“Đi về Đại Giang Đông, lang thang đến tận cùng con sóng, tìm nhân vật phong lưu từ thiên cổ. Ở bên tây cổ thành, đạo nhân là Tam Quốc Chu Lang Xích Bích”

Bài thơ này là của Tô Thức, một đại văn hào thời Bắc Tống. Trận chiến Xích Bích trong bài thơ là một trong những trận chiến trứ danh bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, nơi thiểu số thắng đa số. Gia Cát Lượng đã phá hàng trăm vạn thủy quân của Tào Tháo chỉ với vài chục chiếc thuyền nhỏ, dùng hỏa công, dựa vào gió đông nam và thần cơ diệu toán của ông. 

Tuy nhiên, Gia Cát Lượng, người mà trên biết thiên văn, dưới thông địa lý, đôi khi cũng tính không chuẩn. Trong một trận hỏa công khác, Gia Cát Lượng sắp hỏa thiêu Tư Mã Ý ở Thượng Phương Cốc; nhưng vào thời điểm sắp thành công, ông không bao giờ nghĩ sẽ bị quấy rầy bởi một cơn mưa bất chợt. Gia Cát Lượng thở dài mà than: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”, liền buông tha ba cha con Tư Mã Ý.

Đúng vậy, điểm yếu lớn nhất của hỏa công chính là ngộ thủy tắc bại. Trên đời này làm gì có thứ lửa nào không sợ nước? Nhưng bạn biết không, thực sự có loại lửa như vậy.

Đó chính là vũ khí bí mật của Đế chế Byzantine ở châu Âu thời Trung Cổ; Hy Lạp hỏa – đó chính là nguyên mẫu của trận cháy rừng trong Game of Thrones. Chúng ta đã thấy trong phim Game of Thrones, dã hỏa không chỉ không sợ nước, mà còn cháy to khi tiếp xúc với nước, gặp vật liền dính ngay vào, ngọn lửa rất mạnh và cực khó dập tắt. Và ngọn lửa Hy Lạp ngoài thế giới thực cũng không hề kém cạnh.

Lửa Hy Lạp luôn lập kỳ công

Nhắc đến lửa Hy Lạp, trước hết hãy nói về lịch sử của Đế chế Byzantine. Đế chế Byzantine, còn được gọi là đế chế Đông La Mã, nằm trên bờ Biển Đen ở Đông Nam Châu Âu và ở ngã ba của lục địa Á-Âu, là chế độ quân chủ lâu đời nhất ở Châu Âu vào thời Trung Cổ. Từ khi đế chế La Mã Đông Tây phân trị vào năm 330 sau Công nguyên, đến khi bị tiêu diệt bởi Đế chế Ottoman vào năm 1453, sự trị vì kéo dài đến 11 thế kỷ.

Thành tựu lớn nhất của vị hoàng đế khai quốc Constantine Đại đế là ban bố Lệnh ân xá Milan vào năm 313 sau Công nguyên để hợp pháp hóa Cơ đốc giáo, từ đó chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 300 năm đối với các Cơ đốc nhân của Đế chế La Mã. Điều này cũng làm cho tín ngưỡng Cơ đốc giáo trở thành một đặc tính trọng yếu của Đế chế Byzantine. Trên thực tế, sau sự trỗi dậy của đế chế Hồi giáo Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, đế chế Byzantine luôn là đầu cầu cho các quốc gia Cơ đốc giáo châu Âu chống lại sự xâm lược của các quốc gia Hồi giáo do vị trí địa lý đặc thù của nó.

Vào khoảng năm 670 sau Công nguyên, Đế chế Ả Rập khoách trương nhanh chóng, đã thành lập một hạm đội hung hãn. Năm 678, hạm đội khổng lồ này xông thẳng vào kinh đô Constantinople của Byzantine, định nuốt chửng con cá nhỏ này một phát vào bụng, rồi phóng thẳng vào châu Âu để càn quét châu Âu.

Tuy nhiên, lửa Hy Lạp đã tung hoành xuất thế.

Vào ngày 25/6, một vài ngày sau khi vây thành, hạm đội Ả Rập đã phát động một cuộc tổng tấn công vào thành Constantinople. Hải quân Byzantine chỉ thả một số thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhưng khi thuyền nhỏ đến gần thì bất ngờ bắn ra những ngọn lửa kỳ lạ, ngọn lửa lan ngay vào chiến thuyền lớn của hạm đội Ả Rập và nhanh chóng bốc cháy dữ dội – ngọn lửa rơi xuống biển cũng không dập tắt được. Ngược lại, nó còn bùng cháy dữ dội hơn, và vồ lấy các chiến thuyền khác như một con rắn. Người Ả Rập lúc đó thật kinh hoàng, họ chưa từng thấy lửa có thể cháy trong nước, đây chẳng phải là yêu pháp sao?

Đợi đến khi định thần lại, thì đã có một đại thiên hỏa – hai phần ba số chiến thuyền đã bị thiêu rụi. Chỉ huy Hạm đội Ả Rập Fahdalas vội vã ra lệnh rút lui nhưng đã quá muộn. Trong cuộc chạy trốn cuống cuồng, họ đã bị tập kích kịch liệt cả trước và sau, và bị truy kích bởi hải quân Byzantine, gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân đội Ả Rập phải chịu thất bại thê thảm nhất kể từ đầu cuộc “thánh chiến” và buộc phải ký hiệp ước hòa bình kéo dài 30 năm với Byzantine.

Quân đội Ả Rập khiếp sợ gọi “vũ khí của quỷ” này là “lửa Hy Lạp”, vì người Byzantine nói tiếng Hy Lạp vào thời điểm đó. Người Byzantine tự gọi đó là “Lửa hải dương” – công thức được cho là của một người thợ thủ công người Syria tên là Galinicos dành tặng cho hoàng đế Byzantine vài năm trước, thành phần chính là dầu được sản xuất ở vùng Tiểu Á lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, Byzantine là một đất nước ôn hòa và thiện lương, cũng tương đối giàu có, không bao giờ nhòm thức ăn trong nồi của người khác. Họ hơi giống với triều đại nhà Tống thời Trung Hoa cổ đại. Vì vậy, mặc dù hoàng đế Byzantine vô tình đoạt được thanh kiếm rồng, nhưng ông không có tham vọng thống trị võ lâm, chỉ là cất giấu ở sân sau phòng khi khẩn cấp; công thức được bảo mật tuyệt đối, nghe nói không có văn tự nào ghi chép lại. 

Ba mươi chín năm sau, những người Ả Rập, những người mang trong mình những vết sẹo, đã quên mất nỗi đau và trở lại một lần nữa. Lần này họ điều tới 2,560 chiến thuyền trong hạm đội biển đến vây thành. Thế tại tất đắc. Đúng vậy, bạn nghe không sai, hơn hai ngàn chiến thuyền – có thể xây dựng cả một vương quốc trên biển – so với nó, thủy quân của Tào Tháo chỉ đơn giản là không đáng để kể.

“Lửa hải dương” lại được phát huy. Bạn đoán xem cuối cùng chỉ còn bao nhiêu tàu chiến Ả Rập có thể quay trở về? Chỉ năm cái!

Trong 700 năm kể từ đó, lửa Hy Lạp đã lập nhiều kỳ công, đóng góp to lớn cho vương quốc Byzantine cổ đại được truyền thừa nghìn năm. Trong thời đại hỗn chiến bất tận và xã hội hỗn loạn tại các quốc gia Tây Âu, Byzantine là điểm sáng duy nhất ở châu Âu thời Trung Cổ buồn tẻ. Đặc biệt là Constantinople, nơi luôn nằm trong thế giới Cơ đốc giáo, là thành thị duy nhất kế thừa nền văn minh và văn hóa Hy Lạp cổ. Có vô số tác phẩm nghệ thuật và sách cổ trân quý từ đế chế Byzantine, các cuộn giấy tay, và các bảo vật quý hiếm, đồ thổ cẩm bằng vàng và bạc từ khắp nơi trên thế giới.

Thật đáng tiếc khi tại nhân gian, một vương quốc dù trường thọ bao lâu cũng không thể thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Vào tháng 5 năm 1453, một nước khác từ thế giới Hồi giáo, nơi đã khiêu chiến và thua cuộc, lại đến thách thức Byzantine. Lần này, người Thổ Nhĩ Kỳ mang đến thành Constantinople những khẩu đại pháo với tầm bắn lên đến 1 dặm. Bị pháo kích liên tục, ngọn lửa Hy Lạp cũng mất dần sức mạnh. Ngày 29 tháng 5, thành Constantinople bị chiếm, vị hoàng đế cuối cùng Constantine XI tử trận, đế chế Byzantine bị tiêu diệt, và công thức lửa Hy Lạp cũng chết theo.

Vào đêm thành trì bị thất thủ, các quý tộc và học giả của Constantinople đã bỏ trốn và lưu vong ở các nước Tây Âu, đồng thời mang theo các tài liệu cổ quý giá, tái tạo các nền văn minh cổ đại đã mất ở Tây Âu dưới thời Plato và Aristotle, Alexander và Caesar. Người ta nói rằng chính những tài liệu này đã nuôi dưỡng thổ nhưỡng cho văn hóa nghệ thuật thời kỳ Phục hưng của Châu Âu – và những bậc thầy trẻ tuổi đã rút ra được nguồn dinh dưỡng từ chúng, thành tựu nền văn minh châu Âu trở lại rực rỡ.

Màu xanh Maya trường cửu ổn định

Nói đến thời kỳ Phục hưng, bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên? Vâng, những bức danh họa. Sau đây, hãy kể một câu chuyện thú vị về những bức danh họa nổi tiếng.

Trong thiên nhiên đầy màu sắc của chúng ta, màu nào trường cửu nhất? Nó chính là màu sắc của thiên không. Bất kể được trang trí bằng mây trắng hay cầu vồng, thì màu xanh thiên thanh phía sau luôn sâu lắng và tĩnh lặng. Nhưng trong thế giới nhan liệu cổ đại thì ngược lại, nhan liệu có sắc tố xanh bị phai đi rất dễ dàng. Ở châu Âu thời kỳ Phục hưng, chỉ có một nhan liệu màu xanh duy nhất được tìm thấy lâu và có màu đẹp, đó là màu xanh lam ultramarine chiết xuất từ ​​cây bán quý lapis lazuli. Lapis lazuli được khai thác ở Afghanistan xa xôi, và quá trình chiết xuất sắc tố này rất phức tạp. Do đó, ở châu Âu vào thời điểm đó, ultramarine xanh đắt hơn vàng, và nó thường chỉ được sử dụng cho những đối tượng quan trọng nhất, chẳng hạn như áo choàng của Thánh Mẫu Maria.

Đá quý Thanh kim thạch Lapis Lazuli (Ảnh: Internet)

Vì vậy, nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng trong những bức tranh nổi tiếng của thời kỳ Phục hưng, màu xanh lam không được sử dụng nhiều. Ví dụ, trong bức tranh “The Sistine Madonna” của Raphael, mặc dù chiếc áo choàng của Madonna có màu xanh lam, bầu trời phía sau được khéo léo che phủ bởi những đám mây trắng và ánh sáng vàng. Đối với tác phẩm “The Creation of Adam” của Michelangelo, bầu trời sáng đến mức gần như có màu trắng chì.

Sistine Madonna. (miền công cộng Wikipedia)

Nhưng chúng ta hãy nhìn lại bức tranh này, “Vô điếm chi thân” do họa sĩ người Tây Ban Nha Ekaf Ibia tạo ra vào thế kỷ 17. Không chỉ chiếc áo choàng màu xanh của Đức Thánh Mẫu rất bắt mắt, mà gần như toàn bộ bức tranh dường như được ngâm trong màu xanh. Tại sao họa sĩ này lại giàu có như vậy? Họa sĩ thông thường không giàu có, chỉ là họa sĩ này sống ở Tân Tây Ban Nha, nay là Mexico, và màu xanh lam là màu thường được sử dụng bởi người Maya bản địa; vì vậy nó dễ kiếm và không đắt. Bức tranh này hiện nằm trong Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia ở Mexico, bạn có thể thưởng thức nếu có cơ hội.

Sau này, người ta gọi đây là màu xanh Maya. Màu xanh Maya là màu gần với bầu trời nhất trong số nhiều sắc tố xanh, nên còn được gọi là màu xanh của thiên không. Người Maya vô cùng ngưỡng mộ và yêu thích màu xanh lam này, nó được dùng để bôi lên các lễ vật hiến tế cho các vị thần, và nó được sử dụng nhiều trong các bức tranh bích họa. Các bức bích họa màu xanh lam được các nhà khảo cổ học phát hiện tại khu di tích của người Maya có niên đại từ năm 300 sau Công nguyên. Một số đã trải qua mưa gió và các màu khác bị mờ đi. Chỉ có màu xanh lam tuyệt đẹp của người Maya vẫn còn có thể phân biệt được rõ ràng. Ví dụ, trong bức tranh tường mô tả cảnh chiến đấu này, nhiều chỗ trên bức tranh bị lốm đốm, nhưng màu xanh lam tươi sáng của người Maya vẫn rất sống động.

Màu xanh Maya không chỉ rực rỡ và sống động hơn so với màu xanh được các họa sĩ châu Âu sử dụng, mà còn có thể bền màu trong thời gian dài, thậm chí hàng trăm năm. Các nhà khoa học thậm chí đã phát hiện ra rằng nó cũng rất tốt trong việc chống lại các cuộc tấn công hóa học khác nhau, bao gồm cả axit và kiềm mạnh. Thật không may, một vài thế kỷ trước, với sự sụp đổ của nền văn minh Maya, màu xanh Maya hàng nghìn năm tuổi và công thức của nó đã biến mất một cách bí ẩn.

Vào những năm 1950, các nhà khoa học cuối cùng đã xác định được thành phần của màu xanh Maya. Nó thực sự rất đơn giản, đó là màu chàm, thường được dùng làm thuốc nhuộm và một loại đất sét hiếm gọi là palygorsk. Nhưng hai thành phần được trộn như thế nào và sử dụng tá dược gì thì vẫn còn là một ẩn số.

Đó là câu chuyện ngắn về màu xanh thiên không và ngọn lửa đại dương.

Ấn tượng trước đây của tôi là có vẻ như người xưa chuyên về thơ ca và hội họa hơn, về tri thức khoa học luôn tụt hậu, vì xã hội luôn tiến bộ lên. Nhưng bây giờ có vẻ như không phải như vậy: Giống như ngọn lửa Hy Lạp, một vũ khí hóa học có khả năng hủy diệt hàng loạt, được phát minh bởi một người thợ thủ công, hay giống như màu xanh Maya, một loại sắc tố không bị phai trong hàng nghìn năm và cũng 100% không độc, có thể khó sánh với các sắc tố hóa học hiện đại với độ ổn định cao, nhưng nó được tạo ra từ các loại thuốc nhuộm phổ thông và đất sét.

Chúng ta hãy mở mang đầu óc và suy nghĩ về nó, có thể là cổ nhân đã sử dụng các phương thức khoa học khác? Nói không chừng họ còn tiên tiến hơn chúng ta, chẳng qua vì nền văn minh của họ đã bị lãng quên, và không còn lưu lại cho thế hệ mai sau.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch