Như thế nào mới là người có học, người trí thức? Đối với những người có học thời xưa, Khổng Tử có yêu cầu rất cao, khác xa với quan niệm của con người hiện đại ngày nay.

 Người có học thời cổ đại được xếp là người đứng đầu trong bốn kiểu người dân là “Sĩ, nông, công, thương”.

Những người trí thức, có học là những người học Đạo, học nghề. Họ phải là những người giỏi về cả hai phương diện tu dưỡng đạo đức và học thức. Về sau này, trí thức được dùng để chỉ những người thoát ly khỏi ngành nghề sản xuất.

Trong “Luận ngữ” có ghi lại một đoạn đàm luận giữa Khổng Tử và học trò của mình là Tử Cống như thế này:

 

 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy ai mới được gọi là sĩ”? (Thời xưa gọi người trí thức, người có học là sĩ).

Khổng Tử nói: “Hành dĩ hữu sỉ, sử vu tứ phương, bất nhục quân mệnhTức là một người phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, có ý thức trách nhiệm, có cảm giác xấu hổ và luôn lo sợ nhân cách, phẩm chất của bản thân mình bị vấy bẩn. Khi bản thân gánh vác trọng trách thì luôn có ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia. Bất luận là đi đến địa phương nào thì đều có thể hoàn thành nhiệm vụ mà mình gánh vác một cách tốt nhất. Người như thế sẽ không bao giờ làm ra những việc khiến quốc gia phải hổ thẹn và nhân cách của mình bị xỉ nhục. Đây được gọi làsĩ”.

Tử Cống lại nói: “Thưa thầy, yêu cầu này quá cao ạ! Vậy trí thức hạng hai phải là người như thế nào?

Khổng Tử nói: “Trí thức hạng hai phải là người mà khi ở trong gia tộc thì ai ai cũng đều ca ngợi đó là người con có hiếu. Còn đi với hàng xóm láng giềng thì phải thân mật hữu ái. Người như thế cũng có thể được xưng là sĩ”.

Khong Tu 1

Tử Cống lại hỏi: “Vậy thì trí thức hạng sau nữa thì phải là người như thếnào?

Khổng Tử nói: “Phải là người mà ngôn tất tín, hành tất quả. Tức là, nói lời thì phải giữ lời, đưa ra lời hứa thì nhất định phải thực hiện được, làm việc gì cũng phải nghiêm túc chịu trách nhiệm đến cùng, có thủy có chung, có đầu có cuối. Nhưng mà người như thế lại không có tầm nhìn và hoài bão cao xa, làm việc chỉ là để lấy mấy đấu gạo, kiếm tiền sống tạm qua ngày, nông cạn và cố chấp. Kiểu người này rất nhiều. Đối với việc của bản thân thì họ có thể đảm nhận được, còn đối với việc quốc gia đại sự thì không nhất định có thể gánh vác nổi. Người như thế cũng tạm được xưng là “sĩ“. Nhưng suy cho cùng thì họ cũng không phải là người có chí lớn, không đáng được tôn sùng.”

Qua điển cố, chúng ta có thể thấy, đạo đức và tu dưỡng tâm tính mới là yếu tố quan trọng nhất để Khổng Tử đánh giá một người có phải là người có học hay không.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch

Xem thêm: