Người muốn lập thân giữa đời phải có khí chất khoáng đạt, thanh tao mà bao dung, bởi người trong thiên hạ sẽ vì họ mà yêu thương, giúp đỡ.

Người có khí chất không cần phô diễn mà người khác tự ngưỡng mộ, không cần cố gắng mà người khác tự thấy tin tưởng và yêu mến. Dẫu trải qua bần cùng, khốn khó vẫn tỏa ra hào quang, dẫu nói năng từ từ tốn nhỏ nhẹ mà vẫn khiến người phải lắng nghe chăm chú.

Có khí chất sẽ nảy ra trí lực…

Sau đây là 6 điều có thể rèn luyện để có được khí chất thanh cao.

Thứ nhất: Trầm ổn

Đừng tùy tiện để lộ tâm trạng của mình; 

Đừng gặp người là nói về những khó khăn và rắc rối của bản thân;

Trước khi trưng cầu ý kiến của người khác, bản thân hãy suy xét trước, nhưng đừng vội nói ngay.

Đừng luôn miệng lảm nhảm càm ràm những điều bạn không vừa ý;

Trong những quyết định quan trọng, cố gắng tham khảo ý kiến của người khác, tốt nhất là ngày hôm sau mới đưa ra quyết định;

Khi nói chuyện đừng thể hiện bất cứ sự căng thẳng nào, đi bộ cũng vậy. 

Thứ 2: Cẩn thận

Đối với những sự việc phát sinh xung quanh mình, thường xuyên suy nghĩ về quan hệ nhân quả của nó;

Đối với những vấn đề không thực hiện được, cần nắm vững mấu chốt gốc rễ của chúng;

Có những gợi ý để cải thiện hoặc tối ưu hóa các phương pháp làm việc thông thường;

Làm bất cứ chuyện gì cũng phải nuôi dưỡng thói quen gọn gàng ngăn nắp và có trật tự;

Thường xuyên tìm kiếm một vài khuyết điểm hoặc nhược điểm mà người khác không thể nhìn thấy;

Luôn tự bù đắp những điểm thiếu sót của bản thân mọi lúc mọi nơi.

Thứ ba: Can đảm

Đừng thường xuyên sử dụng những từ ngữ thiếu tự tin;

Đừng thường xuyên hối hận, và dễ dàng lật ngược những gì đã quyết định;

Khi những người xung quanh tranh cãi không ngừng, không nên im lặng hoàn toàn, bạn cũng có thể đưa ra ý kiến thực sự có tính xây dựng và hài hòa;

Khi bầu không khí trầm lắng, cũng nên lạc quan, giúp mọi người phấn chấn;

Làm bất cứ chuyện gì đều phải để tâm, bởi vì người khác đều đang nhìn vào bạn;

Khi sự việc không thuận lợi, hãy hít thở, tìm đường đột phá từ đầu, kết thúc cũng phải kết thúc một cách sạch sẽ. 

Thứ tư: Độ lượng

Đừng biến những người có thể trở thành đối tác thành đối thủ;

Đối với những thất bại nhỏ, sai lầm nhỏ của người khác, đừng quá so đo, tính toán;

Đối với tiền tài phải hào phóng nhưng không lãng phí;

Đừng có quyền lực thì kiêu ngạo, có kiến thức thì thiên vị;

Chia sẻ tất cả những thành quả và thành tích với người khác;

Khi cần ai đó hy sinh hoặc cống hiến, hãy tự mình tiến lên trước. 

Thứ năm: Thành thực

Những việc không làm được đừng nói, nói rồi thì phải nỗ lực mà hoàn thành;

Không thường xuyên hô khẩu hiệu;

Tuyệt đối không dùng những thủ đoạn vô đạo đức;

Cũng đừng cố gắng khôn lỏi, khôn vặt;

Tính toán một chút giá trị thành thực của sản phẩm hoặc sự phục vụ, đó mới chính là thương hiệu của sản phẩm.

Thứ sáu: Gánh vác

Đối với những thất bại đầu tiên phải tự hỏi bản thân mình trước;

Sau khi sự việc kết thúc, hãy suy xét sai lầm trước rồi mới liệt kê công lao;

Nhận sai thì bước lên trước, nhận công thì lùi về phía sau;

Bắt đầu một kế hoạch, trước tiên hãy xác định rõ ràng các quyền và trách nhiệm và phân bổ chúng hợp lý;

Đối với những người hoặc nhóm người “sợ việc” phải nói chuyện rõ ràng;

Can đảm chấp nhận những sai lầm và thất bại của chính mình. 

Như vậy lâu dần, bạn sẽ hình thành được thói quen xử lý tình huống và cư xử hợp lý, chuẩn tắc. Cũng lại hình thành được khí chất đáng nể phục mà khiến người khác không thể buông tuồng khi giao lưu cùng.

Tóm lại có thể nói thành: Điều dưỡng cái khí lúc đang giận, đề phòng câu nói lúc sướng mồm, lưu tâm sự lầm lúc bối rối, biết dùng đồng tiền lúc sẵn sàng. Khí chất bình ổn hào sảng, sao có thể khiến người không muốn đến gần.

Theo Duwenzhang
Ngọc Linh biên dịch

Video: Ăn nói từ tốn, ngữ khí bình hòa là biểu hiện của người có hàm dưỡng

videoinfo__video3.dkn.tv||8638f66c8__