Không phải chỉ xã hội hiện đại mới bị cuốn hút vào chủ đề xác sống. Người Hy Lạp cổ đại trên đảo Sicily dường như cũng đã quá sợ hãi hiện tượng ma hiện hồn tới mức họ đã đè chặt xác chết bằng đá và các mảnh vỡ của vò hai quai để ngăn các thi thể đội mồ sống dậy.


Vò hai quai. (Ảnh: Cục Dữ liệu Khảo cổ Anh quốc)

Tuy nhiên, theo Carrie L. Sulosky Weaver, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại khoa lịch sử nghệ thuật và kiến trúc thuộc Đại học Pittsburgh, Mỹ, trong bài viết trên tạp chí Khảo cổ học thường thức (Popular Archaeology), một nghịch lý tồn tại song song là người Hy Lạp cũng đã thử nhiều cách liên lạc với cõi âm thông qua thuật gọi hồn nhằm mục đích tiên đoán tương lai. Các lá chì khắc những câu niệm chú đã được đặt trong mộ vào các nghi lễ về đêm, nhằm khẩn cầu người chết giúp thực hiện đủ loại nhiệm vụ từ việc trả thù bị ám sát cho đến thu lợi trong kinh doanh.

Xem thêm:

Các nhà khảo cổ học làm việc tại một nghĩa trang lớn gần Kamarina, một thị trấn duyên hải cổ đại tọa lạc ở khu vực đông nam thành phố Sicily, đã khai quật được 2.905 hài cốt và các đồ tuẫn táng được chôn kèm. Trong một “thành phố người chết” có tên gọi Passo Marinaro, tồn tại từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 3 TCN, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được những đồ tuẫn táng, bao gồm các đồng xu, các bức tượng nhỏ, và các lọ sành.

Họ còn tìm thấy hai thi thể bị ghì chặt đầu, chân và thân mình bởi những tảng đá và các vò hai quai lớn, rõ ràng với mục đích giữ các thi thể này ở nguyên vị trí của chúng.

Họ còn tìm thấy hai thi thể bị ghì chặt đầu, chân và thân mình bởi những tảng đá và các vò hai quai lớn, rõ ràng với mục đích giữ các thi thể này ở nguyên vị trí của chúng—tại lãnh địa của người chết, hay Hades.

“Đối với những người Hy Lạp cổ đại, người chết là chủ đề của nỗi sợ hãi lẫn sự cầu xin. Necrophobia, hay nỗi sợ hãi cái chết một cách vô cớ, là một khái niệm hiện hữu trong văn minh Hy Lạp từ giai đoạn thời kỳ Đồ đá mới. Căn bản của nỗi sợ này là niềm tin vào việc xác chết có khả năng hồi sinh và tồn tại ở một trạng thái không sống cũng không chết, hay còn gọi là ‘xác sống’”, TS. Weaver cho biết trong bài viết của bà trên tạp chí Khảo cổ học thường thức.

“Những dạng thức sống lấp lửng thường được cho là nguy hiểm do người ta tin rằng những cá nhân này thường đội mồ vào buổi đêm để hãm hại người sống. Một phương thức bảo vệ là ghì chặt những xác sống này trong mộ của họ hoặc dùng các nghi lễ để ‘kết liễu’ chúng. Một nghịch lý tồn tại song song là người Hy Lạp cũng tiến hành gọi hồn người chết một cách có chủ ý”.

Phần mộ đầu tiên trong hai ngôi mộ có chứa một thi thể không xác định được giới tính, và người này trông có vẻ ốm yếu và suy dinh dưỡng nặng. Đầu và hai chân người này bị che phủ hoàn toàn bởi những mảnh lớn của các vò hai quai. “Những mảnh vỡ khá nặng của cái vò hai quai được phát hiện ở ngôi mộ 653 được cho là để ghim xác của một cá nhân vào ngôi mộ và ngăn chặn người này nhìn thấy hay trỗi dậy”.

Phần mộ còn lại chứa di hài của một đứa trẻ, cũng với giới tính chưa được xác định, có độ tuổi từ 8 đến 13 vào thời điểm tử vong. Thi thể đứa trẻ này bị 5 tảng đá lớn đè lên trên. Bà cho biết: “Người Hy Lạp hình dung ra những cảnh tượng trong đó các xác chết đội mồ sống dậy, vật vờ trên các con phố và bám theo các nạn nhân thiếu cảnh giác, thường để báo thù, một điều họ chưa thể làm lúc còn sống. Ngay cả những xác chết không thể rời khỏi mộ vẫn là một mối đe doạ tiềm tàng, bởi vì những thầy đồng cốt có thể dễ dàng triệu tập những linh hồn không yên nghỉ và lừa họ làm những việc tàn ác. Những quan niệm này khá phổ biến [vào thời đó]”.

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả Mark Miller, Ancient Origins
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Hoàng Sâm biên dịch

Xem thêm: