Xung quanh chúng ta thường có những nhóm người với tính cách khác nhau, và chắc hẳn sẽ có người thích chỉ trích, tiêu cực, cứng nhắc, rập khuôn, tự cao tự đại…

… Điều đáng tiếc là tính cách của một người rất khó thay đổi, trừ khi họ có thể nhận ra như thế không tốt và cố gắng sửa dần. Hy vọng người khác thay đổi là điều khá khó khăn, nhưng chúng ta có thể chủ động để tránh phiền toái khi kết giao với những người này.

Những người có tính cách khắc nghiệt lại thường không biết tự xem xét lại bản thân mình, chính vì thế thành ra khó hòa đồng, khiến người khác khó chịu, mệt mỏi khi ở bên. Nhưng cứ tiếp tục như thế họ cả đời đều là những người khó hòa đồng, bởi vì đối với người khác mà nói, họ thậm chí không thể nói chuyện được.

Nhưng bạn hãy an tâm, vẫn có cách để không trở thành nạn nhân bị ảnh hưởng tâm trạng tiêu cực và bực bội khi ở gần những người này, đồng thời không tự mình trở thành người không ra gì khi ghét bỏ, xa lánh họ. Đó chính là thay đổi tư tưởng và hành động của bản thân mình với những người như vậy.

Những người khó hòa đồng bị coi là “những kẻ hút năng lượng”, đôi khi họ có vẻ ngoài nhìn rất hòa nhã nhưng sẽ tùy thời cơ mà biến hình trở thành người ảnh hưởng tới không khí của một buổi gặp mặt chung. Vì thế tốt nhất khi đã biết tính cách của họ thì không nên khiêu chiến với họ. Việc phản bác lại họ một cách thẳng thắn hay chỉ trích họ chỉ khiến cho kẻ hút năng lượng trở nên mất cân bằng và bắt đầu mất kiểm soát. Cuối cùng chính ta lại bị họ cuốn lấy, khiến cảm xúc của bản thân cũng bị phá vỡ, trở nên kích động, kiệt sức, năng lượng bị đối phương rút cạn và cảm thấy vô cùng mệt mỏi, tức giận.

Nhưng cũng đừng bao giờ coi họ là kẻ thù. Có vô số lý do để họ có tính khí bất thường, khó chịu như vậy, có thể họ đã từng gặp phải những chuyện bất hạnh, hay những lý do đau lòng đáng thương mà ta không được biết. Kẻ địch thật sự không phải họ mà chính là sự thù địch trong lòng họ.

Vậy thì phải như thế nào mới tốt đây? Chỉ cần trước khi đối phương biến thành kẻ hút năng lượng, nhiều vấn đề chỉ cần chạm nhẹ qua là được, không cần khắc ghi hay làm cho ra lẽ. Đối với những người khó hòa đồng, nên có những thái độ cơ bản như sau: 

  1. Đừng để ý đến những phần khó hòa đồng của đối phương.
  2. Giữ một khoảng cách nhất định, để tránh đối phương có cơ hội bị kích động. 
  3. Khi cảm thấy đối phương rơi vào tình huống nhạy cảm thì đổi chủ đề khác hoặc cách nói chuyện khác.
  4. Khi bản thân cảm nhận được đối phương vẫn đang có thể giao tiếp được, thì hãy nói ra ý kiến của bản thân một cách từ bi và ôn hòa. 

Bài viết này được chỉnh sửa và trích dẫn từ cuốn sách “Luyện cách khiến người khác cảm thấy ấm áp khi giao tiếp” (让对方觉得超温暖的相处练习). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, xin hãy tham khảo cuốn sách này.

Cuối cùng mọi bí quyết đối nhân xử thế, cũng có thể tóm gọn lại trong một chữ “từ bi”. Đó chính là đặt mình vào vị trí người khác, là nghĩ tới người khác, đối xử với họ như cách mà ta muốn được đối đãi. Có thế mới cảm thông được cho những ứng xử vụng về, thiếu sót hoặc quá đáng của người khác. Và có thế, ta mới luôn ở vị trí nhìn được cao, xa để thấy nhẹ nhõm khi bị bất công, thấy thương cảm khi người khác mắc lỗi.

Người có tấm lòng rộng rãi thì luôn bao trọn được nhiều tấm lòng khác hơn, có thể bao trọn người khác thì sẽ được người khác tôn trọng và quý mến. Như thế, cuộc sống của bạn cũng tràn ngập những năng lượng tích cực, và điều tích cực lại thu hút những điều tích cực tới.

Ngọc Linh
Theo Secretchina

Video: Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nhìn thấu mà chính là trải nghiệm

videoinfo__video3.dkn.tv||407e4b412__