Từ là hậu duệ của một danh gia vọng tộc được tiếp thụ văn hóa truyền thống Trung Hoa, đến khi trở thành lãnh tụ của ĐCSTQ, ông đã trải qua cuộc nội đấu tàn khốc, cuối cùng trở thành tử tù. “Lời trăng trối thừa” đã trở thành lời cáo bạch một đời của ông, Cù Thu Bạch đã bước qua một cuộc đời ngắn ngủi và đầy sóng gió.      

Ông từng là nhà lãnh đạo tối cao thứ hai của ĐCSTQ và được biết đến như một nhà cách mạng, nhà lý luận và nhà tuyên truyền của giai cấp vô sản. Tuy nhiên, vì ông đã lưu lại “Lời trăng trối thừa”, nên sau khi qua đời, ông đã bị ĐCSTQ quật mộ, cha mẹ ông cũng bị quật mộ. Cù Thu Bạch đã để lại di ngôn gì?

Chào mừng các đến với “Trăm Năm Chân Tướng“! Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau hồi cố lại cuộc đời ngắn ngủi của nhà lãnh đạo ĐCSTQ Cù Thu Bạch, và lời cáo bạch lúc lâm chung mà ông viết ra sau khi trút bỏ triệt để gánh nặng chính trị của mình.

Ngày 18 tháng 6 năm 1935, Cù Thu Bạch bị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc xử bắn tại chỗ. Vào ngày hành hình, chính quyền đăng bố cáo: “Sau năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 16 (năm 1927), các hành động của Cộng phỉ ở các nơi rõ ràng đều do Cộng phỉ xúi giục; tài sản và sinh mệnh của những người bị Cộng phỉ giết, đốt, hủy, trực tiếp hoặc gián tiếp, tại các tỉnh Cống Hoàn, Mân Việt, Sương Ngạc, Dự Xuyên, v.v., trực tiếp và gián tiếp, không thể đếm xuể. Tội ác của chúng ghê gớm đến mức không thể dung thứ được nữa.”

Năm đó, Cù Thu Bạch mới 36 tuổi. Nhân duyên tế hội nào đã khiến ông gia nhập ĐCSTQ và xốc lên một làn sóng lớn ở Trung Quốc lúc bấy giờ, đến nỗi mắc phải “tội bất dung thứ”?

Cù Thu Bạch sinh ra ở Thường Châu, tỉnh Giang Tô vào năm 1899. Tổ thượng của ông làm quan trong nhiều thế hệ, là một danh gia vọng tộc. Cù Thu Bạch thích đọc sách từ khi còn nhỏ, đọc những thư tịch văn hóa truyền thống như Thập tam Kinh, Nhị thập tứ Sử v.v. Cha của ông giỏi hội họa, kiếm thuật và y đạo, nhưng ông sống buông thả và không theo gia nghiệp; cuộc sống của toàn gia đình phụ thuộc vào người chú là Cù Thế Hổ, tri huyện Chiết Giang, tiếp tế.

Sau Cách mạng năm 1911, Cù Thế Hổ từ quan, nguồn tài trợ bị đoạn tuyệt, cuộc sống của Cù gia rơi vào nan cảnh, phải dựa vào cầm đồ và vay mượn để duy trì cuộc sống. Tiền học phí của Cù Thu Bạch cũng bị mất, ông bị buộc thôi học.

Năm 1917, Cù Thu Bạch được miễn học phí vào Học viện tiếng Nga do Bộ Ngoại giao chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thành lập; ba năm sau, ông được cử đến Moscow với tư cách là phóng viên đặc biệt của tờ “Tin sáng” Bắc Kinh và tờ “Thế sự Tân báo” Thượng Hải. Trong giai đoạn này, ông đã gặp Lênin và trở thành một phiên dịch viên kiêm trợ lý trong lớp tiếng Trung của Đại học Đông Phương. Năm 1922, ông gia nhập ĐCSTQ.

Cù Thu Bạch, người chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa truyền thống, vì sao lại tiếp thụ chủ nghĩa Mác? Một trong những lý do có lẽ là, theo quan điểm của ông, chủ nghĩa cộng sản được tuyên truyền bởi chủ nghĩa Mác không xung đột với xã hội đại đồng trong văn hóa Trung Quốc. Quan trọng hơn là, chủ nghĩa Mác cũng cho ông biết làm thế nào để đạt được mục tiêu này, đó là thông qua “chuyên chính giai cấp vô sản”.

Sau khi gia nhập ĐCSTQ, Cù Thu Bạch nhận lời mời của Trần Độc Tú và trở về Trung Quốc vào năm 1923, bắt đầu một thời kỳ có vẻ huy hoàng nhất trong cuộc đời ông. Ông đã phiên dịch các văn chương về phương diện lý luận các loại của Lênin và Stalin, nỗ lực giới thiệu Cách mạng Nga và tuyên truyền chủ nghĩa Mác. Sau đó, Tôn Trung Sơn thúc đẩy chính sách “liên Nga dung Cộng”, ông và các đảng viên Cộng sản khác nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản là “mượn xác phát triển”, vì vậy họ lần lượt gia nhập Quốc dân đảng.

Năm 1924, Cù Thu Bạch tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Quốc dân đảng, tham gia soạn thảo tuyên bố đại hội, được bầu làm ủy viên điều hành dự khuyết của Ủy ban Trung ương Quốc dân đảng, sau đó là ủy viên Ủy ban Chính trị Trung ương Quốc dân đảng. Kể từ tháng 1 năm 1925, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Trung ương Cục, Ủy viên Cục Chính trị của Ủy ban Trung ương tại Đại hội toàn quốc lần thứ Tư, thứ Năm và thứ Sáu của Cộng sản đảng, trở thành một trong những lãnh tụ của Cộng sản đảng. Có thể nói, trong nội bộ lưỡng đảng ông đều quan vận hanh thông.

Tuy nhiên, các bạn đừng quên rằng, dùng bạo lực lật đổ chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, chính phủ hợp pháp của Trung Quốc, mới là mục tiêu quan trọng nhất của Cộng sản đảng. Vì vậy, sự hợp tác đầu tiên giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng kéo dài không lâu. Sau khi những đảng viên Cộng sản gia nhập Quốc dân đảng, họ không ngừng đoạt lấy các quyền lực lãnh đạo khác nhau, điều này đã khơi dậy sự cảnh giác của Quốc dân đảng.

Năm 1927, cánh hữu của Quốc dân đảng bắt đầu cuộc “thanh đảng” và bắt giữ các thành viên của Cộng sản đảng. Có những bất đồng trong nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Liên Xô khi đó về việc ĐCSTQ sẽ đi về đâu. Leon Trotsky, lãnh đạo của đảng Cộng sản Liên Xô, người có thể cạnh tranh với Stalin, chủ trương dùng thủ đoạn ôn hòa để đoạt lấy quyền lực từ Quốc dân đảng. Trần Độc Tú biểu thị sự tán đồng, nhưng họ đã bị Stalin phê bình. Kết quả là Trần Độc Tú bị miễn chức khỏi Quốc tế Cộng sản, và Cù Thu Bạch chính thức được chỉ định là lãnh tụ thứ hai của ĐCSTQ.

Vào ngày 1 tháng 8 năm 1927, Cù Thu Bạch tham gia lãnh đạo Cuộc bạo động Nam Xương, khởi xướng tiến trình lật đổ Trung Hoa Dân Quốc bằng bạo lực. Ông lãnh đạo một hệ thống các cuộc bạo loạn vũ trang ở nhiều nơi khác nhau, tích cực chuẩn bị cho “Tổng bạo động toàn quốc”. Ngoài cuộc “bạo động mùa thu” ở Hồ Nam, các cuộc bạo động vũ trang đã xảy ra ở Hồ Bắc, Giang Tây, Quảng Đông, Giang Tô, Hà Nam, Hà Bắc và Thiểm Tây đều xuất hiện.

Đến cuối năm 1927, các cuộc bạo động này lần lượt thất bại, nhưng Cù Thu Bạch vẫn nhấn mạnh rằng cách mạng Trung Quốc đang ở chính “cao trào”, ra quyết sách thi hành “khủng bố đỏ” càng nhiều càng tốt, chỉ thị cho tất cả các địa phương phải “diệt hết quan lại nhà giàu, đại địa chủ, đốt nhà địa chủ”, “giết hết quan lại của chính phủ, diệt hết bọn phản cách mạng”. Nói đến đây, chúng ta hay quay đầu lại xem lại cáo thị của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc trước khi xử bắn ông, nó thực sự đã khái quát cao độ những tội ác mà Cù Thu Bạch đã gây ra.

Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1928, Cù Thu Bạch đến Liên Xô tham gia “Đại hội toàn quốc lần thứ VI” của ĐCSTQ và lưu lại ở Moscow. Trong hai năm sau đó, ông đảm nhiệm chức vụ trưởng đoàn đại biểu của ĐCSTQ tại Quốc tế Cộng sản. Trong thời kỳ này, ông và đại biểu của Quốc tế Cộng sản xảy ra mâu thuẫn. Các cuộc đấu đá nội bộ bắt đầu phá hủy dần vị trí của ông trong ĐCSTQ.

Với sự ủng hộ của Mễ Phu, các sinh viên Vương Minh, Bác Cổ v.v. của Đại học Trung Sơn ở Moscow đã chụp chiếc mũ “hữu khuynh” lên đầu Cù Thu Bạch. Cuối năm 1933, ông được yêu cầu rời Thượng Hải và đến Thụy Kim, Giang Tây, nơi đặt “Trung ương Tô khu” của ĐCSTQ, và không được phép đi cùng người vợ yêu của mình là Dương Chi Hoa.

Chẳng bao lâu, dưới sự bao vây và đàn áp của Quốc dân đảng, Cộng sản đảng buộc phải di tản, chạy trốn về phía tây bắc sông Trường Giang – đó là khởi đầu của cái gọi là “cuộc trường chinh”. Đương thời, một số lãnh đạo của Cộng sản đảng phải bám lại, ai đi ai ở đã trở thành một vấn đề vô cùng nhạy cảm. Cù Thu Bạch đã nhiều lần yêu cầu được ly khai cùng quân đội, nhưng đều bị Bác Cổ, lúc đó là lãnh đạo Cộng sản đảng cự tuyệt.

Có người giải thích rằng, điều này là do ông bị bệnh phổi nghiêm trọng, không thể đi đường dài, nhưng Mao Trạch Đông tin rằng điều này là do Vương Minh và Bác Cổ “cố tình vứt bỏ Cù Thu Bạch như một gánh nặng địch nhân”, và “mượn dao giết người”. Cù Thu Bạch đã bị Cộng sản đảng bỏ rơi như vậy. Năm 1935, ông bị bắt bởi nhóm an ninh vũ trang địa phương của Quốc dân đảng. Vì cự tuyệt tiếp nhận khuyến nghị đầu hàng, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh “xử bắn tại chỗ”.

Từ là hậu duệ của một danh gia vọng tộc được huân đào trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, đến khi trở thành lãnh đạo của ĐCSTQ, ông đã trải qua cuộc nội đấu tàn khốc, cuối cùng bị tử hình. Cù Thu Bạch đã trải qua một cuộc đời ngắn ngủi và đầy sóng gió. Nếu thời gian quay ngược, liệu ông ấy có lựa chọn khác không? Một tháng trước khi bị hành quyết, ông đã viết một bài văn dài trong tù, chính là “Lời trăng trối thừa”, bắt đầu bằng câu nói:

“Tôi ước nguyện rằng những thanh niên trong tương lai sẽ không học theo cách của tôi… Tôi nguyện ý dùng thời gian còn lại khi sinh mệnh vẫn chưa kết thúc, để viết ra những lời bộc bạch cuối cùng và thẳng thắn nhất.”

Ông thẳng thắn nói rằng mình “căn bản chỉ là một văn nhân hiểu biết nửa vời”, tham gia vào vận động chính trị, thậm chí trở thành lãnh đạo của Cộng sản đảng, đó là một sự “ngộ nhận lịch sử” và là một “cơn ác mộng” trong hơn mười năm. Ông căn bản chưa bao giờ nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Mác, cũng như chưa đọc qua cuốn “Tư bản luận”, và hầu như tất cả các lý luận mà ông biết đều là nhặt nhạnh từ các luận văn linh tinh trên các báo, tạp chí và một số tập sách nhỏ của Lênin.

Ông cũng nói rằng việc dùng chủ nghĩa Mác để nghiên cứu xã hội hiện đại của Trung Quốc là một “sai lầm trọng yếu hơn” bởi vì nó được bắt đầu từ chính ông, một người được gọi là “chuyên gia” nhưng ít hiểu biết về chủ nghĩa Mác. Liệu nghiên cứu như vậy có thể có kết quả gì?

Sau khi gia nhập Cộng sản đảng, Cù Thu Bạch nói rằng ông đã hoàn toàn mất đi tư duy độc lập, trở thành một “diễn viên”, “luôn phải đeo mặt nạ”. Trong bảy hoặc tám năm qua, ông “đã cảm thấy vạn phần mệt mỏi”. Không chỉ vậy, ông, người đã “đỏ hóa” vô số thanh niên Trung Quốc, thực thi “khủng bố đỏ” ở khắp mọi nơi, thú nhận rằng cái gọi là “cuộc cách mạng” của ông chỉ là một “trò hề”, và ông không còn tin vào chủ nghĩa cộng sản nữa.

Trong phần “Cáo biệt”, Cù Thu Bạch viết:

“Nếu chẳng may tôi không còn cơ hội nói với các bạn với thái độ trung thực và chân thật nhất của mình mà đột ngột qua đời, thì có lẽ bạn vẫn coi tôi là một liệt sĩ của chủ nghĩa cộng sản.” “Xin nói rõ với các bạn: Tôi thực chất đã ly khai khỏi đội ngũ của các bạn từ lâu rồi.”

Cuối bài viết, ông không đề cập đến bất kỳ thư tịch nào của chủ nghĩa Mác, mà nhắc đến “‘Anna Karenina’ của Leo Tolstoy, ‘AQ chính truyện’ của Lỗ Tấn, ‘Dao động’ của Mao Thuẫn, ‘Hồng Lâu Mộng’ của Tào Tuyết Cần, đó là những thứ bạn nên đọc.”

Có thể thấy, cuối cùng thì Cù Thu Bạch cũng đã cởi bỏ lớp mặt nạ nặng nề, bộc lộ chân tình của mình. Tuy nhiên, chân ngôn, chân tướng chính là điều mà ĐCSTQ không thể dung nhẫn.

Vào ngày 10 tháng 6 năm 1966, ngay sau khi bắt đầu Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông đã nói với một lãnh đạo tại Hàng Châu: “Bạn thấy đấy, giới văn nhân cựu triều đều đã làm phản. Trần Độc Tú nổi loạn, Cù Thu Bạch viết thư tự thú.” Chính vì vậy mà “Lời trăn trối thừa” của Cù Thu Bạch bị đảng coi là “lời tự thú của một kẻ phản bội”, “bằng chứng sắt đá của kẻ đầu hàng tạo phản”, và Cù Thu Bạch bị định tính là “kẻ phản bội”.

Hồng vệ binh phẫn nộ lần lượt quật mộ cha mẹ ông, xông vào Bát Bảo Sơn đập phá lăng mộ của Cù Thu Bạch, ném xương cốt của ông ra ngoài. Thậm chí còn mất nhân tính hơn, họ buộc quả phụ của Cù Thu Bạch, Dương Chi Hoa, phải phê phán đống xương trắng của chồng mình. Vào ngày 17 tháng 6 năm 1967, “Đại hội lên án kẻ phản bội Cù Thu Bạch” được tổ chức tại Bảo tàng Cách mạng Trung Quốc. Sau đại hội, bức tượng lớn của ông đã bị tống ra khỏi Bát Bảo Sơn. Vì Cù Thu Bạch bị định tính là “kẻ phản bội”, Dương Chi Hoa cũng bị cách ly thẩm tra, và bị giam giữ trong nhà tù Tần Thành, cuối cùng, chết vì bệnh tật.

Cù Thu Bạch cuối cùng đã có một sự phản tỉnh sâu sắc về ĐCSTQ và chủ nghĩa Mác, dù quyết liệt đoạn tuyệt với ĐCSTQ, nhưng ông vẫn cự tuyệt lời thuyết hàng của Quốc dân đảng, lựa chọn cái chết. Ông có thể không nghĩ ra rằng, vì sự phản tỉnh của mình mà sau khi ông qua đời, người nhà của ông đã bị bức hại, mồ mả của cha mẹ ông bị phá hủy. Cù Thu Bạch có đáng chết vì một ĐCSTQ như vậy không? Nếu trong lòng biết rõ, hẳn ông sẽ sâu sắc nhận ra “lời trăng trối” của ông không phải là “thừa”, hy vọng những thanh niên trẻ tuổi sẽ tránh xa ĐCSTQ.

Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch