Hồ Phủ Tiên bí ẩn ở Vân Nam đã chứng kiến ​​trận Đại Hồng Thủy thời viễn cổ? Kim tự tháp và Đấu trường La Mã được phát hiện trong thành trì cổ đại chìm dưới nước. Những kiến trúc và ký tự viết tay khác với văn hóa Trung Nguyên rốt cuộc đến từ đâu?

Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Điều tôi muốn giới thiệu với các bạn hôm nay là hồ Phủ Tiên ở Vân Nam, Trung Quốc. Hồ Phủ Tiên nằm giữa các quận Trừng Giang, Giang Xuyên và Hoa Ninh ở thành phố Ngọc Khê, Vân Nam, có hình dạng giống như một chiếc hồ lô lộn ngược, có diện tích 212 km vuông, và có điểm sâu nhất là 155 m. Đây là hồ nước sâu nhất ở Vân Nam. Nước trong xanh và thâm u, như một miếng ngọc phỉ thúy được nạm trên cao nguyên Vân Quý. Chiếc hồ lô này tự cổ đã là một nơi bí mật. Là loại thuốc gì được bán trong cái gọi là hồ lô này, luôn khiến người ta phải đau đầu suy nghĩ. Có bí mật gì trong cái bụng hồ Phủ Tiên này không? Có! Bí mật đó được ẩn tàng dưới làn nước thâm u. Và câu chuyện phải bắt đầu từ rất lâu, rất lâu rồi.

Truyền thuyết về sư tử đá mắt đỏ

Vào thời điểm đó, hồ Phủ Tiên vẫn còn là một vùng bình nguyên rộng lớn, và người Vân Nam gọi nó là Can Bá Tử. Trung tâm của Can Bá Tử có một thành trì phồn hoa. Ở nơi náo nhiệt nhất trong thành, có một ngôi chùa uy nghiêm, hai bên cổng chính của chùa có một đôi sư tử đá cao to uy vũ. Bên cạnh đôi sư tử đá có một cặp vợ chồng già thiết lập một gian hàng, chuyên mua bán hương sáp, tiền cúng và hoa quả. Vì ngôi chùa hương hỏa thịnh vượng, đông khách hành hương, hai vợ chồng già lại nhân hậu nên việc làm ăn thuận lợi.

Một ngày nọ, có một bà lão vừa bước ra khỏi cổng chính, bỗng mặt mày tái mét, biểu hiện đau đớn, chân mềm nhũn, nhìn như sắp ngã quỵ xuống. Hai vợ chồng già thấy vậy liền lao đến đỡ bà cụ, rồi dìu bà từ từ ra cổng chùa rồi ngồi xuống nghỉ. Người vợ sợ bậc thềm lạnh quá, bèn lấy một cái chiếu rơm cho lão nhân làm đệm, rồi vào nhà bưng cho lão nhân một cốc nước nóng. Bà lão ngồi đó hồi lâu, cuối cùng dần hồi lại.

Nhưng sau khi bà lão đã đỡ hơn, bà bắt đầu thở dài liên tục, nói với hai vợ chồng: “Xong rồi, xong rồi, nơi này sắp lâm đại nạn rồi!” Nói rồi bà lão chỉ tay vào đôi sư tử đá ở cổng chùa nói: “Các vị dựng sạp ở đây, hãy lưu tâm hơn đến mắt của cặp sư tử đá này. Một khi mắt của sư tử đá chuyển sang màu đỏ, hãy nhanh chóng rời khỏi đây và chạy đến núi càng sớm càng tốt!” Hai vợ chồng già nghe bà lão nói xong, lo lắng hỏi: “Là tai họa gì?” Bà lão nói: “Thiên cơ bất khả tiết lộ, chỉ mong hai người hãy tự bảo trọng!” Nói xong bà lão liền xoay người, biến thành một làn gió và biến mất. Đôi vợ chồng già thầm nghĩ trong tâm, đây hẳn là cuộc gặp gỡ với Thần tiên.

Đến đêm sau khi trở về nhà, hai vợ chồng già kể cho hàng xóm về những gì họ đã gặp phải trong ngày. Mọi người nghe xong, có người lo lắng sợ hãi, có người không đồng tình, có người lại oán thán nói: “Đừng nói nhảm! Thái bình thịnh thế, đâu ra tai họa!” Hai vợ chồng già lúc đó nói mãi không được, nhưng họ vẫn cứ gặp người nào liền nói, thấy ai đều giảng. Lúc đó trong thành đầy mưa gió, người người bàn tán không thôi.

Qua một giai đoạn thời gian, mọi người thấy trong thành không xuất hiện cái gì gọi là đại tai nạn, dần dần quên đi câu chuyện. Nhưng hai vợ chồng luôn tin lời bà lão, vì lời nói của Thần tiên không thể sai được. Mỗi ngày khi đến gian hàng, họ lại nhìn xem đôi mắt của đôi sư tử đá có đỏ lên không, và từ sáng đến tối họ phải nhìn chúng nhiều lần. Có mấy quầy bán sách gần đó, thấy họ thật thà như vậy, muốn trêu chọc họ, liền nghĩ lừa họ một chút cho vui. Một ngày nọ, họ đợi cho đến khi mặt trời lặn, sau khi hai vợ chồng già đóng cửa gian hàng về nhà, họ lặng lẽ trèo lên đôi sư tử và dùng giấy đỏ đắp lên mắt chúng.

Ngày hôm sau, như thường lệ, hai vợ chồng già dậy từ sáng sớm dọn một sạp hàng trước cửa chùa. Khi thấy sư tử đá mắt đỏ hoe, họ sợ hãi và hoảng sợ, bỏ quầy hàng đứng dậy hướng ra khỏi thành mà chạy. Họ vừa chạy vừa hét lớn với mọi người: “Chạy đi, mắt sư tử đá biến đỏ rồi! Tai họa sắp đến!” Những người tin họ cũng chạy theo, kẻ không tin chẳng những không nhúc nhích mà còn cười nhạo họ là kẻ mất trí. Khi hai vợ chồng già vừa chạy ra khỏi cổng thành, đột nhiên âm phong nổi lên ầm ầm từ con đập, trời đất tối sầm, đến đâu cũng nghe thấy tiếng sấm sét ùng oàng, khiến người người kinh hãi.

Những người không tán thành bây giờ mới cảm thấy rằng tai họa thực sự đang đến, họ vừa la vừa khóc vừa chạy vội vã khỏi thành phố. Lúc này toàn thành đến đâu cũng xuất hiện những cột nước dày đặc, sau khi các cột nước tụ lại, liền biến thành dòng hồng lưu sôi sục, lao ra tứ phía. Những người đang bỏ chạy đã bị dòng nước dữ dội đuổi theo và nuốt chửng họ. Đợi đến khi cơn lũ cuối cùng dừng lại, con đập khô cạn đã trở thành một biển nước lớn. Những người nhờ chạy theo cặp vợ chồng già mà sống sót, sau đó đã định cư cạnh biển nước này, và đặt tên cho nó là “Trừng Giang hải”. Nơi mà cặp vợ chồng già đặt chân hồi đó bây giờ là trấn Hải Doanh, nằm trên bờ bắc của hồ Phủ Tiên.

Đối với người Ngọc Khê mà nói, câu chuyện này rất quen thuộc, bởi vì trong mọi danh sách chuyện cổ tích của các bà nội ở địa phương đều có truyền thuyết về sư tử đá mắt đỏ. Trong ký ức vẫn còn nóng hổi, còn có tiếng căn dặn của bà: Người tốt thì được phúc báo, dự ngôn không thể không tin. Nhưng cho đến tháng 11/2000, không ai nghĩ rằng câu chuyện này là chân thật, và cũng không ai nghĩ rằng lời tiên tri này đã thực sự linh nghiệm. Vậy, sự tình gì đã xảy ra vào năm 2000 đã làm đảo lộn quan niệm của mọi người?

Tham khám cổ thành dưới đáy nước

Vào ngày 11/11/2000, nhà thám hiểm Cảnh Vệ và cộng sự Hạ Kiệt, những người lớn lên gần hồ Phúc  Tiên, đã công khai phát hành video của họ về quần thể kiến trúc cổ ở đáy hồ Phúc Kiến mà họ đã chụp được qua tám năm thám hiểm. Dù bị bao phủ bởi lớp rêu và phù sa dày, có thể nhìn thấy lờ mờ các phiến đá, dải đá, trụ đá và bậc đá. Các phóng viên đang theo dõi đều kinh thán. Hai ngày sau, tờ báo có thẩm quyền của Vân Nam “Xuân Thành Vãn Báo” tiến hành đưa tin này, ngay lập tức thu hút sự chú ý to lớn, vì câu chuyện về sư tử đá mắt đỏ được lưu truyền quảng đại ở Vân Nam.

Vào tháng 3 và tháng 6/2001, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự chứng kiến ​​của giới truyền thông, các chuyên gia khảo cổ đã sử dụng tàu lặn tối tân để lặn xuống đáy hồ và tiến hành khảo sát sâu hơn thành phố cổ dưới mặt nước của hồ Phúc Tiên. Kết quả phát hiện, hàng loạt các di tượng biểu thị rõ ràng rằng, cổ thành dưới nước này có khả năng là một di tích của một nền văn minh tiền sử phát triển thịnh vượng lưu lại.

Trước hết, tại cổ thành dưới nước có diện tích 2,4 km vuông này, 30 quần thể kiến trúc được phát hiện đều được xây bằng đá, so với kết cấu gạch và gỗ thường được sử dụng trong các kiến trúc phổ biến của Trung Hoa cổ đại là hoàn toàn bất đồng, và dấu vết của các công cụ kim loại khắc trên phiến đá vô cùng rõ ràng. Các chuyên gia phân tích cho biết, chỉ số độ cứng của loại đá này từ 6 đến 7, tương đối cứng, để có thể điêu khắc trên loại đá này cần các hợp kim có cường độ rất cao mới được. Điều này chứng tỏ con người thời bấy giờ đã làm chủ được công nghệ luyện kim siêu việt. Ngoài ra trong thành còn có nhiều nhà ở với các công năng khác nhau, đường đá và tường thành đều quy chỉnh, thể hiện một thành thị có quy mô nhất định, và còn có trình độ văn minh tương đối cao.

Thứ hai, tại di tích còn phát hiện một kiến trúc khác với phong cách của Trung Nguyên đại địa, trong đó khiến người ta kinh ngạc nhất là kim tự tháp. Tổng cộng có hai chiếc kim tự tháp đã được phát hiện cho đến nay. Một tòa cao hơn 20 mét, chia làm 3 tầng từ đông sang tây, bậc thềm chỉnh tề, đối xứng. Ngoài ra còn có một tòa kim tự tháp cao 19 mét, cạnh đáy 90 mét và rộng 63 mét, có kích thước như một sân bóng và trông rất nguy nga. Loại kim tự tháp bậc thang này tương tự như kim tự tháp của người Maya ở Châu Mỹ, và nó cũng giống với kim tự tháp mà người Di cổ dùng để cúng tế mà chúng tôi đã giới thiệu trước đây. Ở một khu vực khác, một kiến trúc hình tròn có đường kính 37 mét được tìm thấy. Mặc dù mặt phía bắc bị sụp đổ nghiêm trọng, nhưng các bậc thang ở phía nam có thể phân biệt được một cách mơ hồ. Có một sân trống ở phía đông bắc, hình trạng tổng thể tương tự như một đấu trường La Mã cổ đại. 

Vì sao những di tích lịch sử mang đậm nét kiến ​​trúc phương Tây này lại xuất hiện dưới đáy hồ ở biên giới Tây Nam Trung Quốc? Chúng tôi đã giới thiệu những điểm tương đồng giữa người Di ở Vân Nam và người Maya ở Châu Mỹ. Phải chăng trong thời cổ đại xa xưa, Trái Đất đã từng là một “thôn làng”, và giữa tất cả các nền văn minh đều có sự tương thông với nhau?

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là những phù hiệu văn tự được điêu khắc trên đá, đây cũng là một trong những bằng chứng quan trọng cho thấy thành cổ dưới nước Hồ Phù Tiên thuộc về nền văn minh tiền sử trong cộng đồng khảo cổ Vân Nam mà giáo sư Hoàng Ý Lục là đại biểu. Vì những phù hiệu văn tự này rất khác với Hán tự, ví dụ, các thợ lặn đã tìm thấy các phù hiệu như “0” và “1” trên các bậc thang của kim tự tháp và các khối đá khác nhau. Không lẽ chữ số Ả Rập có khởi nguyên từ Vân Nam?

Ví dụ khác, hai nhà khảo cổ học tin rằng các phù hiệu này đại biểu cho Mặt Trời và Mặt Trăng. Giáo sư Hoàng Ý Lục thậm chí còn phân tích theo quan điểm của Dịch học rằng ba căn của ký tự đại diện cho Mặt Trời nằm ở phía trên, và quang huy của ba căn ở phía dưới đối ứng với một quẻ Càn “䷀”. Mà ngoại vi đồ hình Mặt Trăng có ba chữ “V”. “V” theo chiều ngang là cách viết cổ gồm sáu ký tự. Ba chữ “V” trong quần thể, cũng chính là ba chữ sáu, đại diện cho một quẻ Khôn. Quẻ Khôn được khắc thành “巛” hay chữ (川) trên nhiều bia đá thời Hán, trông giống như ba chữ “V” đặt ngang. Vì vậy, giáo sư Hoàng Ý Lục tin rằng hai từ này tượng trưng cho vũ trụ và âm dương. Mà nguồn gốc cổ lão nhất của “Kinh Dịch” có thể là từ thời kỳ của di tích cổ đại lưu lại dưới đáy hồ Phúc Tiên ở Vân Nam. Cái lý giải sâu sắc này khá độc đáo phải không?

Trong cuộc khảo cổ dưới nước lần thứ hai vào tháng 6/2001, các thợ lặn đã phát hiện ra hai mẫu giống như Mặt Trời tỏa ra ánh sáng. Tại một cuộc họp báo công bố sau đó, Giáo sư Lý Côn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đánh giá Di tích Văn hóa và Khảo cổ Dân tộc thuộc Đại học Vân Nam, cho biết: “Đồ hình giống như Mặt Trời đã xuất hiện trên các bức nham họa ở huyện Thương Nguyên, tỉnh Vân Nam. Đồ hình này rất dễ diễn giải. bởi vì nhân loại từ cổ tới kim đều có thái độ sùng bái và kính úy đối với Mặt Trời.” Đồ hình của Thượng Nguyên thì “các chuyên gia tin rằng nó được vẽ vào thời đồ đá mới cách đây 4 ngàn năm. Mà các đồ hình được phát hiện ngày nay không chỉ ở dưới nước, mà còn có bản âm khắc, có khuôn, còn nguyên thủy hơn.” Vì vậy, sau này thuyết pháp được các chuyên gia thừa nhận ủng hộ thành cổ dưới đáy nước Hồ Phúc Tiên là đến từ nền văn minh tiền sử. Cổ thành khả năng có trên 4 ngàn năm lịch sử, có lẽ đó là nền văn minh từ trước trận Đại Hồng Thủy 4 ngàn năm trước.

Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là, các ngọn núi xung quanh di chỉ này đều có ngân tích minh hiển chứng tỏ chúng đã bị đứt gãy quy mô lớn và bị lún xuống. Do đó, các chuyên gia cho rằng thành trì này đã trầm xuống nước trong một lần thảm họa tự nhiên khủng khiếp. Vì đại bộ phận các kiến trúc đều được bảo tồn hoàn hảo, cũng không có di cốt người nào được phát hiện trong thành, nên người ta tin rằng thành cổ đột nhiên bị người dân vứt bỏ. Và điều này trùng khớp với câu chuyện về sư tử đá mắt đỏ.

Chà, câu chuyện của chúng ta hôm nay đã kết thúc. Trước khi mỗi vương triều trong lịch sử sụp đổ, luôn có những lưu ngôn được lan truyền tứ phương. Có người nói, lưu ngôn, tin đồn, chính là dự ngôn được lưu truyền, bạn có thể coi nó như một lời tiên tri để lên kế hoạch từ trước, hoặc bạn chỉ coi chúng như những tin đồn thất thiệt và cười xòa bỏ ngoài tai. Tin và không tin đều do tự bạn quyết định, tương lai bạn như thế nào cũng hoàn toàn dựa vào sự lựa chọn của bạn. Nếu có một ngày, bạn đi ngang qua phố liền nghe thấy ai đó nói về câu chuyện về “sư tử mắt đỏ”, thì bạn cũng nên dừng một bước, ở đó nghe ngóng một chút, bởi rất có thể những gì bạn nghe thấy, sẽ là một lời tiên tri quan trọng khác.

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch