da nhân tạo nhìn sáng bóng.

7. Xem giá cả, da thật có giá đắt hơn nhiều so với da nhân tạo, nếu mua sản phẩm da thật có giá rẻ, chúng ta nên xem xét kỹ trước khi mua.

Theo NTDTV

Xem thêm:

Từ Khóa: