‘Thú xưa còn bấy nhiêu thôi
Hồn thi nhân với giọng người danh ca’
*

“Cuộc hát ả đào là một cuộc trang nghiêm, thanh nhã chứ cũng không có gì náo nhiệt phiền phức gì. Trong cuộc thì một người cầm trống một người hát gõ sênh, một người gõ phách, một người gảy đàn..” (Khảo luận về cuộc hát ả đào – Nguyễn Đôn Phục. Tạp chí Nam Phong, số 70, năm 1923)

Ca trù một bộ môn nghệ thuật ca nhạc thính phòng được hình thành trên nền tảng âm nhạc dân gian Bắc Bộ, thịnh hành từ thế kỷ 15, vốn là một loại ca nhạc trong cung đình, được sử dụng cho các buổi hát chúc thọ vua chúa và các buổi lễ trong triều đình. 

Ca trù giữ vị trí là một thú phong lưu của các văn nhân tài tử cho mãi đến đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, nhiều biến động xã hội lớn lao ở nước ta trong thế kỷ XX đã làm đứt đoạn đời sống sinh hoạt của Ca trù. 

Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích.

Sau năm 1945, trong một thời gian dài, loại hình nghệ thuật tao nhã và sang trọng trước đây đã bị hiểu lầm và đánh đồng với các sinh hoạt thiếu lành mạnh ở một số ca quán đô thị, hoặc bị coi là “tàn tích của chế độ phong kiến cũ”. Bị chối bỏ và loại khỏi đời sống văn hoá, ca trù tồn tại thiếu sinh khí và tàn lụi, thậm chí đứng trước nguy cơ thất truyền.

Ca trù có nhiều tên gọi khác nhau như hát cửa quyền, hát cửa đình, hát nhà tơ, hát ả đào với nhiều hình thức diễn xướng.

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam giao cho bộ Văn hoá truyền thông và Du lịch đệ trình tổ chức Văn hoá Khoa học Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhân Ca trù là Kiệt tác văn hoá phi vật thể và truyền miệng của nhân loại. Năm 2009, UNESCO đã ghi danh Ca trù vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.

Google tôn vinh Ca trù Việt Nam và lời nhắn nhủ sâu sắc đến thế hệ trẻ
Nhân ngày Giỗ tổ nghiệp Ca trù Việt Nam (23.2), Google đã đưa biểu tượng đặc biệt thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ (Google Doodle) để tôn vinh loại nghệ thuật này.

Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt không chỉ về cấu tạo mà còn về cách thức diễn tấu, là Đàn đáy, Phách và Trống chầu. Ba nhạc cụ cơ bản này gắn liền với ba nhân vật quan trọng trong một cuộc hát. Đó là Kép – nhạc công chuyên chơi đàn đáy; Ả đào: nữ hát và gõ phách, và Quan viên cầm chầu là người đánh trống.

Là đào nương duy nhất vừa đàn vừa hát của làng ca trù Việt Nam, năm 2011, nghệ nhân dân gian Phạm Thị Huệ trở thành đào nương đầu tiên của ca trù Việt Nam được tổ chức World Master ghi danh là Nghệ nhân Thế giới.

Định mệnh với cây đàn ‘Vua của các loại nhạc cụ

Năm 8 tuổi, cô bé Huệ được cha dắt đến nhạc viện Hà Nội. “Cha chọn cho tôi học đàn tỳ bà, vì không có nhiều tiền để mua những nhạc cụ như piano hay violin. Cha tôi quan niệm thể loại âm nhạc dân tộc gắn liền với con người của dân tộc đó. Sau này tôi hiểu ra rằng, lựa chọn ngẫu nhiên đó có lẽ cũng là sự an bài từ trước…”

Thông qua cây đàn chị hiểu về giá trị văn hoá truyền thống chính là hồn cốt của mỗi nền dân tộc. Nhưng số phận của cây đàn tỳ bà ít nhiều tương đồng với thân phận ca trù. 

“Cây đàn tì bà khi mà nó di chuyển từ trong cung đình ra ngoài dân gian, nó giống như là một vương phi lang thang trong dân gian và cho đến tận ngày hôm nay cũng chưa tìm được vị trí xứng đáng. Tôi dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về nguồn gốc của cây đàn. Tôi được biết cây đàn tì bà đến từ Trung Hoa, tên của nó được gọi là pipa  琵琶;​​, trong tiếng Trung thì hai chữ trên đầu của chữ pipa 琵琶 là 4 bộ Vương, nó cũng rất giống với hình dáng của cây đàn, ở trên đầu đàn thì có 4 phím, được gọi là tứ đại thiên vương, tượng trưng cho 4 vị vua, và cây đàn đó được mệnh danh là vua của các loại nhạc cụ phương Đông.” 

Trở thành giảng viên bộ môn đàn tỳ bà của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, nhưng con đường âm nhạc truyền thống còn đưa chị đi xa hơn, bước vào môn nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong âm nhạc Việt Nam: Ca trù.

“Lần đầu tiên tôi biết đến ca trù khi nghe tiếng hát của nghệ nhân tài danh Quách Thị Hồ, khoảnh khắc ấy thật kỳ lạ, đó như thanh âm được vọng đến từ cõi khác, vừa thực lại vừa như mơ, tiếng hát ám ảnh đã đưa tôi đến với nghiệp ca trù mãi về sau.”

NSND Quách Thị Hồ – người hát ca trù bậc nhất của thế kỷ XX – theo tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, viện Hán Nôm

May mắn được nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ và nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc, nhận làm đệ tử chân truyền. Năm 2006 chị Phạm Thị Huệ được hai nghệ nhân đồng ý tổ chức lễ “mở xiêm y” – đây là lễ tốt nghiệp dành cho ca nương bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp. 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc, ca nương Phạm Thị Huệ và nghệ nhân đàn đáy Nguyễn Phú Đẹ.

Nguồn gốc của ca trù gắn liền với nghi thức tế thần ở đình làng. Ca trù còn có những cái tên khác như hát cửa đình, hát nhà trò (hát ở đình, đền, miếu) hát cửa quyền (trong cung phủ), hát nhà tơ (hát ở dinh quan, tư gia các gia đình quyền quý, hát ả đào, hát cô đầu.

Là một bộ môn nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong truyền thống âm nhạc Việt Nam, ca trù gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.

Ca trù tự tạo nên không gian nghệ thuật riêng biệt, những nhạc cụ riêng biệt và một thể thơ riêng của mình. Đấy là đàn đáy, là phách, là thể thơ hát nói – một trong ba thể loại thơ đặc trưng thuần Việt nhất (cùng với ngâm khúc và truyện thơ nôm).

Cuộc trình diễn ca trù là mối duyên của văn chương và âm nhạc. Bài bản trong ca trù thường sử dụng những bài thơ cổ nổi tiếng từ thời nhà Đường của Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Bạch… Trong mối duyên thi ca và âm nhạc này không thể không nhớ đến những tao nhân mặc khách như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…   

Từ truyền thuyết tiên nhạc đến các nghi lễ ở cửa đình, đi tới cung đình rồi lại trở ra với dân gian, ca trù chứa đựng bề dày văn hoá và chiều sâu nghệ thuật và cả những biến thiên của lịch sử được gửi vào trong câu hát thế cuộc bể dâu.

Gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống người Việt nên ca trù được xem là bộ môn nghệ thuật kinh điển dân tộc

Chị Huệ chia sẻ:“Trong bối cảnh lịch sử thay đổi đã có rất nhiều người hiểu lầm về Ca trù, có giai đoạn ca trù gần như bị thất truyền, hắt hủi. Ca trù cũng giống như số phận của một người phụ nữ trầm luân trong xã hội thay đổi đột ngột với rất nhiều uẩn khúc, bi thương. Tôi đã sống cùng với nó, trải nghiệm tất cả những cung bậc ấy, cảm nhận và chia sẻ lại với khán giả, về vẻ đẹp của môn nghệ thuật đặc trưng này.”

Chị Phạm Thị Huệ và hai người thầy của mình đã cùng nhau xây dựng giáo phường Ca trù Thăng Long (giáo phường vốn là chữ mượn từ Trung Hoa, có nghĩa là trường dạy nhạc), truyền dạy cho các bạn trẻ, quảng bá tới đông đảo du khách. Điểm biểu diễn trở thành một phần văn hoá của phố cổ Hà Nội. Ca trù Thăng Long đã từng được khán giả ngoại quốc ví như “một viên ngọc ẩn sau những con phố nhộn nhịp…”  

Giáo phường ca trù Thăng Long được khách quốc tế ví như viên ngọc giữa lòng phố cổ

Chị chia sẻ: “Những chuyến lưu diễn ở nước ngoài, qua một số nước như Pháp, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Đài Loan, được khán giả quốc tế đón nhận nồng nhiệt, tôi cảm thấy tha thiết hơn với sứ mệnh bảo tồn giá trị tinh hoa của âm nhạc dân tộc.”

Nỗi buồn không thể giải khi ở đỉnh cao sự nghiệp 

Là đệ tử chân truyền của những nghệ nhân kỳ tài, thế nhưng khi đạt đến những danh hiệu vẻ vang nhất, thì chị lại thấy “mọi thứ thật chông chênh, và tương lai của ca trù vẫn mịt mùng, thậm chí còn hơn cả thời tôi bắt đầu bước chân vào nghề”.

Ca trù, môn nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Một môn nghệ thuật đang cần được “bảo vệ khẩn cấp” thì tất nhiên không thể ngay lập tức trở thành môn nghệ thuật thịnh hành để nuôi sống các nghệ sĩ được. Thậm chí, các nghệ nhân phải chịu sống cảnh khốn khó để bảo tồn nó với cả tấm lòng yêu nghề của mình. 

Image 1
Chị Phạm Thị Huệ là ca nương vừa đàn vừa hát hiếm hoi của làng ca trù

Đấy chính là thời điểm mà chị cảm thấy rất bế tắc về tinh thần và mệt mỏi về thân thể. “Và đến một mùa hè khi mà tôi cảm thấy cơ thể của mình lúc đó có rất nhiều triệu chứng mệt mỏi của tuổi tác và tôi cũng cảm thấy mình cần phải tìm một môn nào đó để luyện tập và duy trì cho sức khỏe tốt hơn.”

‘Ca trù là cây cầu dẫn tôi đến với Phật Pháp’

Mối duyên với ca trù không chỉ đưa chị đến đỉnh cao của sự nghiệp mà còn dẫn dắt chị đến với Phật Pháp. Chị kể:

“Một bạn đồng nghiệp đã giới thiệu cho tôi môn tu luyện khí công là Pháp Luân Công. Tôi cũng không ngờ mọi vấn đề về sức khỏe cũng như những bế tắc trong công việc và sự nghiệp bảo tồn âm nhạc truyền thống của tôi hoàn toàn được khai thông sau khi tôi bước vào tu luyện.

Chị Phạm Thị Huệ tập bài công pháp thứ 5 của môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Lúc đầu khi mà nói về tu luyện thì tôi cứ nghĩ là tu luyện tức là phải đi vào núi sâu rừng già hay là phải đi vào chùa để tu nhưng mà Pháp Luân Đại Pháp rất đặc biệt, có thể tu luyện giữa đời thường, tu luyện ở đây chỉ đơn giản là tu tâm tính, tu tâm dưỡng tính để trở thành người tốt hơn”.

Chị kể rằng trước đây chị rất nóng tính, tìm nhiều cách như tập yoga nhưng không thể khắc phục được. “Vậy mà chỉ thông qua luyện công và học Pháp, tôi đã có thể Nhẫn, tâm thái tự nhiên trở nên bình hoà, nhẹ nhàng.

Image 1
Chị Huệ: “Tôi cảm thấy hạnh phúc phát ra từ nội tâm, hạnh phúc không còn phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài như là vật chất, phụ thuộc vào một người cụ thể nào đó, hay một sự thành công nào đó. Nó phát ra từ sâu thẳm trong tâm, khiến tôi lúc nào cũng cảm thấy hân hoan, vui vẻ.”

Trước đây khi gặp sự việc gì không vừa ý, việc đầu tiên là tôi tìm nguyên nhân từ bên ngoài, những câu hỏi kiểu như: ai đã làm gì khiến cho sự việc trở nên thế này? Sau đó trong lòng bắt đầu trách móc ai đó, mỗi lần như vậy tôi đều cảm thấy rất mệt mỏi. Nhưng sau khi tu luyện tôi đã thay đổi cách nhìn, gặp việc gì cũng tự xét mình, phương diện nào của mình chưa tốt, mình đã sai ở đâu và điều chỉnh bản thân. 

Khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, Lần đầu tiên tôi biết rằng mọi câu hỏi đó đều có lời giải trong cuốn kỳ thư này.

Tôi luôn cố gắng dung luyện bản thân để không phát ra những suy nghĩ tiêu cực, và luôn nhìn vào ưu điểm của người khác. Từ đó tôi cảm thấy hạnh phúc phát ra từ nội tâm, hạnh phúc không còn phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài như là vật chất, phụ thuộc vào một người cụ thể nào đó, hay một sự thành công nào đó.”

Điều chị không ngờ nhất là chỉ sau 3 tuần luyện tập thì tất cả những bệnh như là thoái hóa đốt sống cổ, sống lưng cũng như là tiền đình, huyết áp của chị đều biến mất, chị cảm thấy thân thể rất nhẹ nhàng. “Lúc đó tôi mới cảm nhận được rằng thế nào là hạnh phúc khi làm chủ một thân thể vô bệnh.” 

Tiếng đàn và lời hát của chị trước kia chất chứa ít nhiều những nỗi bi ai với nhân tình thế thái. Dẫu thành công trong sự nghiệp nhưng những nỗi khổ trong tâm thì chưa bao giờ vơi. “Rất nhiều câu hỏi giấu kín trong lòng, mà tôi không sao tìm được câu trả lời được như là. Tại sao con người đều khổ, giàu khổ, nghèo khổ, nổi tiếng cũng khổ, quyền thế cũng khổ, ai ai đều có nỗi khổ riêng chỉ tự mình biết, không dễ gì chia sẻ với ai? Khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, Lần đầu tiên tôi biết rằng mọi câu hỏi đó đều có lời giải trong cuốn cổ thư này. Tôi nhận ra, đây chính là Pháp mà tôi đã tìm kiếm suốt cuộc đời mình.

Bầu trời mới trong nghệ thuật mở ra

Pháp Luân Đại Pháp không chỉ đem đến cho chị một thân tâm khoẻ mạnh, bình an mà còn mở ra một bầu trời mới trong âm nhạc đối với chị.

“Những nghệ nhân truyền nghề cho tôi đã qua đời, nhưng người thầy âm nhạc quan trọng nhất lại chính là vị Đại sư, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp và cũng chính là người sáng lập Đoàn nghệ thuật Shen Yun – đoàn nghệ thuật với sứ mệnh cao cả khôi phục văn hoá truyền thống. Từ đây, thế giới âm nhạc của tôi được mở ra một tầm cao rộng và sâu sắc hơn tất cả những gì tôi từng biết.”

Shen Yun – đoàn nghê thuật đệ nhất thế giới

Ngưỡng mộ đoàn nghệ thuật vốn được mệnh danh là “Đệ nhất thế giới”, chị đã từng xem Shen Yun biểu diễn tại những rạp hát 5 sao tại Chicago, Los Angeles, Las Vegas, Đài Bắc, Cao Hùng… “Thực sự là tinh mỹ, tráng lệ. Tôi và rất nhiều đồng nghiệp của mình khi nghe âm nhạc của Shen Yun đều vô cùng thán phục, cảm nhận được năng lượng mạnh mẽ xuyên khắp cơ thể, từng tế bào của thân thể đều hoan ca.”

Mỗi tiết mục đều mang lại cho chị những bài học về lịch sử, giá trị quan về “kính thiên tri mệnh”, thiên nhân hợp nhất, nhân lễ nghĩa trí tín. Hiểu về đạo làm người, về lòng nhân ái, lòng dũng cảm, sự bao dung và cả những nhiệm màu của Phật Pháp. 

Sự kết hợp hài hoà giữa các nhạc cụ phương Đông và dàn nhạc giao hưởng, lối sáng tác đặc trưng của Shen Yun đã mở ra một con đường cho âm nhạc tương lai.

“Tôi là giáo viên dạy đàn tỳ bà, cây đàn rất ít người viết tác phẩm nên chúng tôi thường thiếu bài để biểu diễn, điều này đã khiến tôi phát huy khả năng sáng tác từ rất sớm. Tuy nhiên, việc sáng tác không hề dễ dàng và có thời gian tôi cảm thấy vô cùng bế tắc. Tôi đã không thể tìm ra con đường sáng tác của mình cho tới khi tôi được xem đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn. Sự kết hợp hài hoà giữa các nhạc cụ phương Đông và dàn nhạc giao hưởng, lối sáng tác đặc trưng của Shen Yun đã mở ra một con đường cho âm nhạc tương lai.”

Tác phẩm Sen – Chị Hụê chơi đàn cùng nghệ sỹ Vũ Ngọc Linh, giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia, từng đạt giải nhất cuộc thi độc tấu piano với dàn nhạc Mỹ (2004) giải nhì cuộc thi của Hiệp hội giáo viên âm nhạc New Jersey

‘Tu luyện cho tôi trải nghiệm nhiều điều kỳ diệu’

Từ khi tu luyện, việc dạy học của chị cũng trở nên dễ dàng: “Trong quá trình đọc sách tu luyện thì có nhiều điều kỳ diệu xảy ra. Ví dụ như trước đây mỗi khi đến trường tôi đều bị cảm giác áp lực vô hình, mệt mỏi, về nhà thường đau đầu. Học sinh thường lười học, năng khiếu hạn chế, mỗi khi muốn truyền đạt một kỹ thuật hay yêu cầu cao một chút về tác phẩm nào đó thì thường phải dồn rất nhiều lực, rất nhiều công sức của cả thầy và trò. 

Nhưng sau khi tôi đọc sách tu luyện một thời gian thì việc đến trường của tôi trở nên nhẹ nhàng, tôi chỉ cần ngồi đó chỉ cho các em một số kỹ thuật và phương pháp luyện tập sau đó các em tự tập. Khoảng 15 đến 20 phút sau là có thể làm tốt những điều mà tôi yêu cầu, vì vậy mà dần dần học sinh cũng đông hơn, chăm chỉ hơn, học sinh ít khi nghỉ học và những tác phẩm các em thường hoàn thành trước mỗi kỳ thi. Tôi cảm thấy cuộc sống trở nên dễ chịu, việc dạy học trở thành một công việc rất nhẹ nhàng.”

Một canh hát, ba thế hệ. (Ảnh chụp tại một canh hát của CLB ca trù Thăng Long, Hà Nội)(Ảnh do đào nương Phạm Thị Huệ cung cấp)
Một canh hát, ba thế hệ. (Ảnh chụp tại một canh hát của CLB ca trù Thăng Long, Hà Nội). (Ảnh do đào nương Phạm Thị Huệ cung cấp)

Chị kể: “Có lần một trường nghệ thuật cấp 2,3 bên Đài Loan mời tôi nói chuyện giới thiệu về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Trong buổi giảng hôm đó tôi có chơi tác phẩm mình sáng tác, đó là tác phẩm “Liên hoa Tiên tử”, có một bạn cấp 3 đã khóc từ lúc tôi bắt đầu chơi cho tới lúc chụp ảnh giao lưu, ôm bạn ấy tôi vẫn thấy bạn ấy nấc lên khóc. Bạn ấy nói không biết tại sao khóc, cứ khóc vậy thôi. Tôi hiểu, sự diệu kỳ của âm nhạc, năng lượng của âm nhạc đã chạm sâu vào chân tâm, thức tỉnh thiện niệm của con người.”

Không có mô tả ảnh.
Trong bài diễn thuyết Văn chương trong lối hát ả đào, Phạm Quỳnh khẳng định lối chơi ca trù là một lối chơi phong lưu tao nhã, người ả đào ngày trước sống trong giáo phường, làm việc theo giáo phường nên giữ gìn danh giá, có tài đức…

“Tôi cảm thấy tiếc nuối những giá trị đã và đang dần biến mất”. Bảo tồn, lưu giữ và lan toả giá trị tinh hoa của âm nhạc truyền thống dân tộc là sứ mệnh mà chị đã chọn để dành cả đời mình cống hiến.

Theo chị Huệ, chúng ta đang ở trong giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo tồn âm nhạc truyền thống. “Dành nhiều thời gian và tâm huyết cho công việc này, tôi cảm thấy nếu mọi người có thể xem đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn, bạn sẽ hiểu được, và tìm ra giải pháp. Shen Yun đã vô cùng thành công trong việc khôi phục văn hoá truyền thống 5.000 năm Trung Hoa. Chúng ta có thể học từ họ và nếu làm được điều này tôi tin rằng âm nhạc truyền thống Việt Nam sẽ mãi trường tồn trong tương lai.” 

Lam Thư

(* Thơ Vũ Hoàng Chương)