Khi lũ lụt tràn ngập ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, nhưng nhà lãnh đạo của họ – ông Tập Cận Bình đã 12 ngày liên tục không lộ diện trước công chúng, điều này đã dẫn đến nhiều suy đoán.

Giới quan sát cho rằng, các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đang tập trung tại Bắc Đới Hà (một khu nghỉ dưỡng nằm cạnh biển Bột Hải, cách thủ đô Bắc Kinh 280km về phía đông) để thảo luận về nhiều vấn đề cấp bách liên quan đến sự tồn vong của chế độ.

Có nhà phân tích cho biết, giới chóp bu Trung Nam Hải đang âm thầm thực hiện một kế hoạch được gọi nôm na là ‘xả lũ’ trên khắp cả nước, mục đích thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính đang bủa vây, trá hình cướp bóc tài sản của người dân.

Sái Thận Khôn, một nhà bình luận độc lập, đã viết trên nền tảng X (tên gọi mới của Twitter) vào ngày 12 tháng 8 rằng: “Chính phủ đang âm thầm biến cuộc khủng hoảng tài chính mà họ đang phải đối mặt, và những khoản nợ khổng lồ do nợ đọng lịch sử thành một cơn lũ nhấn chìm mọi quyền sở hữu tài sản của người dân”.

Lũ lụt bao trùm một huyện ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang ngày 5/8. (Ảnh: AP/Tân Hoa Xã).

Nhà bình luận này chỉ ra rằng, việc chính phủ xử lý cuộc khủng hoảng tài chính, mà đại diện là hai tập đoàn bất động sản hàng đầu Evergrande, Country Garden và tập đoàn tài chính Zhongzhi Group để ngăn chúng phá sản đã để lại hậu quả to lớn, khi những khoản nợ xấu không thể xử lý sẽ làm tăng rủi ro, cuối cùng những người dân gửi tiền vào các ngân hàng sẽ là những người gánh những hậu quả đó.

Nhà bình luận Sái Thận Khôn cũng chỉ ra rằng, khi khủng hoảng tài chính đến, những gì chúng ta có thể thấy hiện nay là chính quyền trung ương đã tăng cường kiểm soát xã hội, chặn những tiếng nói muốn kêu cứu, sau đó chính quyền địa phương đã dùng nhiều cách khác nhau để tận thu tiền một cách điên cuồng. Từ ai? Từ những người sống ở vị trí thấp hơn trong cơ cấu quyền lực.

Nhà bình luận này cũng nhắc lại việc chính quyền vào cuối tháng 7 âm thầm xả lũ Hà Bắc mặc cho số phận của dân chúng, để bảo vệ trung tâm chính trị Bắc Kinh và Hùng An, chứng tỏ rằng bất cứ khi nào ĐCSTQ gặp khủng hoảng, nó sẽ truyền khủng hoảng cho những người ở dưới đáy xã hội. Có người nói khu vực xả lũ không phải là vị trí địa lý, mà là một loại địa vị xã hội, cái giá phải trả là vô số người ở vị trí thấp hơn trong cấu trúc quyền lực, và gia đình của họ đã bị nước lũ nhấn chìm.

Hiện tại ngoài lũ lụt hoành hành khắp nơi, mối đe dọa lớn hơn mà ĐCSTQ phải đối mặt là khủng hoảng sụp đổ kinh tế. Tất cả các dữ liệu được công bố gần đây đều chậm chạp, giông bão bất động sản, doanh nghiệp nước ngoài rút vốn, doanh nghiệp tư nhân đóng cửa, thất nghiệp gia tăng, tiêu dùng trì trệ, cho vay ngân hàng giảm mạnh, làn sóng khủng hoảng tài chính đang đe dọa sự tồn vong của ĐCSTQ. Đối diện với thực tế này nhà bình luận Sái Thận Khôn cảnh báo, giới lãnh đạo đảng có thể biến dân chúng thành vật hy sinh, tìm cách tước bỏ quyền sở hữu tài sản của người dân.