Cách đây chừng nửa thế kỷ, Adolf Hitler từng nói ra những lời này không chút ngượng ngùng: “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”. Những chuyện đổi trắng thay đen như vậy quả không hiếm trong lịch sử.

Chân dung Tăng Sâm. Ảnh: Internet.
Chân dung Tăng Sâm. Ảnh: Internet.

Tăng Sâm (505 – 435 TCN), tự Tử Dư, người nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là một trong những môn đồ xuất sắc nhất của Khổng Tử, nối được chí lớn của thầy. Ông soạn ra sách Đại Học, một trong Tứ Thư của Nho gia (Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử). Các môn đồ sau này gọi ông bằng cái tên trân trọng là Tăng Tử.

Ông cũng nổi tiếng là người chí hiếu với cha mẹ. Người đời sau liệt ông vào danh sách “Nhị thập tứ hiếu” (24 tấm gương hiếu thảo). Có lần, mẹ ông đánh đòn, Tăng Sâm khóc nức nở. Mẹ hỏi vì sao mọi lần không khóc, lần này lại khóc. Tăng Sâm đáp lời: “Thưa mẹ! Những lần trước con đau nên biết mẹ còn khỏe. Nay con không thấy đau nữa nên khóc vì thấy thương mẹ đã già yếu”.

Sau khi ba lần có người đến báo Tăng Sâm giết người, mẹ ông cũng không còn giữ được bình tĩnh. Ảnh: Internet.
Sau khi ba lần có người đến báo Tăng Sâm giết người, mẹ ông cũng không còn giữ được bình tĩnh. Ảnh: Internet.

Tăng Sâm có một giai thoại nổi tiếng, có thể gợi nhiều suy ngẫm cho hậu thế.

Chuyện kể rằng, thuở hàn vi, Tăng Sâm ở đất Phi, có một kẻ trùng tên với ông giết chết người.

Hàng xóm hớt hải chạy đến báo tin dữ cho mẹ Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nói: “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà lại điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc sau, lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi như không.

Thêm một lúc nữa, lại có người đến báo: “Tăng Sâm giết người”. Lần này thì bà sợ cuống cuồng, quăng thoi, vứt khung, vội trèo qua tường chạy trốn.

Lời bình:

Tăng Sâm bình sinh là người rất trọng chữ hiếu, chữ tín, lại là học trò chân truyền của Khổng Tử, có đời nào lại đi làm chuyện bất nghĩa, sát nhân như vậy? Mẹ Tăng Sâm cũng rất mực hiểu con, chẳng bao giờ tin chuyện con mình có thể làm điều ác.

Đột nhiên có kẻ chạy tới báo “Tăng Sâm giết người”, đương nhiên bà lão chẳng bao giờ tin. Nhưng thói đời thường rất khó lường. “Quá tam ba bận”, đến kẻ thứ ba bảo Tăng Sâm giết người thì bà lão có muốn không tin cũng không được.

Cái dư luận của người đời quả là có sức mạnh phi thường. Có câu “Trăm năm bia đá cũng mòn. Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. Một chuyện dẫu là tưởng tượng nhưng qua hai, ba cái miệng đồn thổi lên thì người ta không khỏi tưởng như sự thật đã xảy ra đến nơi.

Thời trước, thông tin còn thiếu thốn và bị ngăn trở nhiều, một tin đồn cũng có sức mạnh như hàng vạn hùng binh. Đến bây giờ, dẫu là thời đại của khoa học kỹ thuật, thời đại của thông tin mà những chuyện “lộng giả thành chân” (biến giả thành thật) như vậy vẫn thường xảy ra.

Hitler đã xây dựng sự nghiệp của mình từ những lời nói dối như vậy. Kẻ độc tài ấy luôn nhồi nhét trong đầu óc người dân thời bấy giờ cái gọi là học thuyết về người Đức thượng đẳng, rằng người Đức phải làm bá chủ thế giới. Hàng triệu thanh niên Đức đã lên đường không tiếc máu xương vì những lời mị dân như vậy.

Cuộc bức hại, đàn áp Pháp Luân Công. Ảnh: Wikipedia.
Cuộc bức hại, đàn áp Pháp Luân Công. Ảnh: Wikipedia.

Mới cách đây chưa đầy 2 thập kỷ, cuối những năm 90, ở Trung Quốc, người ta một lần nữa được chứng kiến cái gọi là “lộng giả thành chân” ấy. Giang Trạch Dân đã huy động cả một bộ máy tuyên truyền khổng lồ vào cuộc bôi nhọ, hạ thấp thanh danh của bộ môn tu luyện có tên là Pháp Luân Công và người sáng lập Lý Hồng Chí.

Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện cả thân thể và tinh thần dựa trên nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc từ năm 1992. Vào những năm 90, nó đã trở thành môn khí công được yêu thích nhất ở Trung Quốc, có đến hàng chục triệu người theo tập.

Lo sợ tầm ảnh hưởng lớn mạnh trong dân chúng khi người người nhà nhà theo tập Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã đơn phương ra lệnh đàn áp môn tu tập hướng thiện này. Để thực hiện được kế hoạc, Giang đưa ra chính sách bức hại rất tàn nhẫn “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

Trong thời gian đầu, những lời lẽ mị dân, lừa dối của Giang Trạch Dân nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công không thu được kết quả như mong muốn vì người dân vẫn thấy đó là một môn tu luyện trăm điều tốt, không có một điều hại. Thế là, nhà lãnh đạo độc tài của Trung Quốc bắt đầu huy động tất cả các phương tiện truyền thông vào cuộc và dàn dựng lên vụ “Tự thiêu Thiên An Môn” nổi tiếng, vu cáo rằng Pháp Luân Công khuyến khích người ta tử vì đạo.

Từ tư thế ngồi của người này có thể khẳng định ông ta không phải là học viên Pháp Luân Công. Ảnh: Internet.
Từ tư thế ngồi của người này có thể khẳng định ông ta không phải là học viên Pháp Luân Công. Ảnh: Internet.

Suốt trong những tháng sau đó, hệ Giang sử dụng báo đài, ti vi để liên tục đưa tin về vụ tự thiêu, thậm chí tổ chức hẳn những chương trình phỏng vấn, điều tra hòng thuyết phục công chúng tin vào điều giả dối ấy. Kết quả là rất nhiều người Trung Quốc đã bị “tẩy não”. Họ tin rằng Pháp Luân Công có “vấn đề gì đó”, tin rằng cuộc đàn áp là có một nguyên nhân chấp nhận được.

Sau này, khi vụ dàn dựng ấy được các hãng thông tấn phương Tây vạch trần trước công luận, khi chân tướng sự việc đã được hiển lộ rõ ràng, người ta mới thấy rõ một màn kịch xảo trá, thâm hiểm mà cũng đầy vụng về của bè lũ Giang Trạch Dân. Những lời dối trá của Giang so với câu chuyện “Tăng Sâm giết người” kể trên thì chẳng phải rất giống nhau sao?

Hữu Bằng (sưu tầm và bình giải)

Xem thêm: